Volume là gì? Volume là chỉ số quan trọng trong thị trường tài chính và tiền điện tử. Nó giúp đo lường khối lượng giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Volume trong Crypto là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá mức độ thanh khoản của một tài sản và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Hãy cùng khám phá chi tiết về Volume và những lưu ý quan trọng cho nhà đầu tư khi sử dụng chỉ số này.
Volume là gì?
Khối lượng giao dịch (Volume) trong lĩnh vực tiền điện tử là chỉ số đo lường tổng số lượng đồng coin hoặc token được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một thước đo quan trọng để đánh giá mức độ thanh khoản của một thị trường cụ thể hoặc của một tài sản số. Volume được tính bằng tổng số tiền được giao dịch khi mua và bán các đồng coin hoặc token trong thời gian đó.
Ý nghĩa của Volume trong Crypto là gì?
Nhu cầu mua bán hàng hóa thường biến động theo sự thay đổi của giá cả. Khi giá tăng cao hoặc giảm mạnh, khối lượng giao dịch cùng có xu hướng tăng lên. Sự thay đổi này phản ánh mối quan tâm của nhà đầu tư và hoạt động mua bán của người tiêu dùng. Chỉ số Volume cho biết mức độ thanh khoản của thị trường và dữ liệu về khối lượng giao dịch trong quá khứ. Đây là một chỉ số quan trọng để dự báo hành vi giá trong tương lai. Vậy ý nghĩa của Volume trong Crypto là gì?
Xác nhận xu hướng và nhận biết tín hiệu tương lai
Để nhận biết xu hướng giá sẽ tăng hay giảm dựa vào khối lượng giao dịch, bạn có thể áp dụng các nguyên tắc sau đây:
- Volume là chỉ số thể hiện số tiền được mua vào và bán ra trên thị trường. Khi nhu cầu mua và bán tăng cao, khối lượng giao dịch thường cũng tăng lên.
- Nếu thị trường có xu hướng rõ ràng, khối lượng giao dịch thường lớn. Ngược lại, khi thị trường không có xu hướng rõ ràng, khối lượng giao dịch sẽ thấp. Đồng thời mức chênh lệch giữa khối lượng mua vào và bán ra cũng ít.
- Trong thị trường có xu hướng tăng giá, khối lượng giao dịch mua vào thường lớn hơn khối lượng bán ra. Nếu thị trường có xu hướng giảm giá, nhiều khả năng sẽ có khối lượng giao dịch mua vào thấp hơn khối lượng bán ra.
Chỉ cần xác định và dự đoán xu hướng của thị trường sẽ giúp giao dịch coin của bạn thành công hơn. Không hề khó để tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro lỗ. Trader có thể tham khảo chỉ số Volume trong nguyên lý quan trọng của Lý thuyết Dow. Theo Lý thuyết này, các xu hướng thị trường thường được xác nhận bởi khối lượng giao dịch. Lý thuyết Dow là nền tảng của phân tích kỹ thuật hiện đại và đóng vai trò quan trọng trong việc thấu hiểu hành vi của thị trường.
Dự đoán tính thanh khoản của thị trường Crypto
Trong thị trường tiền điện tử, khái niệm “thanh khoản” ám chỉ khả năng mua – bán một lượng lớn tiền điện tử mà không ảnh hưởng nhiều đến giá của đồng tiền đó. Khi thị trường có tính thanh khoản cao, các giao dịch diễn ra mượt mà và có khả năng thực hiện các lệnh mua bán nhanh chóng mà không ảnh hưởng lớn đến giá cả. Ngược lại, nếu thanh khoản kém, giao dịch có thể gặp khó khăn và có thể dẫn đến sự thay đổi lớn về giá trong một khoảng thời gian ngắn.
Ví dụ: Nhà đầu tư muốn bán một lượng lớn tiền điện tử ở mức giá hiện tại nhưng thị trường thiếu thanh khoản. Lúc này bạn không có cách bán hết đồng tiền đang có mà không ảnh hưởng đến giá. Ngược lại, khi thị trường có tính thanh khoản cao, bạn có thể thực hiện giao dịch dễ dàng và nhanh chóng với giá gần như không thay đổi.
Lúc này nhiệm vụ của Volume là gì? Nhìn vào Volume là cách để xác định mức độ thanh khoản của thị trường tiền điện tử. Volume cao thường đi đôi với tính thanh khoản cao, trong khi volume thấp thường đi kèm với tính thanh khoản kém.
Vai trò của chỉ báo Volume là gì đối với nhà đầu tư?
Thông tin trader quan tâm nhất là vai trò của Volume trong Crypto là gì? Dưới đây là hai trường hợp cơ bản khi Volume cao hoặc thấp:
Trường hợp Volume lớn
Khi volume tăng cao, các nhà đầu tư đang quan tâm đến thị trường đó, nhiều khả năng tài sản sẽ tăng giá. Trong một thị trường có volume cao, quá trình chuyển giao tài sản thường rất nhanh chóng và hiệu quả.
Tuy nhiên, hướng phát triển của khối lượng giao dịch có thể theo hai hướng đi khác nhau. Chỉ số volume lớn có thể là dấu hiệu cho thấy thị trường đang bắt đầu hoặc sắp đạt đỉnh điểm của một xu hướng giảm. Đây là lúc áp lực bán cao do các nhà đầu tư dự đoán giá sẽ giảm. Tuy nhiên, không nên giao dịch chỉ với thông tin khối lượng giao dịch. Trader nên kết hợp nhiều chỉ số khác để có cơ dự đoán xu hướng thị trường chuẩn hơn.
Trường hợp Volume nhỏ
Các thị trường có khối lượng giao dịch thấp cho thấy người mua không quá quan tâm đến tài sản. Như vậy việc trao đổi tài sản đó sẽ khó khăn hơn. Khối lượng giao dịch thấp thường đi kèm với thiếu thanh khoản và có thể dẫn đến giai đoạn giảm giá. Các tài sản có khối lượng giao dịch thấp thường có nguồn cung hạn chế và biến động mạnh. Lý do là giá của chúng có thể dễ dàng bị kiểm soát.
Ví dụ: Một trader mua tài sản có khối lượng thấp với giá cao hơn để cố gắng đẩy giá lên. Mục đích khác là tạo ra xu hướng tăng giả mạo, sau đó bán nó cho những nhà đầu tư không có kinh nghiệm.
Thị trường có khối lượng giao dịch thấp cũng không có lợi cho người bán. Nếu nhu cầu thấp sẽ làm giảm giá bán dưới mức giá mua của họ, dẫn đến lỗ lớn hoặc không có lợi nhuận.
Hướng dẫn cách thêm và đọc chỉ báo Volume vào TradingView
Cách thêm chỉ báo Volume trên TradingView
Để thêm chỉ báo Volume vào biểu đồ trên TradingView, bạn có thể làm theo 3 bước sau:
- Bước 1: Chọn biểu tượng fx trên menu.
- Bước 2: Nhập từ khóa “Volume” hoặc “Khối lượng” vào ô tìm kiếm.
- Bước 3: Click vào mục Volume ở khung kết quả để thêm chỉ báo vào giao diện TradingView.
Hướng dẫn đọc Volume trong Crypto
Volume sẽ hiển thị dưới dạng các cột nằm dưới biểu đồ, cách đọc khối lượng giao dịch như sau:
- Volume càng lớn thì cột hiển thị trên biểu đồ càng cao.
- Cột màu xanh cho biết phiên tăng giá.
- Cột màu đỏ cho biết phiên giảm giá.
Khối lượng giao dịch có thật sự cần thiết không?
Nhìn chung, không phải ai cũng sử dụng khối lượng giao dịch làm chỉ báo quyết định giao dịch. Một số nhà đầu tư dựa vào các chỉ báo khác như hỗ trợ và kháng cự để vào lệnh mua hoặc bán. Đặc biệt là các nhà phân tích cơ bản thường không coi trọng khối lượng giao dịch. Volume thể hiện rõ sự quan tâm của cộng đồng đối với một dự án.
Top 4 chiến lược giao dịch hiệu quả với chỉ báo Volume
Các chiến lược giao dịch với chỉ báo Volume là gì? Áp dụng ngay 4 chiến lược sử dụng khối lượng giao dịch sau đây để trở thành trader thành công:
Volume giúp xác nhận xu hướng giá
Khối lượng giao dịch (Volume) tăng theo xu hướng giá, điều này chứng tỏ xu hướng giá mới đang hình thành và được người tiêu dùng xác nhận.
Trong xu hướng tăng:
- Volume tăng lên khi giá đang đi lên.
- Volume giảm đi khi giá đi xuống.
Trong xu hướng giảm:
- Volume tăng lên khi giá đi xuống.
- Volume giảm đi khi giá đi lên.
Khi giá tăng nhưng khối lượng giao dịch giảm là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm từ cộng đồng đang giảm xuống. Có thể phán đoán sắp vào giai đoạn phân kỳ giữa giá và khối lượng. Mặc dù giá có thể tiếp tục tăng nhưng đà tăng đã bắt đầu yếu dần và có nguy cơ đảo chiều.
Volume giúp xác nhận tín hiệu đảo chiều
Khi khối lượng giao dịch đạt đỉnh (tức là khối lượng giao dịch tăng đột ngột, vượt qua các phiên giao dịch trước đó). Volume cho thấy sức mua hoặc sức bán đã đạt đến mức cao nhất:
- Ở xu hướng tăng giá, nếu có một thanh volume đạt đỉnh sau đó khối lượng mua giảm dần và khối lượng bán tăng dần: Nhiều khả năng sức mua đã suy giảm, dấu hiệu cho thấy giá sắp đạt đỉnh và có thể sẽ đảo chiều giảm.
- Ở xu hướng giảm giá, nếu có một thanh volume đạt đỉnh sau đó khối lượng bán giảm dần và khối lượng mua tăng dần: Nhiều khả năng sức bán đã suy giảm, dấu hiệu cho thấy giá sắp đạt đáy và có thể sẽ đảo chiều tăng.
Khi có có tín hiệu phân kỳ giữa giá và khối lượng giao dịch, trader nên chuẩn bị cho tình trạng đảo chiều.
Volume giúp xác nhận mức hỗ trợ, kháng cự
Các vùng hỗ trợ – kháng cự mạnh là những mức giá thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng. Trader có xu hướng vào nhiều lệnh mua bán tại điểm đó. Tình huống này thường đi kèm với khối lượng giao dịch lớn hơn đáng kể so với các vùng giá khác. Bằng cách nhìn vào khối lượng giao dịch, các trader có thể xác định được sự tồn tại của các vùng hỗ trợ và kháng cự.
Khi giá tiếp cận vùng kháng cự hoặc hỗ trợ và có khối lượng giao dịch đột biến tăng mạnh, có khả năng cao giá sẽ đảo chiều hoặc hình thành đỉnh đáy.
Ngược lại, nếu giá tiếp cận vùng kháng cự hoặc hỗ trợ mà không có phản ứng mạnh và khối lượng giao dịch thấp, khả năng cao vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đó sẽ bị phá vỡ.
Volume giúp xác nhận điểm phá vỡ kháng cự, hỗ trợ (Breakout)
Volume thường thấp trong giai đoạn tích lũy hoặc khi giá dao động trong một khoảng hẹp. Khi giá phá vỡ một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đồng thời volume tăng đột biến là dấu hiệu cho một cú phá vỡ (Breakout) thành công.
Ngược lại, nếu giá phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự với volume không chênh lệch nhiều so với phiên giao dịch trước đó, đây là một cú phá vỡ giả (False Break).
Trên biểu đồ của Bitcoin, điểm khác biệt về volume giữa một nến phá vỡ giả và một nến phá vỡ thành công là rất rõ rệt và dễ nhận biết.
Công cụ và chỉ báo cần dùng để phân tích Volume trong Crypto
Khối lượng cân bằng (OBV) và chỉ số dòng tiền (MFI) là hai công cụ cần dùng để phân tích Volume trong Crypto. Cụ thể:
Khối lượng cân bằng (OBV)
Cách dùng khối lượng cân bằng để phân tích Volume là gì? Khối lượng cân bằng (OBV) là chỉ báo mạnh mẽ giúp nhà giao dịch phân tích mối quan hệ giữa giá và khối lượng giao dịch. OBV kết hợp khối lượng giao dịch hàng ngày và biến động giá để xác định áp lực mua và bán trên thị trường. Chỉ báo này tính toán khối lượng tích lũy bằng cách cộng khối lượng giao dịch hiện tại vào tổng khối lượng tích lũy nếu giá tăng, trừ khối lượng giao dịch nếu giá giảm.
Phân tích đường OBV giúp nhà giao dịch nhận biết xu hướng và khả năng đảo chiều. Đường OBV đang tăng cho thấy khối lượng mua đang tăng lên và xu hướng tăng giá. Ngược lại, đường OBV đang giảm cho thấy khối lượng bán đang tăng lên và xu hướng giảm giá.
OBV có thể được sử dụng làm công cụ xác nhận sức mạnh của xu hướng hoặc làm chỉ báo phân kỳ khi phân tích khả năng đảo chiều xu hướng. Thông qua so sánh đường OBV với biểu đồ giá, nhà giao dịch có thể đưa ra các quyết định giao dịch sáng suốt dựa trên những hiểu biết về tâm lý thị trường.
Chỉ số dòng tiền (MFI)
Chỉ số dòng tiền (MFI) là công cụ phân tích quan trọng trong giao dịch tiền điện tử. MFI đo lường tốc độ tiền chảy vào và ra khỏi một loại tiền điện tử cụ thể. Qua đó trader có cái nhìn sâu sắc hơn về áp lực mua và bán trên thị trường.
MFI được tính toán bằng dữ liệu giá lẫn khối lượng giao dịch. Giá trị của nó dao động trong khoảng từ 0 đến 100. MFI cao hơn 80 cho thấy áp lực mua lớn hơn, trong khi MFI dưới 20 cho thấy áp lực bán tăng cao. Các nhà giao dịch có thể sử dụng MFI để xác định khả năng đảo chiều giá bằng cách tìm kiếm sự phân kỳ giữa MFI và biểu đồ giá.
Khi tìm hiểu sâu về Volume là gì trader sẽ vận dụng được động lực thị trường. Khi MFI đạt mức cao (trên 80) hoặc thấp (dưới 20) còn có thể là tình trạng mua quá mức hoặc bán quá mức. Chỉ số dòng tiền còn là tín hiệu cho xu hướng đảo ngược. Thông tin này giúp nhà giao dịch xác định thời điểm thích hợp để tham gia hoặc thoát khỏi thị trường.
Lưu ý quan trọng cho trader khi đọc chỉ số Volume
Đọc khối lượng giao dịch trong thị trường tiền điện tử giúp nhà đầu tư và nhà phân tích hiểu rõ hơn về mức độ quan tâm và hoạt động của thị trường. Nhiều người đã bỏ qua lưu ý khi dùng khối lượng giao dịch nên chưa hiểu rõ Volume là gì. Dưới đây là một số điều cần chú trọng khi phân tích Volume trong thị trường tiền điện tử:
Sự tăng giảm của volume
- Tăng Volume: Khi Volume tăng đột ngột, đặc biệt là khi giá đang tăng cho thấy sự quan tâm và tham gia lớn từ cộng đồng đầu tư. Khi Volume tăng trong giai đoạn tăng giá thường là dấu hiệu tích cực cho thấy giá sẽ tiếp tục tăng.
- Giảm Volume: Nếu giá tăng mà Volume lại giảm thường là tín hiệu không đồng thuận và tăng nguy cơ có xu hướng đảo chiều.
Sự đồng thuận/không đồng thuận
- Đồng thuận: Khi giá tăng và Volume cũng tăng cho thấy sự đồng thuận của các nhà đầu tư, xu hướng có thể tiếp tục.
- Không đồng thuận: Khi giá tăng nhưng Volume lại giảm là dấu hiệu của sự không đồng thuận. Tình huống này cho thấy mối lo ngại rằng xu hướng tăng giá quá mạnh.
So sánh volume với giá
Mối quan hệ giữa giá và khối lượng giao dịch là gì? Sự kiện tăng khối lượng giao dịch không đồng nghĩa với việc giá sẽ di chuyển theo xu hướng đó. Theo lý thuyết, khối lượng mua tăng dẫn đến tăng giá, khi khối lượng bán tăng giá thường sẽ giảm. Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp một bên cố ý đi ngược lại xu hướng để duy trì giá ở mức nhất định. Kết quả là thị trường có thể đi ngang (sideways) nhưng khối lượng giao dịch vẫn tăng đột biến.
Việc so sánh giữa biểu đồ giá và biểu đồ Volume giúp nhận biết sự tương quan giữa giá và khối lượng giao dịch. Khi giá tăng đồng thời với Volume lớn là tín hiệu mạnh mẽ. Khi đánh giá đỉnh và đáy mới của giá cần xem xét Volume để xác nhận độ mạnh/yếu của xu hướng đó.
Mối tương quan của Volume và các chỉ báo khác
Kết hợp xem xét Volume cùng với các chỉ báo như RSI và MACD để có cái nhìn tổng thể sâu sắc hơn về sức mạnh của thị trường. Muốn đọc và hiểu Volume là gì trong thị trường tiền điện tử đòi hỏi trader phải kết hợp và phân tích nhiều yếu tố khác nhau. Volume trong Crypto có tính biến động cao, phản ứng của nhà đầu tư cũng khá đa dạng.
Bài viết trên đây đã giải trích chi tiết Volume là gì và những thông tin liên quan. Chỉ cần được áp dụng đúng cách, chỉ số Volume sẽ cung cấp thông tin hữu ích để quyết định mua hoặc bán tài sản. Những nhà đầu tư thông thái thường kết hợp Volume với các chỉ báo khác để xây dựng chiến lược giao dịch toàn diện hơn.
Tôi là Phùng Cảnh Lang, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong thị trường Crypto, tôi hy vọng những bài viết của mình thật sự hữu ích với bạn. Là một người từng trải, tôi rất mong khi ai đó gia nhập vào thị trường Crypto hãy nên trang bị đầy đủ kiến thức, vì đây là đầu tư không phải một canh bạc may rủi.