Stablecoin là gì? Top 5 các đồng Stablecoin uy tín nhất 2024

Stablecoin là gì? Đây là thiết kế nhằm để duy trì mức giá ổn định. Ở một không gian mà các đồng coin và token có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, thì việc tạo ra một loại tiền tệ kết hợp từ việc thừa hưởng các lợi ích của blockchain kèm với mức giá ổn định là vô cùng quan trọng. Nếu như bạn vẫn chưa biết về loại đồng stablecoin này để giao dịch hay đầu tư, bạn nên tìm hiểu rõ hơn những lợi ích và hạn chế mà chúng mang lại để biết cách áp dụng phù hợp nhất.

Đồng Stablecoin là gì?

Thuật ngữ Stablecoin là gì?
Thuật ngữ Stablecoin là gì?

Stablecoin là gì? Điểm đặc trưng của Stablecoin là gì?

Stablecoin là tên của một loại tiền điện tử mang giá trị ít thay đổi, được gắn với một số loại tài sản, vật chất như: Đồng đô la, vàng, bạc và các hàng hoá có giá trị khác. Stablecoin được sinh ra nhằm lưu giữ giá trị, ít bị biến động và tạo sự an toàn bền vững.

Ví dụ: USDC là một trong những stablecoin phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, được gán theo giá trị Đô la.

Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là đồng tiền ổn định. Thông qua việc được gán theo giá trị của đồng tiền pháp định hay vàng đã được nhà nước quản lý, kèm theo đó là sở hữu tính chất phi tập trung từ chuỗi khối Blockchain. Stablecoin tạo được sự vững vàng, bảo mật và an toàn dưới sự kiểm soát chặt chẽ.

Stablecoin được tạo ra và phát triển khi nào?

Stablecoin ra mắt vào năm 2014 và được biết đến với đồng Tether (USDT). USDT được tạo ra bởi công ty Tether Limited, đặt tại Hong Kong. USDT được neo theo giá đồng đô la Mỹ với tỉ lệ 1:1.

Sự xuất hiện của Tether đánh dấu một bước tiến vượt bậc cho tiền kỹ thuật số. Stablecoin giúp kết nối thị trường tài chính truyền thống và thị trường phi tập trung một cách dễ dàng hơn. Nguyên nhân là do nó được gắn với tiền pháp định, từ đó giúp cho nhiều người dễ dàng biết đến và chấp nhận hơn.

Từ sau năm 2014 đến nay, có ngày càng nhiều các đồng Stablecoin được ra đời. Trong đó, có thể nhắc đến một số cái tên phổ biến như:

  • USDC: Được tạo ra bởi công ty Circle, trụ sở tại Mỹ.
  • TrueUSD (TUSD): Được tạo ra bởi công ty TrustToken, trụ sở tại Mỹ.
  • BUSD: Được tạo ra bởi sàn Binance và Paxos, trụ sở tại Mỹ.

Stablecoin đang nối tiếp nhau phát triển mạnh mẽ và được nhiều nhà đầu tư biết đến. Cùng với đó là sự phát triển thịnh vượng của DeFiCrypto.

Những yếu tố nào làm nên giá trị Stablecoin?

Giá trị và tính an toàn của Stablecoin thể hiện qua những yếu tố nào?
Giá trị và tính an toàn của Stablecoin thể hiện qua những yếu tố nào?

Giá trị và tính an toàn của Stablecoin được thể hiện qua nhiều điểm. Nhà đầu tư nên nắm rõ các điểm trọng yếu liên quan đến Stablecoin trước khi giao dịch.

Ảnh hưởng bởi tài sản thế chấp

Gắn liền với các Stablecoin này là các tài sản thế chấp, chúng được đảm bảo bởi tài sản thế chấp và sẽ thay đổi tăng/giảm. Nếu tài sản thế chấp này dễ giao dịch và duy trì sự bình ổn thì giá trị của stablecoin sẽ ít bị tác động. Ngược lại, nếu tài sản thế chấp khó giao dịch và không bình ổn, thì giá trị stablecoin sẽ thay đổi. Ví dụ : USDT là một stablecoin tiêu biểu được bảo chứng bằng tài sản thế chấp đó là đô la Mỹ. Tài sản có tính ổn định và dễ giao dịch. Vì vậy, giá trị của USDT được thể hiện rất tốt.

Stablecoin được quản lý bởi tổ chức đáng tin cậy

Mức độ minh bạch cao và tính an toàn tuyệt đối trong khâu quản lý là đều mà các nhà sáng lập stablecoin muốn bạn phải chú trọng, nhằm mang lại sự an tâm cho các nhà đầu tư khi sử dụng Stablecoin. Trong tất cả các quá trình xây dựng và phát triển cần được đánh giá, phân tích kỹ càng.

Lòng tin nhà đầu tư đối với stablecoin

Niềm tin của nhà đầu tư là đều không thể thiếu của bất kì một stablecoin nào. Họ dễ dàng mua bán và trao đổi hơn, đều này giúp cho stablecoin luôn hoạt động ổn định và giá trị sẽ tăng bền vững.

Stablecoin có vai trò như thế nào?

Phần trên bạn đã nắm được khái niệm, lịch sử ra đời cũng như đặc điểm của Stablecoin là gì rồi. Tiếp theo đây, mời bạn đọc cũng hiểu rõ hơn về vai trò của Stablecoin trong thị trường là như thế nào nhé.

Với nhà đầu tư nhỏ lẻ

Stablecoin thường được dùng để phòng ngừa những biến động lớn từ những đợt sóng thất thường của thị trường. Song song đó cũng giống như là một nơi trú ẩn an toàn tạm thời mà nhà đầu tư muốn hướng đến.

Với nhà đầu tư lớn

Stablecoin được đánh giá như một công cụ thanh toán thay vì sử dụng những hình thức truyền thống xưa nay. Tiêu chuẩn kép thì stablecoin cũng sẽ khá phù hợp để dùng làm nơi lưu trữ tài sản trong những đợt thay đổi mạnh mẽ của thị trường.

Stablecoin bao gồm những loại chính nào? 

Stablecoin hiện nay được phân loại dựa trên cách những đồng này được tạo ra. Chung quy thì có 5 loại chính như sau:

Phân loại Stablcoin trên thị trường hiện nay
Phân loại Stablcoin trên thị trường hiện nay

Stablecoin được thế chấp bởi tiền pháp định – Fiat-backed stablecoin

Loại stablecoin này được hình thành nhờ việc bảo chứng bởi tiền pháp định phổ biến nhất trên thế giới như: USD, EUR, VND,..

Tính chất của stablecoin này được xem giống tiền mặt đang lưu chuyển trên toàn cầu (rõ ràng nhất là USD ), nhà đầu tư có thể chuyển đổi bằng cách gửi tiền mặt pháp định và ngân hàng. Sau đó, ngân hàng sẽ quy đổi ra tiền điện tử theo tỉ lệ 1:1 so với lượng tiền mặt đó. Ví dụ : nhà đầu tư có 100 Stablecoin gán theo đồng USD, chuyển đổi theo tỉ lệ 1:1 thì có 100 USD được gửi trong ngân hàng được đảm bảo. Tiêu biểu có thể kể đến là BUSD – Binance USD hoặc USDC – USD Coin của Coinbase.

Bên cạnh đó, theo cơ chế cân bằng giá thì nếu như 1 đồng stablecoin X được gán với đồng USD đang vượt mốc 1 USD, thường trường hợp này các trader sẽ có xu hướng sử dụng chênh lệch giá để tạo ra lợi nhuận cho mình. Khi cung nhiều sẽ kéo giá đồng X xuống trở lại mức cân bằng. Tương tự cũng như trường hợp 1 đồng X đang dưới mốc 1 USD thì cầu mua vào sẽ tăng và kéo giá trị của đồng X tăng trở lại.

Hiểu đúng về Stablecoin được thế chấp bởi tiền pháp định
Hiểu đúng về Stablecoin được thế chấp bởi tiền pháp định

Stablecoin được đảm bảo bằng hàng hoá giá trị – Commodity-backed Stablecoin

Hình thức này cũng tương tự với Fiat-backed stablecoin nhưng thay vì tiền pháp định Commodity-backed Stablecoin được bảo chứng bởi các tài sản có giá trị như bất động sản hoặc kim loại quý hiếm như vàng bạc.

Các ví dụ tiêu biểu có thể kể đến cho loại đồng Stablecoin này như: Tether Gold (XAUT), Digix Gold (DGX) hay Paxos Gold (PAXG),…

Stablecoin được đảm bảo bằng tiền điện tử – Cryptocurrency-backed Stablecoin

Khác với loại sử dụng đô la Mỹ hoặc tiền pháp định quốc gia khác làm tài sản bảo chứng, stablecoin được đảm bảo bằng tiền điện tử bao gồm các stablecoin dùng tiền điện tử để thế chấp và thay thế lượng stablecoin tương đương.

Do tính chất biến động mạnh của thị trường điện tử, nên các stablecoin gán với tiền điện tử thường thế chấp vượt giá trị (phổ biến là mức 1,5) để giúp duy trì tính ổn định hơn.

Ví dụ 1: $1 Stablecoin có thể chuyển đổi thành $2, có lúc $3 tiền điện tử, tuỳ thuộc vào thị trường lúc đó. Việc này giúp cho giá trị stablecoin được đảm bảo, đủ lượng $1 tiền dự trữ cho mỗi stablecoin.

Ví dụ 2: Phát hành ra (mint) 100 DAI bạn cần có 150 USD tiền mã hoá để làm tài sản đảm bảo. Giá trị của DAI được gán với USD, như vậy 100 DAI sẽ cố định bằng 150 USD.

Thông thường thì các loại Stablecoin này sử dụng Smart Contract, áp dụng tính chất độc lập để kiểm soát việc đốt hay đúc tiền. Vì vậy mà được các giao dịch đánh giá cao trong việc sử dụng để đầu tư.

Theo cơ chế cân bằng, trường hợp mà Stablecoin nằm dưới mốc giá niêm yết thì các Holders sẽ có xu hướng lấy về tài sản thế chấp thay vì giữ Stablecoin. Sự việc này sẽ khiến lượng cung giảm và làm giá bật trở lại vị thế cân bằng.

Cũng tương tự với trường hợp giá trị Stablecoin vượt mốc niêm yết, holders sẽ tốt hơn khi tạo token giúp cung tăng và tạo cơ hội Arbitrage làm giá Stablecoin về lại mức cân bằng.

Các đồng Stablecoin này phổ biến có thể được nhiều người biết đến sẽ là: USD (SUSD), USDX Stablecoin, Liquidity USD (LUSD),…

Hiểu đúng về Stablecoin được đảm bảo bằng tiền điện tử
Hiểu đúng về Stablecoin được đảm bảo bằng tiền điện tử

Stablecoin thuật toán – Algorithmic Stablecoin

Stablecoin thuật toán là dạng stablecoin không thế chấp bằng tiền pháp định hoặc tiền mã hoá. Điểm khác biệt là giá trị của stablecoin bị ảnh hưởng bởi các thuật toán và hợp đồng thông minh – Smart Contract, cũng khá tương đồng với chính sách kiểm soát tiền tệ của các Central Bank.

Trường hợp giá stablecoin giảm thấp hơn so với giá của loại tiền pháp định mà nó theo dõi, các thuật toán sẽ tự động giảm lượng token. Quá trình này có thể được xử lý thông qua stake, đốt hoặc mua lại. Mô hình giữ giá này được gọi là Rebase với ví dụ đồng stablecoin thuật toán phổ biến là Ampleforth (AMPL).

Chiều ngược lại, khi giá stablecoin cao hơn giá trị của tiền pháp định, các thuật toán sẽ tự động sinh ra thêm token mới. Kết quả sẽ làm giảm giá trị của stablecoin và cân bằng lại. Mô hình giữ giá này được gọi là Seigniorage với những đồng Stablecoin thuật toán theo cơ chế này phải kể đến là: Basis Cash (BAS), Neutrino USD (USDN), TerraUSD (UST).

Bên cạnh về những mặt lợi nổi bật mà Algorithmic Stablecoin đem đến, loại tiền này cũng vướng phải nhiều ý kiến trái chiều. Chấn động nhất có thể kể đến sau sự việc Terra thảm kịch hồi tháng 5/2022 thì Stablecoin thuật toán ngày càng bị chỉ trích và bị đánh mất lòng tin nhiều hơn.

Hiểu đúng về Stablecoin thuật toán
Hiểu đúng về Stablecoin thuật toán

Stablecoin được đảm bảo từ nhiều phương thức – Hybrid Stablecoin

Hybrid stablecoin là đồng stablecoin bảo chứng từ sự kết hợp của 2 hoặc nhiều phương thức khác nhau như fiat, cryptocurrency, commodity hoặc stablecoin khác.

Có 2 ví dụ tiêu biểu của Hybrid Stablecoin là Frax (FRAX) và CUSD (CUSD).

  • Frax (FRAX) là stablecoin thuộc hệ sinh thái Fraxchain, áp dụng theo cơ chế kết hợp giữa thuật toán mint, burn FRX cùng với tài sản thế chấp là stablecoin USDT, USDC.
  • CUSD (CUSD) là stablecoin thuộc hệ sinh thái Viction, được Stably phát hành và được Ninety Eight tài trợ. CUSD áp dụng tài sản thế chấp là tiền pháp định (USD) với stablecoin (USDC). Cụ thể thì USDC chiếm tỷ lệ 10% để mint, redeem qua USDC. 90% còn lại là cash và các khoản tương đương khác như tiền gửi qua ngân hàng, trái phiếu ngắn hạn hoặc phương tiện thị trường tiền tệ.

5 đồng stablecoin được tiếp cận nhiều nhất năm 2024

Trên thị trường có rất nhiều stablecoin được tạo ra và lưu hành. Nhưng có 5 đồng stablecoin sử dụng rộng rãi và theo vốn hoá:

Top 5 loại Stablecoin phổ biến trên thị trường hiện nay
Top 5 loại Stablecoin phổ biến trên thị trường hiện nay

Tether (USDT)

Tether là đồng stablecoin được tạo ra bởi công ty Tether Limited, trụ sở tại Hong Kong. Tether quy định neo theo giá đô la Mỹ với tỷ lệ 1:1. Tether là stablecoin được tạo ra đầu tiên và là stablecoin sử dụng rộng rãi xếp thứ hai hiện nay.

Tether cũng được bảo chứng bằng tài sản giá trị, như đồng đô Mỹ, trái phiếu chính phủ Mỹ và các loại tài sản có giá khác. Công ty Tether Limited cần tạo ra một quỹ dự trữ có giá trị tương đương với giá trị của tất cả các Tether đang có trên thị trường.

Đồng Tether (USDT)
Đồng Tether (USDT)

USDC

USDC là đồng stablecoin được tạo ra bởi công ty Circle, trụ sở tại Hoa Kì. USDC quy định neo theo giá đô la Mỹ với tỷ lệ 1:1. USDC được hỗ trợ bởi tài sản thực tế, như đô la Mỹ, trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ và các loại tài sản có giâ khác. Côn ty Circle cần tạo ra một quỹ dự trữ có giá trị tương đương với giá trị của tất cả các USDC có trên thị trường.

Đồng USDC
Đồng USDC

DAI

DAI là đồng stablecoin được tạo ra bởi MakerDAO, một tổ chức tự trị phi tập trung. Nhà đầu tư có thể dùng Ether (ETH) để đổi DAI. DAI được bảo chứng bởi thế chấp, như ETH, các loại tài sản khác và các khoản vay từ các nhà cung cấp thanh khoản. MakerDAO cần tạo ra một quỹ dự trữ giá trị tương đương với giá trị của tất cả các DAI trên thị trường.

Đống DAI
Đống DAI

TrueUSD (TUSD)

TrueUSD (TUSD) là đồng stablecoin được tạo ra bởi công ty TrustToken, trụ sở tại Hoa Kỳ. TUSD quy định neo theo giá đô la Mỹ với tỷ lệ 1:1. TUSD được bảo chứng bằng tài sản thực tế, như đô la Mỹ được gửi tại các ngân hàng có mức độ an toàn và uy tín cao. TrustToken cần tạo ra một quỹ dự trữ có giá trị tương đương với giá trị của tất cả các TUSD trên thị trường.

Đồng TrueUSD (TUSD)
Đồng TrueUSD (TUSD)

First Digital USD (FDUSD)

First Digital USD (FDUSD) là đồng stablecoin được tạo ra bởi công ty First Digital Asset, trụ sở tại Singapore. FDUSD quy định neo theo giá đô la Mỹ với tỷ lệ 1:1. FDUSD được bảo chứng bởi tài sản thực tế, như đô la Mỹ được gửi tại các ngân hàng có mức độ an toàn và uy tín cao. First Digital Asset cần tạo ra một quỹ dự trữ tương đương với giá trị của tất cả các FDUSD trên thị trường.

Đồng First Digital USD (FDUSD)
Đồng First Digital USD (FDUSD)

So sánh giữa stablecoin và các đồng tiền điện tử khác

Điểm chung 

Chúng đều là tiền điện tử. Vì vậy mà Stablecoin đều có các đặc điểm như các loại tiền điện tử khác, đều được niêm yết trên sàn giao dịch điện tử, đều mua bán trên sàn được và có thể chuyển nhượng hoặc dùng để thanh toán.

Điểm riêng 

Tuy có nhiều điểm chung nhưng có thể nhắc đến các điểm riêng như:

Giá trị ít biến động: Stablecoin được các nhà đầu tư tin tưởng sử dụng vì ít biến động, mang lại sự an toàn và rủi ro có thể kiểm soát được. Trong khi, các đồng tiền điện tử khác biến động mạnh theo từng dự án, thông tin và dễ bị thao túng làm giá.

Stablecoin có thể được dùng như tiền mặt: Stablecoin có thể xem như tiền mặt pháp định, dùng để dành, tích luỹ hay thanh toán các hóa đơn. Để dễ hình dung hơn trên sàn OUNS, nhà đầu tư có thể quy đổi 2 đồng tiền này như VNDC (neo giá trị 1 VNDC = 1 VND) và USDT (neo giá trị 1 USDT = 1 USD) có thể giao dịch với hơn 600 loại tài sản điện tử khác nhau.

Stablecoin có ảnh hưởng gì đến DeFi?

Tầm ảnh hưởng của Stablecoin đến Defi như thế nào?
Tầm ảnh hưởng của Stablecoin đến Defi như thế nào?

Stablecoin hạn chế được một trong những trở ngại lớn nhất của tiền điện tử đang gặp phải đó là tính biến động mạnh trên sàn giao dịch hiện nay. Là một nơi “tránh bão” an toàn cho những nhịp thị trường gặp điều chỉnh mạnh về giá cả, người dùng dễ dàng tự chuyển tài sản sang Stablecoin chỉ vài thao tác đơn giản mà không bắt buộc phải chuyển đổi ra fiat (phụ thuộc vào ngân hàng, sàn trung gian).

Thực tế, các cổng nhận thanh toán hoá đơn, dịch vụ online khó có thể hợp tác chấp nhận một chương trình thanh toán có sự biến động mạnh giá cả như tiền điện tử. Vì thế, sự có mặt của Stablecoin giống như cầu nối giúp tiền điện tử dễ dàng được tiếp cận và ưa chuộng hơn, đặc biệt là trên nền tảng online.

Nhận biết các rủi ro và cách phòng tránh khi dùng Stablecoin

Các rủi ro trong Stablecoin là gì và làm sao để ngăn chặn?
Các rủi ro trong Stablecoin là gì và làm sao để ngăn chặn?

Các rủi ro thường gặp

Nhà đầu tư cần hiểu và lưu ý một số rủi ro khi sử dụng stablecoin. Các rủi ro khi sử dụng stablecoin có thể kể đến như:

Rủi ro kỹ thuật 

Dưới đây là một số rủi ro kỹ thuật nên biết:

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là vấn đề cực kì nghiêm trọng khi nhu cầu rút rút tiền của nhà đầu tư vượt quá tài sản thế chấp. Nếu gặp phải vấn đề này thì giá trị của stablecoin có thể giảm xuống. Stablecoin được tạo ra bởi các công ty hoặc tổ chức tài chính, bản chất rủi ro thanh khoản xuất hiện thì cũng là lúc công ty hoặc tổ chức tài chính đó gặp khó khăn về tài chính.

Rủi ro thuật toán

Rủi ro thuật toán xuất hiện khi các thuật toán được sử dụng để vận hành giá trị của stablecoin gặp phải vấn đề cần giải quyết. Khi gặp phải rủi ro thuật toán, ngay lập tức giá trị của stablecoin sẽ giảm xuống. Nhà đầu tư có thể nhớ lại sự việc xảy ra về rủi ro thuật toán của stablecoin là sự lao dốc của stablecoin TerraUSD (UST) vào tháng 5 năm 2022. TerraUSD là đồng stablecoin được cố định với đô la Mỹ bằng hình thức sử dụng một thuật toán cao cấp. Dù vậy, thuật toán này gặp phải vấn đề về việc duy trì giá trị của TerraUSD khi thị trường tiền điện tử giảm mạnh. Điều tồi tệ nhất là giá trị của TerraUSD giảm xuống chỉ còn 0,01 USD, khiến nhiều nhà đầu tư gần như mất tất cả.

Rủi ro an toàn

Stablecoin có thể bị xâm nhập bởi người lạ, hậu quả có thể gây ảnh hưởng hoặc mất tài sản của nhà đầu tư.

Rủi ro xã hội

Stablecoin cũng dễ bị tác động bởi các vấn đề xã hội như:

Rủi ro thao túng, làm giá

Rủi ro thao túng, làm giá là khi có một tổ chức hoặc nhóm nhỏ người nắm giữ quá nhiều tài sản thế chấp, họ có thể chi phối điều hướng giá. Nếu xảy ra rủi ro này sẽ gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Do stablecoin được tạo ra bởi một số công ty hoặc tổ chức tài chính nào đó, cho nên xuất hiện rủi ro thao túng, làm giá nếu các công ty hoặc tổ chức tài chính đó nắm giữ tỉ lệ nhiều stablecoin.

Rủi ro về pháp lý

Stablecoin chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây, vẫn chưa có khung pháp lý để bảo vệ khi tham gia thị trường này. Khi gặp phải rủi ro gây thiệt hại cho nhà đầu tư hay công ty phát hành stablecoin sẽ không được bảo vệ.

Nhà đầu tư khi tham gia thị trường phải trang bị đầy đủ kiến thức, tìm hiểu về rủi ro trước khi giao dịch stablecoin.

Cách phòng tránh rủi ro khi sử dụng stablecoin

Sau đây là một số giải pháp mà nhà đầu tư có thể sử dụng để hạn chế rủi ro khi sử dụng stablecoin:

  • Lựa chọn stablecoin được tạo ra bởi các công ty có độ uy tín cai và có chiến lược quản lý rủi ro một cách cụ thể.
  • Nhà đầu tư cần tìm hiểu kĩ một stablecoin nào đó trước khi quyết định sử dụng.
  • Nhà đầu tư cần tránh gửi các stablecoin trong các ví không có uy tín

Nhà đầu tư có thể sử dụng stablecoin vào những việc gì?

Bài viết chia sẻ các giá trị và chức năng của stablecoin, nhà đầu tư có thể vận dụng vào thực tế thực hiện với các mục đích như sau:

Sử dụng Stablecoin để làm gì?
Sử dụng Stablecoin để làm gì?

Giao dịch với các tài sản khác

Stablecoin có thể quy đổi thành đơn vị tiền tệ để giao dịch các loại tiền điện tử khác, hoặc giao dịch NFT hay các sản phẩm khác ở thị trường tài chính phi tập trung.

Kết nối dòng chảy từ tiền điện tử với thị trường tài chính truyền thống

Ví dụ bạn đang có Bitcoin (BTC) và muốn dùng chúng để sắm 1 chiếc laptop. Các bước tiến hành quy đổi chính là, người dùng lên các sàn giao dịch như Binance,… và bán đi lượng BTC để nhận lại stablecoin (USDT hoặc VNDC), tiếp theo đó, người dùng bán VNDC để thu về VNĐ trong tài khoản ngân hàng của mình. Vai trò cầu nối của stablecoin giúp cho giao dịch này trở nên dễ dàng và nhanh gọn.

Hạn chế sự biến động

Stablecoin được tạo ra để có giá trị ổn định, giúp hạn chế rủi ro tăng giảm giá cho nhà đầu tư. Tính ổn định này giúp stablecoin luôn nhận được sự tin tưởng người dùng, là kênh giữ tài sản trước những biến động xấu của thị trường. Ví dụ, nhà đầu tư có 2 ETH nhưng bạn có 1 chuyến du lịch đâu đó thời gian dài, không có thời gian theo dõi thị trường trong 4 tháng. Vì giá ETH dễ biến động, khó có thể dự đoán được, nên bạn có thể sử dụng chuyển đổi từ ETH sang stablecoin (có thể USDT) để giảm bớt sự biến động giá và có một chuyến du lịch không còn lo lắng gì.

Giao dịch liên quốc gia một cách dễ dàng, phí dịch vụ thấp

Đặc điểm nổi bậc của stablecoin là tính phi tập trung, nhà đầu tư có thể giao dịch stablecoin ở bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào. Nhà đầu tư có thể chuyển rất đơn giản.

Tài sản tích lũy

Stablecoin có thể được dùng như tài sản tích lũy, của để dành. Nhà đầu tư có thể yên tâm vì giá trị ít bị thay đổi của nó.

Cách đầu tư Stablecoin thông minh

Yield Farming

Yield Farming là phương thức dùng cặp token nhằm cung cấp thanh khoản trên Defi hoặc các nền tảng crypto. Sau đó thì phần thưởng mà nhà đầu tư có thể nhận lại sẽ dưới dạng farming.

Áp dụng Yield Farming để đầu tư Stablecoin sinh lời như thế nào?
Áp dụng Yield Farming để đầu tư Stablecoin sinh lời như thế nào?

Cặp token được nhắc đến có thể là loại stablecoin/stablecoin (USDT/USDC, DAI/USDC/USDT…) hay stablecoin/altcoin (STG/USDC, USDT/BNB…). Với phương thức Stablecoin/Altcoin có thể mang đến nhiều lợi nhuận hơn nhưng cũng có độ rủi ro cao hơn bởi vì impermanent loss (tổn thất tạm thời).

Các nền tảng farm stablecoin tiêu biểu có thể kể đến là: Curve Finance, Yearn Finance, PancakeSwap…

Staking

Staking là việc giữ và khóa số lượng token nhất định trên Defi hoặc các nền tảng để có phần thưởng. Phần thưởng này phụ thuộc vào công sức user đã bỏ ra có thể là: Số coin stake và thời gian đã stake.

Việc staking khác ở Yield Farming là chỉ cần cung cấp một loại token là được thực hiện. Với cơ chế này sẽ mang tính an toàn cao nhưng ngược lại thì phần thưởng cho user cũng mang giá trị thấp hơn.

Một vài nền tảng stake stablecoin tiêu biểu cụ thể như sàn Binance,Yearn Finance, Stargate Finance, dYdX, Compound…

Lợi ích khi sử dụng staking đồng stablecoin là gì?
Lợi ích khi sử dụng staking đồng stablecoin là gì?

Lending

Lending là phương thức người sở hữu stablecoin sẽ cho những người khác vay với lãi suất nhất định. Sau thời gian đã trao đổi từ ban đầu, người sở hữu sẽ nhận lại được cả gốc lẫn lãi. Người vay trong hình thức này có thể là các user khác hoặc các sàn giao dịch.

Ngoài ra, người sở hữu stablecoin có thể cho vay trên các nền tảng hoặc giao thức lending protocol để nhận về lãi suất.

Stablecoin Lending và cách thức đầu tư hiệu quả
Stablecoin Lending và cách thức đầu tư hiệu quả

Một số nền tảng cho vay phổ biến được nhắc đến như:

  • Nền tảng cho vay tập trung (CeFi): Binance, Gemini, Nexo, BlockFi…
  • Nền tảng cho vay phi tập trung (DeFi): MakerDAO, Aave, Compound, Oasis…

Tổng kết ưu nhược điểm của Stablecoin

Đánh giá lợi ích và hạn chế của các loại Stablecoin
Đánh giá lợi ích và hạn chế của các loại Stablecoin

Ưu điểm của Stablecoin là gì?

Ổn định giá: Đây chính là lợi ích quan trọng nhất khi nhà đầu tư sử dụng Stablecoin vì được đánh giá có khả năng giao dịch tốt hơn những loại tiền điện tử chính thống khác như Bitcoin. Vì thế mà Stable có thể được sử dụng để giao dịch hàng ngày. Bên cạnh đó, Stablecoin giúp khoảng cách giữa digital money và fiat money được thu hẹp đi đáng kể. Từ đó, cung cấp cho các nhà đầu tư một nơi an toàn trong giời gian thị trường biến động thất thường.

Khả năng toàn cầu: Stablecoin cho phép nhà đầu tư giao dịch không biên giới vì sở hữu được những lợi ích từ chuỗi khối blockchain. Chỉ cần bạn có ví tiền mã hoá tương thích là có thể giao dịch được ngay trong thời gian ngắn.

Tăng nguồn thu nhập thụ động: Stablecoin giúp nhà đầu tư tạo thêm được nguồn thu nhập thụ động thông qua các nền tảng như Defi và các sàn crypto khác. Với phương thức cho vay trên các nền tảng đó, các nhà đầu tư có thể kiếm được nguồn lãi đáng kể mà không mất đi chi phí cơ hội nào.

Giúp phòng ngừa rủi ro và đa dạng danh mục đầu tư: Việc để Stablecoin chiếm 1 phần trong danh mục đầu tư của bạn cũng sẽ giúp phần nào hạn chế được rủi ro tổng thể. Trong một thị trường đầy biến động thì Stablecoin cho phép bạn tận dụng mức chênh lệch để bán lời như bán khống.

Nhược điểm của Stablecoin là gì?

Thiếu tính minh bạch: Việc khai khống thông tin trong quá trình phát hành ra 1 stablecoin nào cũng có thể xảy ra. Và thật rủi ro nếu bạn không tìm hiểu kỹ dự án đấy.

Fiat-backed stablecoin được bảo chứng bởi tiền pháp định đa phần sẽ có tính tập trung thay vì phi tập trung: Tính chất này làm gia tăng sự kiểm soát lên đồng tiền ấy bằng những quy định tiền tệ của họ.

Stablecoin phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng coin đó: Việc này dễ dẫn đến tình trạng bạn sẽ bị lôi kéo bởi những thông tin của chính cộng đồng đó tạo ra mà không hề quan tâm đến tính xác thực của thông tin đó. Với tình trạng này dễ khiến bạn bị FOMO và có thể trắng tay nếu rơi vào lưới của các cá mập.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến đồng Stablecoin

Stablecoin nào xuất hiện đầu tiên?

Tether (USDT) là cái tên đầu tiên trong làng Stablecoin, được xuất hiện vào năm 2014 với mục đích ổn định mức tỷ giá 1:1 với đồng Đô la Mỹ USD.

Stablecoin nào được đánh giá là tốt nhất?

Đánh giá này chỉ mang tính chất tương đối vì phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng của từng nhà đầu tư. Kể đến những đồng Stablecoin được cộng đồng đánh giá cao sẽ là USDT, USDC, DAI,…

Stablecoin có được kiểm soát không?

Hiện tại thì Stablecoin đang được chú ý cao từ các cơ quan quản lý do ảnh hưởng mạnh mẽ của đồng tiền này mang lại cho hệ thống tài chính. Tuy vẫn chưa có quy định cụ thể nào nhưng nhiều khu vực như Singapore đã và đang hoàn thiện dần các quy tắc pháp lý dành cho stablecoin, chủ yếu vào việc dự trữ và tăng tính minh bạch.

Stablecoin có thể bị sụp đổ không?

Nếu không thể kiểm soát và duy trì stablecoin ở mức ổn định thì khả năng bị sụp đổ là có thể xảy ra. Đã có trường hợp xảy ra với đồng UST, trường hợp này cũng làm có các nhà đầu tư nghi ngờ về tính ổn định giá của đồng tiền này.

Stablecoin có tăng giá trị hay không?

Việc này có thể xảy ra một phần cũng bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài. Tuy nhiên, sự chênh lệch sẽ không cao vì cốt lõi nhằm để duy trì đặc điểm ổn định và bền vững của Stablecoin.

Lưu trữ Stablecoin trên sổ cái có được không?

Có thể lưu trữ stablecoin trên ví cứng như Ledger – Một lựa chọn lưu trữ ngoại tuyến an toàn cho khi bạn nắm giữ stablecoin.

Có thể mua đồng Stablecoin ở đâu?

Hiện nay, có 2 sàn giao dịch có thể mua đồng Stablecoin. Cụ thể là:

  • Sàn CEX: Với phương thức sử dụng tài sản crypto, các giao dịch P2P là giao dịch ngang với tiền trong thẻ ngân hàng của bạn.
  • Sàn DEX: Với phương thức giúp các nhà đầu tư trao đổi Stablecoin với tỷ lệ trượt giá thấp.

Trường hợp không trực tiếp mua đồng Stablecoin thì có thể áp dụng hình thức chuyển đổi các mã trong blockchain thành token. Từ đó tạo ra đồng Stablecoin thông qua việc dùng các lệnh thế chấp.

Tóm lại, dù các stablecoin là phương thức linh hoạt mang tính ổn định cao, nhưng hãy nhớ chắc chắn rằng loại này vẫn là 1 trong những đồng tiền mã hóa và chắc chắn vẫn mang những rủi ro tiềm tàng. Hãy đảm bảo bản thân đã nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi bắt đầu tham gia đầu tư giao dịch. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ Stablecoin là gì cũng như các thông tin liên quan. Chúc bạn đọc giao dịch thành công.

Rate this post

Tôi là Phùng Cảnh Lang, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong thị trường Crypto, tôi hy vọng những bài viết của mình thật sự hữu ích với bạn. Là một người từng trải, tôi rất mong khi ai đó gia nhập vào thị trường Crypto hãy nên trang bị đầy đủ kiến thức, vì đây là đầu tư không phải một canh bạc may rủi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *