OBV là gì? Chỉ báo OBV hỗ trợ tín hiệu gì trên thị trường crypto?

OBV là gì? Khi tham gia đầu tư trên nền tảng tiền điện tử, Traders cần chuẩn bị cho mình một tâm thế có thể thành công rực rỡ hoặc thất bại cay đắng. Tuy nhiên, trong thế giới khắc nghiệt này, không ai muốn trở thành một người thua cuộc. Vì vậy, các nhà đầu tư luôn cố gắng tìm kiếm những công cụ hỗ trợ đáng tin cậy để trợ giúp quá trình giao dịch. Vậy chỉ số OBV là gì? Hãy tìm hiểu về khái niệm chỉ báo và vai trò của nó trên thị trường.

Chỉ báo OBV là gì?

Để làm quen với một chỉ số mới trên thị trường crypto, trước tiên nhà đầu tư cần phải hiểu được khái niệm của nó. Cũng giống như những công cụ khác, hiểu được bản chất OBV là gì sẽ giúp bạn sử dụng công cụ này hiệu quả nhất. Cụ thể như sau:

Định nghĩa về chỉ báo OBV
Định nghĩa về chỉ báo OBV

OBV với cái tên đầy đủ là On-Balance Volume, được sử dụng để chỉ số đo lường sức mạnh mua-bán trên thị trường. Chỉ số là sự kết hợp hoàn hảo giữa biến động giá và khối lượng giao dịch, nhờ vậy nó hỗ trợ khả năng đánh giá xu hướng sẽ chính xác hơn. Khi OBV mạnh, xu hướng hiện tại có khả năng tiếp diễn trong tương lai gần. Ngược lại, OBV yếu thể hiện khả năng đảo chiều cao.

Chỉ số OBV được tích lũy và biểu diễn dưới dạng đường động. Điều này cho phép các trader quan sát và phân tích xu hướng thị trường. Họ có thể đánh giá tiềm năng và động lực của phe mua hoặc phe bán, đồng thời nhận diện các tín hiệu giao dịch có tác động đến thị trường giao dịch.

Chỉ số OBV xuất hiện trên thị trường tiền điện tử vào khoảng thời gian nào?

Chỉ số OBV xuất hiện từ những năm thế kỷ 20, chính xác là vào năm 1946 và đã tồn tại gần một thế kỷ. Phát minh này đến từ nhà đầu tư tài năng Joseph Granville. Ông đã sử dụng các cơ sở tài chính trước đó để tạo ra OBV. Cụ thể là ông kết hợp kỹ thuật “khối lượng liên tục” của Woods và Vignola. Granville tin rằng khối lượng giao dịch là yếu tố tiên phong, dẫn dắt biến động giá trên thị trường. Chính vì vậy mà mục đích của On Balance Volume chính là sử dụng để theo dõi những vùng biến động mạnh và dự báo những xu hướng sau này.

Cha đẻ của chỉ báo OBV - Joseph Granville
Cha đẻ của chỉ báo OBV – Joseph Granville

Mặc dù OBV được hình thành từ 1946 nhưng chỉ số này chỉ thật sự được nhiều người biết đến khi cuốn sách “Granville’s New Key to Stock Market Profit” được ra mắt vào năm 1963. Ngay khi các nhà đầu tư nhận thấy sức mạnh tiềm năng của On Balance Volume, nó đã tạo nên một bước đột phá trong giới phân tích kỹ thuật giao dịch. Cho đến hiện tại, chỉ số này vẫn đang trở thành một công cụ kỹ thuật phổ biến và có giá trị trong thế giới giao dịch đồng tiền kỹ thuật số.

Mức độ ảnh hưởng của chỉ báo OBV đối với thị trường crypto như thế nào

Nâng khả năng nhận định xu hướng giá

Thông thường, phiên tăng giá đi kèm khối lượng cao hơn và phiên giảm giá sẽ đi với khối lượng thấp. Điều này đúng trong hầu hết trường hợp, ngoại trừ khả năng bán tháo của các nhà đầu tư, khi đó OBV tăng bất chấp giá giảm.

Khi OBV tăng trong xu hướng Uptrend, cho thấy một lực mua mạnh mẽ, khối lượng giao dịch dồi dào cùng với khả năng tăng giá trong thời gian tới. Ngược lại, OBV giảm cho thấy áp lực bán gia tăng, khối lượng suy yếu, có thể dẫn đến việc phá vỡ các mức hỗ trợ ngắn hạn và hình thành đáy giá mới.

OBV sử dụng biến động khối lượng để nhận định tín hiệu tăng giảm trong crypto. Nếu có sự đồng thuận tăng giữa giá và OBV, đây là điều tích cực, thể hiện xu hướng tăng có thể kéo dài.

OBV có tác động gì đến thị trường tiền điện tử?
OBV có tác động gì đến thị trường tiền điện tử?

Xác định phân kỳ

Hiện tượng phân kỳ xảy ra khi chỉ báo OBV và giá cổ phiếu di chuyển trái chiều. Cụ thể:

  • OBV giảm trong khi giá tăng: Dấu hiệu cho thấy đà tăng đang suy yếu do thiếu sự hỗ trợ từ khối lượng giao dịch.
  • OBV tăng trong khi giá giảm: Báo hiệu xu hướng giảm có thể sắp kết thúc, mở đường cho một đợt tăng giá mới.

OBV đặc biệt hữu ích trong việc xác định xu hướng giá dài hạn. Tuy nhiên, để đạt được giá trị tốt nhất trong giao dịch, nên sử dụng OBV cùng nhiều chỉ báo kỹ thuật khác.

Công thức xác định chỉ báo OBV là gì?

Chỉ số OBV được tính toán dựa trên trường hợp sau:

  • Giá đóng cửa hiện tại tăng so với giá đóng cửa trước đó: OBV mới = OBV cũ + Khối lượng giao dịch hiện tại
  • Giá đóng cửa hiện tại giảm so với giá đóng cửa trước đó: OBV mới = OBV cũ – Khối lượng giao dịch hiện tại
  • Giá đóng cửa hiện tại không đổi so với giá đóng cửa trước đó: OBV mới = OBV cũ

Cài đặt chỉ báo OBV trên 2 nền tảng: MT4 và Tradingview

Trên phần mềm MT4

Cài đặt chỉ báo OBV trên nền tảng giao dịch MetaTrader4 như sau:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản Trading cá nhân.

Bước 2: Trên thanh công cụ, chọn “Insert” > “Indicators” > “Volumes” > “On Balance Volume”.

Bước 3: Tùy chỉnh thông số OBV trong hộp thoại “Parameters”. Chi tiết về hộp thọa này gồm:

  • “Apply to”: Chọn “Close” (giá đóng cửa)
  • “Style”: Tùy chỉnh màu sắc và kiểu đường OBV
Traders có thể tùy chỉnh các thông số OBV dựa vào hộp thoại OBV để tối ưu hóa hiệu suất phân tích
Traders có thể tùy chỉnh các thông số OBV dựa vào hộp thoại OBV để tối ưu hóa hiệu suất phân tích

Bước 4: Giữ nguyên cài đặt mặc định cho “Levels” và “Visualization”. Nhấn “OK” để hoàn tất quá trình cài đặt.

Hiển thị chỉ báo OBV trên nền tảng MT4
Hiển thị chỉ báo OBV trên nền tảng MT4

Trên phần mềm Tradingview

Tradingview nổi tiếng trong giới giao dịch với cương vị là phần mềm phân tích kỹ có giao diện trực quan nhất hiện nay. Ngoài ra, TradingView cũng là nền tảng cung cấp đa dạng chỉ báo cho các Traders. Vì vậy, phần mềm này là một nền tảng đầy quen thuộc đối với các nhà đầu tư thị trường.

Nếu muốn thêm chỉ báo OBV vào biểu đồ Tradingview, thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập và chọn biểu đồ cặp tiền bạn muốn phân tích và thực hiện giao dịch.

Bước 2: Chọn “Các chỉ báo” trên thanh công cụ, tìm “On Balance Volume” và chọn.

Bước 3: Tùy chỉnh các thông số, như: chu kỳ, đường trung bình động và màu sắc hiển thị.

Hiển thị chỉ báo OBV trên nền tảng Tradingview
Hiển thị chỉ báo OBV trên nền tảng Tradingview

Làm thế nào để sử dụng chỉ báo OBV tốt nhất?

Xác định giá của đồng crypto tiếp diễn xu hướng hiện tại

Chiến lược giao dịch này dựa trên mối liên hệ tương quan giữa khối lượng, chỉ số OBV và giá của tiền điện tử. Khi giá và OBV đồng thuận tăng cùng khối lượng mua lớn, xu hướng tăng có khả năng duy trì lâu dài. Ngược lại, khi giá và OBV giảm đồng thời với áp lực bán gia tăng, xu hướng giảm có thể kéo dài.

Ví dụ, trong thời gian đầu, giá và OBV của một đồng tiền điện tử đang có xu hương đi lên. Tiếp theo, giá tích lũy (sideway) và OBV dao động trong phạm vi hẹp. Vào cuối giai đoạn tích lũy, nếu sức mạnh trở nên mạnh mẽ hơn và giá có thể bứt phá, khả năng thị trường sẽ tiếp nối xu hướng tăng ban đầu. Tại thời điểm này, nhà đầu tư có thể mở lệnh Long khi OBV vượt kháng cự trong giai đoạn giá đi ngang. Mức đặt stop loss tối ưu là đáy của vùng tích lũy và điểm chốt lời phù hợp là vùng kháng cự gần nhất.

Xác định giá của một đồng coin tiếp diễn xu hướng hiện tại
Xác định giá của một đồng coin tiếp diễn xu hướng hiện tại

Tín hiệu phân kỳ/hội tụ

Chỉ báo OBV cung cấp hai tín hiệu quan trọng: phân kỳ và hội tụ. Khi xuất hiện phân kỳ trong trường hợp giá tăng nhưng OBV giảm, cho thấy áp lực bán đang gia tăng. Có thể trong tương lai gần, giá sẽ điều chỉnh giảm xuống mức thấp hơn.

Ngược lại, tín hiệu hội tụ xảy ra khi giá giảm trong khi chỉ số OBV tăng, cho thấy nhu cầu mua đang tích lũy mặc dù giá vẫn đang trong xu hướng giảm nhẹ. Tình huống này báo hiệu xu hướng giảm đang suy yếu và có thể diễn ra tình trạng đảo chiều thị trường.

Ví dụ về tín hiệu hội tụ: Trong khoảng thời gian đầu, cả giá và OBV của đồng tiền điện tử đều đang giảm. Tuy nhiên, càng về sau xu hướng, ngay khi giá vẫn tiếp tục đi xuống thì OBV lại có dấu hiệu tăng. Sự trái ngược này nói lên rằng áp lực bán đang mất đi trọng lực và khả năng đảo chiều tăng giá đang tăng lên.

Phương pháp giao dịch hữu ích trong trường hợp này là đặt lệnh mua (Long) sau khi nhận thấy dấu hiệu xác nhận từ 2-3 nến tăng liên tiếp. Vị trí đặt stop loss nên là mức giá thấp nhất trong thị trường Downtrend trước đó và đặt mục tiêu chốt lời ở vùng kháng cự gần nhất.

Nhận biết tín hiệu hội tụ
Nhận biết tín hiệu hội tụ

Ngoại trừ tín hiệu hội tụ, tín hiệu phân kỳ trong phân tích kỹ thuật cũng cho thấy sự đảo chiều xu hướng. Trong trường hợp của một đồng tiền số, khi giá và OBV đối nghịch nhau, cụ thể là giá tăng và OBV giảm. Tình huống này là thể hiện sự suy yếu của lực mua và sự đảo chiều giá từ Uptrend qua Downtrend.

>> Xem thêm: Downtrend là gì? Nên làm gì khi thị trường downtrend?

Vào khoảng thời gian đầu, khi giá đồng tiền số tăng thì chỉ báo OBV lại thể hiện xu hướng đi xuống. Sự mâu thuẫn này là kết quả của một thị trường với xu hướng tăng giá đang dần cạn kiệt, và áp lực bán có thể sớm chiếm ưu thế. Tín hiệu đảo chiều sẽ nhanh chóng xảy ra trong thời gian tới.

Nhận biết tín hiệu phân kỳ
Nhận biết tín hiệu phân kỳ

Để giao dịch đạt được hiệu quả tốt nhất trong tình huống này là đặt lệnh bán khống (Short) ngay khi chỉ báo OBV phá vỡ vùng hỗ trợ quan trọng. Để quản lý rủi ro, nhà đầu tư nên đặt điểm dừng lỗ (stop loss) tại mức giá cao nhất trong xu hướng tăng trước đó. Mục tiêu chốt lời có thể được đặt tại vùng hỗ trợ gần nhất trên biểu đồ giá.

Tín hiệu phá vỡ các vùng giá quan trọng

Chỉ báo OBV là công cụ quan trọng trong việc xác nhận giá thay đổi tăng hay giảm trên thị trường. Cụ thể:

  • Đảo chiều tăng: Khi giá có dấu hiệu chuyển từ Downtrend sang Uptrend, sự phá vỡ kháng cự của OBV tăng độ tin cậy của tín hiệu này.
  • Đảo chiều giảm: Nếu giá có xu hướng chuyển từ Uptrend sang Downtrend, việc OBV phá vỡ mức hỗ trợ và giảm sẽ củng cố tín hiệu đảo chiều, nâng cao tỷ lệ thành công của giao dịch.

Ví dụ thực tế:

Khi giá của một đồng tiền số phá vỡ đường xu hướng tăng (Trendline), báo hiệu khả năng đảo chiều giảm. Trader có thể mở lệnh bán (Short) khi OBV giảm và phá vỡ mức hỗ trợ. Chiến lược quản lý rủi ro lúc này nên được thực hiện như sau:

  • Stop loss: Điểm giá phá vỡ đường xu hướng tăng.
  • Take profit: Đặt tại vị trí sát ngưỡng hỗ trợ gần nhất.
Tín hiệu phá vỡ đường Trendline tăng
Tín hiệu phá vỡ đường Trendline tăng

Trong trường hợp xu hướng giảm, khi giá bất ngờ vượt qua đường Trendline giảm vào cuối giai đoạn. Bên cạnh đó, chỉ báo OBV tăng cao hơn ngưỡng kháng cự cho thấy một tín hiệu chắc chắn về sự đảo chiều tăng.

Nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội này bằng cách mở lệnh mua (Long) ngay khi quan sát thấy giá phá vỡ (Breakout) đường xu hướng giảm và OBV đi qua mức kháng cự. Vị trí điểm dừng lỗ (Stop loss) nên được đặt ngay dưới đường Trendline giảm. Mục tiêu chốt lời (Take profit) có thể được xác định tại vùng kháng cự gần nhất trên biểu đồ.

Tín hiệu phá vỡ đường Trendline giảm
Tín hiệu phá vỡ đường Trendline giảm

Nhà đầu tư có nên áp dụng chỉ số On Balance Volume vào giao dịch tiền điện tử không?

Bước đầu tiên trong quá trình sử dụng chiến lược cùng chỉ số OBV là xác định phân kỳ dựa vào những đường WMA. Nhận diện được những biến động tiềm ẩn sẽ bước đệm vững chắc cho những phân tích tiếp theo của nhà đầu tư.

Để tối ưu hóa điểm Entry, dấu hiệu sự hội tụ của hai đường WMA là điều tất yếu. Khi hai đường này bắt đầu cùng hướng, đó là thời điểm thích hợp để vào lệnh, với mức cắt lỗ được đặt hợp lý. Thay vì sử dụng đầu kia của nến tín hiệu, nên xem xét đặt mức cắt lỗ tại đỉnh hoặc đáy sóng trước đó để hạn chế hiện tượng whipsaw. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể cân nhắc đến mô hình nến đảo chiều, bởi đây cũng là một phương pháp hiệu quả để xác định điểm vào lệnh.

Đối với phân tích trong thời gian dài, thông số 223 kỳ thường mang lại kết quả tốt. Trong thị trường có xu hướng, việc kết hợp chiến lược kháng cự/hỗ trợ với OBV là phương pháp hiệu quả. Chỉ báo OBV sẽ cung cấp góc nhìn mới về thị trường, giúp nhận định xu hướng giá chính xác hơn.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chú ý nhiều khi thị trường bước vào trạng thái sideway. Biến động của các đường WMA thường báo hiệu thị trường đang có sự đối lập căng thẳng giữa phe bán và phe mua. Nếu WMA phân kỳ kéo dài, nên tránh sử dụng tín hiệu tiếp theo để giảm thiểu rủi ro mức độ rủi ro của giao dịch.

Chỉ báo OBV giống như một chiếc la bàn chỉ hướng trong nền tảng dữ liệu tài chính. Với vai trò phân tích khối lượng và biến động giá, nhà đầu tư có thể dựa vào OBV để nhận biết các thay đổi sớm nhất trong xu hướng của thị trường. Tuy nhiên, như mọi công cụ khác đang có mặt trên thị trường, sức mạnh thực sự của OBV nằm ở cách sử dụng nó. Khi được tích hợp khôn ngoan vào chiến lược giao dịch tổng thể, OBV có thể trở thành chìa khóa giúp mở ra cánh cửa cơ hội đầu tư, đồng thời là lá chắn bảo vệ trước những biến động bất ngờ của thị trường. Vì vậy, nắm rõ thông tin OBV là gì sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian chinh phục con đường tài chính của bản thân.

Xem thêm:

Nguyên lý sóng Elliott và cách áp dụng trong giao dịch thị trường Crypto

Rate this post

Tôi là Phùng Cảnh Lang, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong thị trường Crypto, tôi hy vọng những bài viết của mình thật sự hữu ích với bạn. Là một người từng trải, tôi rất mong khi ai đó gia nhập vào thị trường Crypto hãy nên trang bị đầy đủ kiến thức, vì đây là đầu tư không phải một canh bạc may rủi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *