Wash Trading là gì? Cách thoát khỏi bẫy giao dịch thao túng

Hành vi Wash Trading là một trong những vấn đề nhức nhối trong giới giao dịch tài chính, đặc biệt là trong các thị trường đầu tư nổi bật như Crypto. Vậy Wash Trading là gì và điều gì lại khiến nó trở thành nỗi lo của nhiều người như vậy? Làm sao để mình không là nạn nhân của Wash Trading? Các bạn hãy cùng Crypto568 tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này nhé!

Wash Trading là gì?

Hiểu về Wash Trading sẽ giúp giao dịch của nhà đầu tư hiệu quả hơn
Hiểu về Wash Trading sẽ giúp giao dịch của nhà đầu tư hiệu quả hơn

Wash Trading hay còn gọi là giao dịch thao túng thị trường, là một thuật ngữ dùng để chỉ hành động của một nhà giao dịch hoặc một nhóm nhà giao dịch thực hiện việc mua và bán cùng một loại tài sản tài chính trong thời gian ngắn mà không có sự thay đổi thực sự về quyền sở hữu tài sản.

Hành động này nhằm mục đích tạo ra khối lượng giao dịch giả, làm cho thị trường trở nên sôi động một cách giả tạo, tăng tính thanh khoản không thực sự và có thể dẫn đến thay đổi giá của tài sản mà không dựa trên cung cầu thực tế.

Những người tham gia vào hoạt động Wash Trading với mục đích thao túng thị trường được gọi là các Wash Trader.

Wash Trading, trong nhiều trường hợp, được thực hiện để tạo ấn tượng rằng một tài sản nào đó đang nhận được sự quan tâm và giao dịch nhiều hơn thực tế. Điều này khiến các nhà đầu tư nghĩ rằng tài sản đó phổ biến và có giá trị cao, dẫn đến việc họ đưa ra các quyết định dựa trên thông tin sai lệch và tiềm ẩn rủi ro tài chính.

Hành vi Wash Trading bị coi là bất hợp pháp ở phần lớn các thị trường tài chính do vi phạm các nguyên tắc về công bằng và minh bạch, nó trực tiếp lừa dối nhà đầu tư và gây ra những tác động tiêu cực đến thị trường.

Trong thế giới Crypto, mặc dù các biện pháp giám sát vẫn chưa hoàn hảo, nhưng các cơ quan quản lý ngày nay đang dồn nhiều nỗ lực hơn vào việc ngăn chặn và trừng phạt những kẻ thực hiện Wash Trading.

Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của Wash Trade là gì, chúng ta cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết.

Cơ chế hoạt động của Wash Trading là gì?

Phương thức hoạt động của Wash Trading đã khiến nhiều người mắc bẫy
Phương thức hoạt động của Wash Trading đã khiến nhiều người mắc bẫy

Để tiến hành Wash Trading, nhà giao dịch thao túng (hoặc một nhóm thao túng) sẽ tạo nhiều tài khoản giao dịch với những cái tên khác nhau. Những tài khoản này có thể đều trên cùng một sàn giao dịch hoặc nằm trên nhiều sàn giao dịch khác nhau.

Cụ thể, họ sẽ thực hiện mua bán qua lại giữa các tài khoản này với khối lượng và giá trị gần như khớp với nhau. Mặt khác, các giao dịch này được thực hiện liên tục và nhanh chóng để tạo ra một khối lượng giao dịch ảo lớn.

Với sự gia tăng về khối lượng giao dịch, tài sản trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nhờ vào tính thanh khoản cao và sự sôi động trong giao dịch. Điều này có thể làm thay đổi cảm nhận về giá trị của tài sản và thậm chí gây ra hiện tượng thao túng giá.

Kết quả cuối cùng, những người thực hiện thao túng có thể tận dụng để bán tài sản với giá cao hơn sau khi tạo ra các hoạt động và thanh khoản giả mạo. Họ cũng có thể sử dụng thông tin sai lệch về khối lượng giao dịch để đầu cơ và thu lợi từ những hoạt động này.

Minh họa về một giao dịch thao túng thị trường

Thực tế đã ghi nhận rất nhiều trường hợp mắc bẫy Wash Trading
Thực tế đã ghi nhận rất nhiều trường hợp mắc bẫy Wash Trading

Hãy tưởng tượng một nhà giao dịch tiền điện tử sở hữu một số lượng lớn Bitcoin (BTC) và muốn tạo ra ấn tượng về khối lượng giao dịch cao nhằm thu hút sự chú ý và tăng giá trị của BTC.

Người này có thể sử dụng hai tài khoản khác nhau trên cùng một sàn giao dịch (ví dụ: TKA và TKB) hoặc trên nhiều sàn giao dịch khác nhau (S1, S2, S3). Nhà giao dịch đó sẽ mua 100 Bitcoin bằng tài khoản TKA, sau đó bán 100 Bitcoin cho tài khoản TKB. Mặc dù giao dịch có diễn ra nhưng trên thực tế là không có sự thay đổi sở hữu thực sự của Bitcoin nào cả.

Những giao dịch này sẽ được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần để tạo ra khối lượng giao dịch ảo. Điều này sẽ khiến đồng Bitcoin trông có vẻ được giao dịch sôi động hơn trên thị trường.

Dựa vào dấu hiệu gì để nhận biết Wash Trading?

Các dấu hiệu để nhận ra Wash Trading là gì?
Các dấu hiệu để nhận ra Wash Trading là gì?

Trong thị trường tiền điện tử, nơi mà sự giám sát và các quy định còn khá hạn chế, việc nhận diện Wash Trading không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu để nhận biết hành vi này. Vậy dấu hiệu để phát hiện Wash Trading là gì? Các bạn có thể tham khảo một số điểm như sau:

Khối lượng giao dịch tăng cao bất hợp lý

Nếu bạn thấy khối lượng giao dịch tăng đột ngột mà không có lý do rõ ràng, đặc biệt khi không có tin tức nào liên quan đến tài sản đó, có thể đây là dấu hiệu của Wash Trading.

Ví dụ, dự án PixBattle #1 – tự nhận là game pixel đầu tiên trên Solana – đã bị nghi ngờ sử dụng phương pháp thao túng thanh khoản. Người dùng nhận thấy chỉ có một NFT duy nhất được giao dịch qua lại nhiều lần giữa hai địa chỉ trong cùng một ngày. Không có lý do hợp lý cho việc này ngoài mục đích tạo khối lượng giao dịch và lợi nhuận giả tạo.

Dự án PixBattle #1 có thực sự thao túng giao dịch?
Dự án PixBattle #1 có thực sự thao túng giao dịch?

Giao dịch nhiều nhưng giá không tăng

Nếu bạn nhận thấy khối lượng giao dịch tăng đột biến nhưng giá cả của tài sản vẫn không biến động nhiều hoặc giữ ổn định một cách bất thường, đây có thể là dấu hiệu của Wash Trading, khi các giao dịch không phản ánh đúng cung và cầu thực tế.

Ví dụ, nếu khối lượng giao dịch của đồng Pepe coin (PEPE) tăng mạnh nhưng giá chỉ biến động khoảng 5% trong ngày, điều này có thể được xem là biến động giá tích cực. Ngược lại, nếu không có sự thay đổi đáng kể về giá, có thể là dấu hiệu của việc thao túng giao dịch.

Sự khớp nhau giữa lệnh mua và bán

Một dấu hiệu dễ thấy khác để phát hiện Wash Trading đó là sự tương đồng về kích thước cũng như thời gian giữa các lệnh mua và bán.

Nếu các số liệu quá trùng khớp, rất có thể các giao dịch này được kích hoạt bởi cùng một người hoặc nhóm người nhằm mục đích tạo ra khối lượng và tính thanh khoản giả tạo.

Ngoài ra, các giao dịch mua bán liên tục giữa các tài khoản liên kết hoặc các hoạt động lặp đi lặp lại một cách bất hợp lý cũng là những dấu hiệu bạn cần lưu ý để tránh rơi vào bẫy của Wash Trader.

Chênh lệch về khối lượng giữa các sàn với nhau

Nếu khối lượng giao dịch của cùng một tài sản có sự chênh lệch lớn giữa các sàn giao dịch khác nhau mà không có lý do rõ ràng, đây có thể là dấu hiệu của Wash Trading. Đặc biệt, nếu một sàn có khối lượng giao dịch cao hơn đáng kể, đây là một dấu hiệu vô cùng đáng ngờ.

Không minh bạch, không có nhiều tin tức về nó

Khi một sàn giao dịch hoặc một tài sản nào đó có khối lượng giao dịch cao mà không có thông tin hỗ trợ rõ ràng, điều này có thể là dấu hiệu của Wash Trading. Để đối phó với những tình huống bất thường trên thị trường, các nhà đầu tư luôn cần giữ bình tĩnh và cảnh giác cao. Nhận diện Wash Trading yêu cầu sự phân tích tỉ mỉ và hiểu biết sâu về hoạt động thị trường của các nhà đầu tư.

Do đó, nếu có nghi ngờ về Wash Trading, các bạn hãy hạn chế giao dịch hoặc đầu tư vào tài sản đó. Ngoài ra, việc nghiên cứu thêm thông tin luôn là cách thông minh để bảo vệ tài sản trong một môi trường đầy cạm bẫy và thao túng như thị trường tài chính.

Sự khác nhau giữa Wash Trading và Market Making là gì?

Wash Trading và Market Trading có phải là 1 hay không?
Wash Trading và Market Trading có phải là 1 hay không?

Nếu chỉ nhìn vào mặt nổi thì Wash Trading và market making có thể trông khá giống nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt chính nằm ở ý định giao dịch. Market making liên quan đến việc mua bán tài sản với cùng một số lượng và tại cùng một thời điểm nhưng có thể diễn ra ở nhiều nơi khác nhau.

Trái lại, Wash Trading xảy ra khi các bên tham gia giao dịch là các tài khoản cùng quản lý, nghĩa là người giao dịch thực chất đang mua và bán với chính mình. Hành động này không mang lại lợi ích thực sự ngoài việc tạo ra sự hiểu lầm về giá cả hoặc khối lượng giao dịch của tài sản trên thị trường.

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt cơ bản giữa Wash Trading và Market Making, các bạn hãy cùng quan sát bảng sau:

Tiêu Chí Wash Trading Market Making
Khái niệm Thực hiện mua và bán cùng một tài sản nhằm tạo ra sự sôi động giả trong thanh khoản của thị trường. Cung cấp đồng thời lệnh mua và bán để cải thiện sự thanh khoản thực của thị trường.
Mục đích Thao túng thị trường

Tạo ra ấn tượng về sự hoạt động sôi nổi và thanh khoản cao, nhằm can thiệp vào giá cả hoặc khối lượng giao dịch.

Khơi dậy thị trường

Tạo ra sự thanh khoản để thúc đẩy hoạt động suôn sẻ của thị trường và giảm biên độ giá mua bán.

Bản chất Thao túng, lừa gạt người khác Hỗ trợ, giúp đỡ tình hình thị trường
Ảnh hưởng Tạo ra tác động tiêu cực

Gây ảnh hưởng đến tính minh bạch và sự công bằng của thị trường, dẫn đến việc nhà đầu tư thiếu thông tin chính xác.

Tạo ra tác động tích cực

Tăng cường tính thanh khoản, giúp giá cả của tài sản phản ánh chính xác hơn sự cân bằng giữa cung và cầu.

Tính hợp pháp Không hợp pháp

Wash Trading bị cấm ở hầu hết các thị trường tài chính do có tác động tiêu cực đến sự minh bạch của thị trường.

Hợp pháp

Market making được coi là hoàn toàn hợp pháp và thậm chí được coi là cần thiết để duy trì hoạt động của thị trường.

Công cụ thực hiện Tài khoản giả

Wash trader thường lợi dụng tài khoản giả mạo hoặc ẩn danh để thực hiện các giao dịch mua bán tài sản với chính mình.

Tài khoản thực

Market maker sử dụng công cụ phân tích dữ liệu thị trường và các thuật toán để đưa ra các quyết định mua bán dựa trên thông tin chính xác và logic thị trường.

Wash Trading là một hành vi thao túng có tính chất lừa dối, nhằm mục đích kiếm lợi và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. Điều này sẽ khiến nhà đầu tư có thể đưa ra nhận định thiếu chính xác. Ngược lại, market making được coi như “cây đũa thần” hỗ trợ thị trường lưu thông một cách trơn tru hơn và tạo điều kiện thuận lợi tích cực hơn cho thanh khoán.

Wash Trading NFT khác gì so với Bitcoin và Ethereum?

Điểm khác biệt của Wash Trading NFT là gì?
Điểm khác biệt của Wash Trading NFT là gì?

NFT, hay token không thể thay thế, hiện đang đối mặt với sự giám sát nghiêm ngặt đối với các hoạt động Wash Trading. Để hiểu cách giao dịch Wash Trading xảy ra với NFT, trước hết chúng ta cần nhìn vào điều gì làm cho NFT khác biệt so với các loại token khác như Bitcoin hay Ethereum.

Để hiểu về NFT, hãy bắt đầu với khái niệm về token có thể thay thế. Đây là các tài sản có thể trao đổi tương tự như tiền định danh. Ví dụ, bạn và tôi có thể giao dịch những hóa đơn trị giá $10 mà không thay đổi giá trị.

Điểm khác biệt của NFT là tính duy nhất. Ví dụ như bất động sản là không thể thay thế. Chẳng hạn, hai ngôi nhà có thể có cùng sơ đồ mặt bằng nhưng mỗi ngôi nhà có thể có những cải tiến khác nhau và đang ở trong tình trạng khác nhau. Do đó, nó không phải là một trao đổi ngang giá trị như việc đơn thuần giao dịch nhà.

Trong không gian crypto, NFT đơn giản là một món hữu hạn, được sở hữu và các thông tin chi tiết khác được lưu trữ trong một chuỗi khối. Số lượng NFT trên thị trường đang tăng nhanh chóng với sự phát triển của thị trường mua sắm và thu thập.

Khi bạn là người tạo ra NFT, bạn luôn muốn tìm cách để làm cho NFT của mình nổi bật và thu hút sự quan tâm của người mua để tăng giá trị của nó. Điều này làm mở đường cho các hoạt động giao dịch Wash Trading trong không gian NFT.

Các nhà giao dịch wash trade sẽ mua và bán NFT của chính họ để tạo ra khối lượng giao dịch và lợi nhuận giả tạo, từ đó có thể đẩy giá lên. Họ kiểm soát cả giá mua và giá bán, cho phép họ mua với giá cao hơn từ chính họ. Do đó, họ có thể lặp lại hành vi này nhiều lần mà không bị mất mát.

Kết quả là, những người bên ngoài có thể bị lôi cuốn vào mua NFT với giá đắt do hoạt động thổi phồng giá. Khi các NFT này được bán cho người ngoài, người tạo ra NFT thu lãi từ phần chênh lệch này.

Mới đây, Chainalysis đã hoàn tất một nghiên cứu về vấn đề này và phát hiện ra 110 địa chỉ ví đã kiếm được tổng cộng $8,9 triệu từ các hoạt động giao dịch Wash Trading đang diễn ra.

Chiến lược thoát bẫy thao túng Wash Trading

Một trong những thử thách không nhỏ đối với các nhà đầu tư đó là thoát khỏi bẫy Wash Trading, đặc biệt là trong thị trường tiền điện tử, nơi các biện pháp giám sát vẫn chưa được hoàn thiện. Để nhận diện và tránh rơi vào bẫy Wash Trading khi giao dịch, bạn có thể tham khảo những bí kíp sau:

Trau dồi nhận thức về Wash Trading

Để giảm thiểu nguy cơ mất mát tài sản do thông tin sai lệch, nhà đầu tư nên nâng cao nhận thức về Wash Trading và các hình thức thao túng thị trường khác.

Thứ nhất, hiểu rõ về Wash Trading và những cách thức thao túng thị trường khác có thể giúp nhà đầu tư nhận diện dấu hiệu cảnh báo. Cụ thể, bạn nên tìm hiểu về các chỉ số và phương pháp phân tích để phát hiện những điểm bất thường trong giao dịch, như khối lượng giao dịch bất thường hoặc sự không phản ánh giá cả tương xứng với tin tức hoặc phân tích thị trường.

Nâng cao nhận thức để không trở thành nạn nhân của Wash Trading
Nâng cao nhận thức để không trở thành nạn nhân của Wash Trading

Hãy tránh đầu tư dựa trên cảm xúc hoặc theo đám đông khi thị trường có những biến động lớn mà nguyên nhân không rõ ràng. Hội chứng FOMO có thể khiến bạn dễ dàng rơi vào bẫy của các chiến lược thao túng thị trường do các cá nhân hoặc tổ chức khác.

Áp dụng công cụ phân tích kỹ thuật

Một biện pháp hữu ích khác để tránh bẫy Wash Trading là sử dụng các công cụ phân tích chuyên sâu. Những công cụ này giúp bạn theo dõi và phân tích mẫu hành vi giao dịch, từ đó phát hiện các giao dịch bất thường và những thời điểm khối lượng giao dịch tăng đột biến mà không có lý do cụ thể.

Lựa chọn nền tảng giao dịch uy tín

Để tự bảo vệ trước cạm bẫy Wash Trading, nhà đầu tư hãy lựa chọn giao dịch trên các nền tảng uy tín, đã được kiểm duyệt và áp dụng các cơ chế giám sát chặt chẽ đối với hành vi thao túng thị trường. Điều này giúp bạn yên tâm về tính minh bạch và an toàn khi tham gia vào các hoạt động giao dịch trên thị trường tiền điện tử.

Tăng số lượng danh mục đầu tư

Đa dạng hóa danh mục đầu tư là một chiến lược quan trọng giúp giảm thiểu rủi ro do các hành vi thao túng trên thị trường. Bằng cách phân bổ tài sản vào các nhóm khác nhau theo tỷ lệ phù hợp, bạn có thể tận dụng tiềm năng tăng trưởng của từng nhóm trong các điều kiện thị trường khác nhau.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư luôn là những cách phòng ngừa rủi ro hiệu quả
Đa dạng hóa danh mục đầu tư luôn là những cách phòng ngừa rủi ro hiệu quả

Luôn theo dõi tin tức thị trường

Để bảo vệ đầu tư của mình khỏi Wash Trading, việc cập nhật thường xuyên và đánh giá lại danh mục đầu tư là rất quan trọng. Thường xuyên theo dõi và điều chỉnh chiến lược dựa trên các biến động và thông tin thị trường mới sẽ giúp bạn ngăn ngừa được các kế hoạch thao túng của Wash Trader.

Wash Trading có phải là hình thức lừa đảo không?

Wash Trading thực tế là một trong những hình thức lừa đảo phổ biến trong giao dịch tiền điện tử. Những cá nhân hay tổ chức thực hiện Wash Trading tận dụng sự thiếu kiểm soát để tạo ra các giao dịch ảo, làm gia tăng thanh khoản giả mạo và thao túng thị trường, điều này có thể dẫn đến đẩy giá tài sản lên cao một cách không minh bạch.

Chúng ta đã biết được định nghĩa cũng như cơ chế hoạt động của Wash Trading là gì. Với những thông tin trên, Crypto568 mong rằng các bạn sẽ có đủ nhận thức để bản thân không rơi vào bẫy của những kẻ gian. Đừng quên truy cập Crypto568 mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác các bạn nhé!

Xem thêm:

Lý do gây ra và chiến thuật né tránh trượt giá trong Crypto

Rate this post

Tôi là Phùng Cảnh Lang, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong thị trường Crypto, tôi hy vọng những bài viết của mình thật sự hữu ích với bạn. Là một người từng trải, tôi rất mong khi ai đó gia nhập vào thị trường Crypto hãy nên trang bị đầy đủ kiến thức, vì đây là đầu tư không phải một canh bạc may rủi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *