Panic Sell là gì? Đây có lẽ không phải từ khóa xa lạ đối với những người tham gia thị trường tài chính. Khi hiện tượng này xảy ra, người tham gia thường phải lo lắng đối với khả năng sẽ tổn thất về tài chính và buộc phải đưa ra quyết định dưới môi trường áp lực. Vậy làm thế nào để giảm ảnh hưởng từ Panic Sell? Hãy theo chân vào viết dưới đây để tìm hiểu nhé!
Panic sell là gì?
Panic sell là tình trạng xảy ra dưới tình huống nhiều nhà đầu tư ở thị trường tài chính đồng loạt bán tất cả tài sản trong thời gian ngắn trong tình trạng hoảng loạn. Hiện tượng này xảy ra khi xuất hiện những thông tin tiêu cực về thị trường tác động đến tâm lý của nhà đầu tư, đưa họ đến những quyết định bộc phát và vội vàng.
Để dễ hiểu hơn thì Panic Sell khởi nguồn từ một sự kiện suy giảm niềm tin của nhà đầu tư về thị trường, cụ thể là một token, cổ phiếu hay ngành nghề cụ thể nào đó. Lý do có thể đến từ những vấn đề đáng chú ý của một doanh nghiệp hay ngành, ví dụ như việc báo cáo số liệu doanh thu và lợi nhuận không khả quan, thông tin công ty bị tấn công bảo mật.
Những lần bán ồ ạt lúc đầu thường do sự suy yếu từ yếu tố bên trong của doanh nghiệp. Tình huống có thể diễn biến tệ đi nếu sự thiếu hụt lúc đầu chạm mức giá kích hoạt lệnh cắt lỗ.
Nhân tố cần phải chú ý trong quá trình xảy ra hiện tượng bán tháo đồng loạt là từ việc người mua có những nhận định sai đối với tính nghiêm trọng từ những thông tin được công bố trước đó. Sự nhận định này có khả năng sẽ gãy đổ khi có hướng tiêu cực nhất định. Việc phản ứng thái hóa đối với thông tin có thể sẽ tác động ngắn hạn là điều thường thấy.
Nguyên nhân xảy ra panic sell
Khi hiện tượng suy giảm mạnh từ thị trường xảy ra, các nhà giao dịch sẽ quyết định bán một cách ồ ạt, nghĩa là họ sẽ bán tài sản một cách vội vã mong muốn tránh đối diện thị trường tiếp tục rớt giá.
Sự suy giảm của thị trường có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như chỉ số yếu kém về kinh tế, thảm họa thiên nhiên, căng thẳng về chính trị, đại dịch toàn cầu hoặc nhiều nhân tố khác. Nhưng mỗi cuộc suy giảm xảy ra đều có điểm khác biệt đặc biệt là trong nhận định phân tích về kỹ thuật.
Sự suy giảm trong phân tích về kỹ thuật được chia thành 3 loại:
Pullback (Sụt giảm nhẹ): Mức sụt giảm của loại này thường trong khoảng 5% đến 10% khi so sánh với mức giá cao nhất của thị trường trước đó và nó chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn. Pullback không tác động lớn đến tâm lý của nhà đầu tư mà còn cho những nhà giao dịch có cơ hội được mua tài sản với giá rẻ.
Ví dụ: Trong trường hợp giá của BTC có sự tăng trưởng đáng chú ý từ những tin tức tích cực đến từ SEC thì quá trình Pullback có thể nhanh chóng xảy ra khi những nhà giao dịch thu lời và bán ra. Tuy được xem là Panic Sell nhưng đối với trường hợp suy giảm này sẽ không đáng lo ngại mà còn là cơ hội mua tài sản với mức giá tốt.
Correction (Điều chỉnh): Trường hợp này giá sẽ giảm sâu hơn trong khoảng 30% đến 50% ở thị trường tiền điện tử khi so sánh với điểm giá cao nhất từ thị trường trước đó. Hiện tượng Correction có thể xảy ra trong vòng vài ngày khi xuất hiện những nhân tố tiêu cực trên thị trường ví dụ như định giá token quá cao.
Khi thực hiện điều chỉnh các trader thường sẽ gặp rào cản trong việc nhận định đây chỉ là hiện tượng suy giảm ngắn hạn hay nó là một hiện tượng kéo dài nghiêm trọng. Thu mua token vào giai đoạn điều chỉ sẽ có cơ hội mua được token với tốt.
Bear market (Thị trường giảm giá): Đây là loại Panic Sell nghiêm trọng nhất có mức độ suy giảm hơn 50% khi so sánh với mức cao nhất của thị trường trước đó và nó sẽ diễn ra trong khoảng thời gian ít nhất là 2 tháng, thị trường lúc này được gọi là bear market. Quá trình này xảy ra có thể đi kèm với suy giảm về kinh tế và sự mất niềm tin từ những nhà đầu tư. Lo lắng về việc sẽ mất trắng nên họ ra quyết định panic sell. Dưới tình huống này sẽ diễn biến nghiêm trọng khi những nhà đầu tư tham gia bán tháo ngày càng tăng, làm thời gian diễn ra suy giảm dài và kéo giá xuống thấp.
Điều quan trọng nhất là Pullback, Correction hay Bear Market đều là những yếu tố bình thường trong chu kỳ đầu tư cũng như giá trị. Sau giai đoạn này thị trường sẽ dần phục hồi, tùy theo diễn biến mà về tốc độ cũng như mức độ của panic sell để quyết định quá trình phục hồi sẽ diễn ra như thế nào.
Tâm lý của những nhà đầu tư khi xảy ra panic sell như thế nào?
Panic Sell có khả năng chỉ bắt đầu bằng một quyết định bán một cách đơn giản nhưng đứng sau nó là sự phức tạp về tâm lý của nhà đầu tư.
Sự sợ hãi
Panic sell xảy ra khi nhà đầu tư có tâm lý sợ hãi đối với một tin tức xấu về thị trường xuất hiện bất kỳ tin tức về chính trị, kinh tế hay đầu tư. Các nhà giao dịch thường xem điều đó có đe dọa đến thị trường cũng như tài sản của họ.
Vì vậy, họ đưa ra quyết định bán để giảm tổn thất ở mức tối thiểu nhất. Nhưng hành động này đã vô tình gây ra một tròn luẩn quẩn khi kéo theo ngày càng nhiều người đồng loạt bán ra, làm giá giảm và sự lo lắng lan rộng trên thị trường, cuối cùng dẫn thêm nhiều nhà đầu tư khác panic sell. Chu kỳ của Panic Sell thường diễn ra rất nhanh khi những trader dần nhận ra rằng số tài sản họ bán ra với giá thấp đang được tăng giá trở lại.
Ác cảm đối với sự mất mát
Mặc dù có đủ nhận thức về nguy cơ mà panic sell gây ra, vậy điều gì khiến trader vẫn thực hiện nó?
Năm 1979, Kahneman và Tversky đã đưa ra nghiên cứu về lý thuyết ác cảm đối với sự mất mát (loss aversion) để giải thích cho hiện tượng này.
Nội dung của lý thuyết này nói rằng những nhà đầu tư sẽ chìm vào tình trạng tâm lý có tên là “Ác cảm mất mát”. Có thể nói một cách dễ hiểu thì nhà đầu tư có thể có đa dạng phản ứng về tâm lý đối với một tình huống, phụ thuộc vào yếu tố là họ sẽ thu lợi nhuận hay thua lỗ.
Ví dụ: Khi mất đi 1000 USD nhà đầu tư sẽ có trạng thái tâm lý đau khổ cùng cảm xúc buồn bã, những khi kiếm được 1000 USD thì họ lại không cảm thấy hài lòng. Ác cảm đối với sự mất mát đã thúc đẩy họ hướng tới việc tránh khỏi rủi ro hơn là tìm kiếm lợi nhuận.
FOMO
Cuối cùng là tâm lý không muốn bản thân bị bỏ lại của những nhà đầu tư. Khi đối mặt với tâm lý đám đông, họ chịu áp lực và mong muốn được tiến hành những hành động mà đám đông đang làm để không rơi vào trạng thái cô đơn. Khi đa số nhà đầu tư đều quyết định bán ra, những nhà giao dịch cảm nhận được áp lực lớn và họ sẽ quyết định bán ra vì sợ bị bỏ lại. Vô hình chung điều này đã kéo họ vào quá trình Panic Sell.
Rủi ro từ panic sell
Khi có sự giảm giá đột ngột từ thị trường sẽ gây hoảng sợ cho nhà đầu tư. Rủi ro nghiêm trọng nhất có thể xuất hiện là sự sợ hãi áp đảo và việc bán tháo được đông đảo nhà đầu tư thực hiện.
Nhưng hãy nhớ rằng thị trường sẽ luôn thay đổi và khi nhà đầu bán đi tài sản thì họ mới thật sự mất tiền. Khi tiền được rút khỏi thị thị trường thì không chỉ đồng nghĩa việc họ chấp nhận mức giá thấp mà còn tự loại bản thân ra khỏi chu kỳ hồi phục của thị trường.
Đối với tình huống bán tháo với tình trạng hoảng loạn thì một trong những rủi ro đáng lo ngại nhất là tổn thất về tài sản. Những người rót tiền đầu tư với những mục tiêu dài hạn, có thời gian được tính bằng năm hay thấp kỷ có khả năng chống chịu được những cơn hoảng loạn. Nhưng trong tình huống sau khi nghỉ hưu người đầu tư có định hướng dùng đầu tư để duy trì cuộc sống, nếu có tình trạng hoảng loạn xảy ra trước lúc họ nghỉ hưu thì nó sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt khi họ đã lên kế hoạch cho việc đầu tư này.
Rủi ro từ sự suy giảm bất ngờ của thị trường vì hoảng loạn đã trở thành một trong những nguyên nhân mà những chuyên gia đầu tư gợi ý cho những nhà đầu tư phải kiểm tra danh mục đầu tư theo định kỳ và nên hiệu chỉnh tài sản có mức độ gặp rủi ro lớn như crypto chuyển sang những loại tài sản an toàn hơn như trái phiếu khi kỳ nghỉ hưu đang gần kề.
Đây cũng là nguyên nhân mà nhiều chuyên gia đề xuất người tham gia đầu tư nên có một khối lượng tiền mặt trong khoảng 6 đến 12 tháng sinh hoạt phí dùng cho tình huống khẩn cấp. Việc tích trữ tiền mặt này với mục đích đảm bảo rằng khi nhà đầu tư thất nghiệp họ vẫn có đủ khả năng để tham gia thị trường, loại bỏ khả năng nhà đầu tư phải rời bỏ thị trường vì gánh nặng sinh hoạt phí, đảm bảo được kế hoạch đầu tư dài hạn.
Tìm kiếm cơ hội khi panic sell xuất hiện
Để có một nguồn lợi nhuận lớn thì cơ hội tuyệt vời nhất sẽ được tìm thấy ở Panic Sell.Thay vì đi theo số đông trên thị trường thì chúng ta hãy tận dụng panic sell thành một cơ hội đầu tư thông minh. Để cơ hội trở thành lợi nhuận thật sự thì nhà đầu tư cần nắm rõ nguyên nhân bán tháo cũng như điểm đáy của nó.
Bán khống
Một trong những chiến lược được xem là hiệu quả đối với xu hướng giá giảm là bán khống. Thông qua việc bán khống, nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận bằng cách giảm giá tài sản.
Quản lý vốn dựa vào phương pháp Martingale (Double đến chết)
Để tăng quy mô vị thế của nhà đầu tư sau mỗi lần chịu lỗ thì phương pháp Martingale sẽ là một hệ thống hay giao dịch sẽ được áp dụng một cách hiệu quả. Mục đích là bù đắp những khoản thua lỗ trong những giao dịch trước đó và thông qua một lần thắng để thu về lợi nhuận.
Vào thế kỷ 18, Paul Pierre Levy nhà toán học người pháp là người đã có công nghiên cứu ra phương pháp Martingale. Phương pháp này phổ biến trong những game về cờ bạc, ví dụ như blackjack và roulette, thị trường tài chính cũng thường áp dụng phương pháp này vào giao dịch.
Chú ý: Dựa vào lý thuyết, nhà đầu tư có thể thu hồi vốn và lợi nhuận theo phương pháp này. Tuy nhiên, trên thực tế đây là điều khó có thể xảy ra vì nguồn vốn của mỗi cá nhân thường có hạn nên sẽ có nguy cơ cạn vốn trước khi thu hồi được vốn.
Xác định vị trí đảo chiều dựa vào phân tích kỹ thuật
Sóng hiệu chỉnh và sóng xung động là 2 loại sóng sẽ thấy khi xảy ra hoảng loạn giảm giá. Xu hướng giá giảm có khả năng đảo ngược nếu xuất hiện dấu hiệu tích cực thấy rằng xu hướng giảm đang đến cuối chu kỳ.
Trong trường hợp đường trendline bị gãy vỡ hay khi giá chạm điểm kháng cự với ngưỡng hỗ trợ thì điều ở trên sẽ xảy ra. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể áp dụng những mẫu nến dùng để đảo chiều như pin bar, để xác định vị trí đảo chiều của xu hướng có thể áp dụng mẫu có hình vai đầu vai hoặc có hình vòng cung.
Một vài vụ Panic Sell lớn trong lịch sử
Thảm họa mang tên Mt. Gox (2014)
Một trong những đợt panic sell lớn nhất xảy ra trong lịch sử của crypto được khởi nguồn từ sự kiện sụp đổ của sàn giao dịch Mt.Gox trong năm 2014. Sàn giao dịch về tiền ảo này đã lên thông báo đánh mất của khách hàng hơn 850.000 Bitcoin và tuyên bố sụp đổ sau đó. Giá Bitcoin đã giảm đi rất nhiều sau thông tin này.
Trận sụp đổ vào tháng 1/2018
Vào tháng 1/2018, sau khi hàng loạt loại tiền điện tử mất giá thì thị trường phải đối diện với cuộc sụp đổ lớn. Sự kiện này có mối liên hệ với những quốc gia khi nhiều nước phải hạn chế hoặc cấm giao dịch đối với tiền điện tử
Đây được xem là giai đoạn hoảng loạn của Bitcoin khi trải qua giai đoạn tăng giá đỉnh điểm vào khoảng thời gian cuối năm 2017, khi đó Bitcoin đã có bước nhảy vọt từ vài trăm đô lên 20.000 đô.
Sự kiện SEC đưa ra lời từ chối đề xuất của ETF Bitcoin (2018)
Vào năm 2018, khi Ủy ban về Chứng khoán và Giao dịch của Hoa Kỳ (SEC) đưa ra lời từ chối đối với đề xuất ETF Bitcoin từ Winklevoss Twin, trong thị trường khi đó Winklevoss Twin gần như là một nhà đầu tư lớn. Sự việc đã gây nên trạng thái hoảng loạn cho thị trường kéo theo panic sell do lo lắng chính phủ sẽ quản lý thị trường đi theo hướng không mấy tích cực.
Dịch COVID-19 (2020)
Đầu năm 2020 đại dịch Covid bùng nổ đã gây ra cuộc khủng hoảng trên toàn cầu gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến thị trường về tiền điện tử. Cao điểm là vào tháng 3 năm 2020 khi đồng loạt những thị trường về bất động sản, chứng khoán, tài chính và crypto đã đối mặt với trạng thái sụp đồ gần như hoàn toàn khi Hoa Kỳ lâm vào đại dịch
Sụp đổ vào hè năm 2021
Sự sụp đổ vào giữa tăng trưởng đối với Bitcoin khi nó vừa lập ATH đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 16/4/2021. Lý do cuộc Panic Sell này là do lệnh cấm thị trường tiền điện tử một cách triệt để của Trung Quốc mà đối tượng chính là những thợ đào. Để thị trường có thể khôi phục lại điểm vốn hóa ban đầu đã mất gần 5 tháng.
Cách tránh bị tác động lớn hiện tượng mang tên Panic sell là gì?
Các nhà đầu tư phải hiểu rằng:
Không có cái gì có thể giảm/tăng mãi mãi
Sau mỗi một cuộc sụp đổ đều đến giai đoạn phục hồi. Không có một chu kỳ nào có thể tăng mãi mãi hay giảm mãi mãi. Trong quá khứng đã xảy ra rất nhiều cuộc khủng hoảng nhưng cuối cùng hầu hết đều khôi phục lại vị trí đáng có của nó. Vì vậy mà sau mỗi cuộc Panic Sell thay vì lo lắng hãy giữ bình tĩnh và chờ đợi sự phục hồi từ thị trường.
Hãy ứng dụng theo mẹo của anh Ryan khi BTC giảm đi 25-30% có thể chọn thời điểm để ăn sóng hồi. Và dựa trên dữ liệu quan sát được thì mỗi năm thị trường có 3 đến 4 lần giảm sâu hơn 25%, nếu quan sát tốt thì sẽ cơ cơ hội thu về tài sản rất lớn.
Thị trường giảm giá cũng được xem là một điều tốt
Thị trường nào cũng sẽ có lúc lên lúc xuống và thị trường tài chính cũng không ngoại lệ, kể cả thị trường crypto. Việc thị trường rớt giá có thể là dấu hiệu cho thấy thị trường crypto đang trong chu kỳ hoạt động bình thường. Đối với mỗi lần thị trường suy giảm, thì sau đó thị trường sẽ phát triển, phục hồi và tăng trở lại. Quy trình của thị trường đều hoạt động theo chu kỳ hãy luôn chuẩn bị tinh thần đối với những cuộc panic sell.
Bán tháo với mức giá thấp đồng nghĩa với việc đang cắt lỗ
Hãy ghi nhớ rằng, nếu bạn theo số đông bán tháo những tài sản bạn sở hữu khi thị trường suy giảm thì đồng nghĩa bạn bán tài sản của bản thân ở giá đáy. Đây là hành động vội vàng thiếu sự suy tính nếu bạn đầu tư với mục đích thu lợi nhuận và đầu tư dài hạn.
Tất nhiên nếu thị trường suy giảm sẽ làm chúng ta hoảng sợ nhưng khi thực hiện đầu tư vẫn có phương thức giúp nhà đầu tư tránh được hậu quả Panic Sell. Cụ thể là:
Giữ trạng thái bình tĩnh và mang tư duy đầu tư dài hạn
Việc thị trường lên, xuống là điều khó tránh khỏi. Vì vậy ngay từ đầu chúng ta cần định hướng về tư duy dài hạn đồng nghĩa với việc đầu tư dài hạn, chẳng hạn như những mục tiêu như 1 năm, 2 năm, 3 năm hay xa hơn là 5 năm. Khi áp dụng tư duy này bạn sẽ là một nhà đầu tư kiếm lợi nhuận mà không cần phải phụ thuộc quá nhiều vào thị trường. Tư duy dài hạn yêu cầu nhà đầu tư phải lên kế hoạch đầu tư phù hợp để chạm đến mục tiêu cuối cùng.
Trên thực tế thì những đợt Panic Sell ngắn hạn đa phần đều mang đến những thiệt hại đối với tài khoản của nhà đầu tư future margin về vay nợ để đầu tư. Đôi khi nhà đầu tư phải đôi lần đối mặt với sự giảm giá từ thị trường trong khoảng vài tuần, nhưng khi nhìn ở góc độ rộng hơn trong bề dày lịch sử thì trong mỗi cuộc panic sell đều mang đến cơ hội thu về lợi nhuận.
Thay vì hoảng sợ hãy tận dụng những đợt Panic Sell để kiếm lợi nhuận
Nguồn lợi nhuận lớn sẽ về tay nhà đầu tư nếu biết tận dụng những đợt Panic Sell. Thay vì lo lắng và cuốn theo thị trường thì hãy giữ sự bình tĩnh và tận dụng những cơ hội đó để lập kế hoạch đầu tư đem đến lợi nhuận khổng lồ. Nhưng muốn kiếm được lợi nhuận từ Panic Sell nhà đầu tư phải nắm rõ nguyên nhân cơn hoảng loạn và mức kỳ vọng về điểm đáy . Nhà đầu tư nên canh short đối với thị trường cũng như chờ đợi sự hồi phục từ thị trường đồng thời áp dụng những mẹo BTC suy giảm của anh Ryan để thu lợi nhuận.
Luôn có chiến lược đầu tư hợp lý
Lên chiến lược đầu tư là yếu tố quan trọng để bắt đầu đầu tư mà nhà đầu tư nào cũng nên chuẩn bị. Chiến lược được thiết kế càng kỹ lưỡng và chi tiết thì khả năng gặp rủi ro đầu tư sẽ càng thấp khi gặp những đợt panic sell. Vì thế nhà đầu tư nên tạo chiến lược đầu tư từ những câu hỏi sau:
- Tiến hành quản lý vốn như thế nào?
- Quá trình học hỏi, tìm hiểu về kiến thức đầu tư được tiến hành ra sao?
- Khối lượng giao dịch hợp lý là bao nhiêu? Khối lượng giao dịch nên tăng vào lúc nào?
- Kế hoạch để vào lệnh, dừng lỗ và chốt lời như thế nào?
- Sử dụng phương pháp nào để giao dịch chính? Đã từng có hệ thống nào giao dịch sinh lời hay chưa?
Tóm lại, Panic sell là hiện tượng tâm lý nhà đầu tư bị hoang mang và sợ hãi dẫn đến việc mang hàng ra bán tháo ồ ạt. Để tránh thua lỗ trong đầu tư vì tình huống này thì nhà đầu tư cần trang bị nền tảng kiến thức tốt cùng với định hướng đầu tư cụ thể, đặc biệt giữ vững tâm lý tránh dao động theo số đông. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ Panic Sell là gì qua nội dung Crypto568 chia sẻ trên. Chúc các bạn đầu tư thành công!
Xem thêm:
Phân biệt 4 hình thức tấn công Spoofing thường gặp nhất
Dấu hiệu nào giúp nhận biết được Price Impact trong thị trường?
Tôi là Phùng Cảnh Lang, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong thị trường Crypto, tôi hy vọng những bài viết của mình thật sự hữu ích với bạn. Là một người từng trải, tôi rất mong khi ai đó gia nhập vào thị trường Crypto hãy nên trang bị đầy đủ kiến thức, vì đây là đầu tư không phải một canh bạc may rủi.