Nến Bearish Engulfing (nến nhấn chìm giảm) là một tín hiệu quan trọng trong giao dịch tiền điện tử. Khi mô hình này xuất hiện, nó cho thấy một nến giảm lớn đã bao phủ hoàn toàn nến tăng trước đó. Đối với các nhà đầu tư Crypto, nhận diện mô hình Bearish Engulfing là gì giúp bạn quyết định thời điểm tốt để bán hoặc điều chỉnh chiến lược giao dịch. Để biết cách sử dụng mô hình Bearish Engulfing trong giao dịch tiền điện tử, hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết sau.
Bearish Engulfing là gì?
Mô hình nhấn chìm giảm (Bearish Engulfing) là một dấu hiệu mạnh trên biểu đồ nến Nhật, báo hiệu khả năng thị trường sắp đảo chiều từ tăng sang giảm. Khi nói đến Bearish, trader đang dự đoán một đợt giảm giá, còn Engulfing có nghĩa là một nến lớn bao phủ hoàn toàn nến nhỏ trước đó (nhấn chìm).
Khi bạn thấy mô hình Bearish Engulfing xuất hiện, điều đó thường có nghĩa là xu hướng tăng trước đó sắp kết thúc, một đợt giảm giá mới đang hình thành. Đây là một công cụ cực kỳ hữu ích để dự đoán và tận dụng các điểm quay đầu trên thị trường. Nếu biết cách nhận diện và sử dụng nến nhấn chìm giảm, bạn có thể tối ưu hóa các quyết định giao dịch của mình trong thế giới Crypto đầy biến động.
Mô hình Bearish Engulfing nổi bật với hai cây nến đối lập: một cây nến xanh nhỏ gọn, đại diện cho đà tăng trước đó và một cây nến đỏ lớn, gần như nuốt chửng cây nến xanh. Sự chuyển mình này cung cấp một tín hiệu đáng tin cậy cho các nhà đầu tư trên thị trường.
Nến Engulfing giảm giá thường xuất hiện khi một xu hướng tăng giá gần kết thúc hoặc trong giai đoạn điều chỉnh của một xu hướng giảm. Mô hình này thường xuất hiện khi bên mua đã áp đảo, các nhà đầu tư nên sẵn sàng vào lệnh bán và đóng các vị thế mua hiện tại để đón đầu sự thay đổi trong xu hướng.
Đặc trưng cơ bản của mô hình nhấn chìm giảm là gì?
Để khai thác tối đa cơ hội từ mô hình nhấn chìm giảm (Bearish Engulfing), hãy chú ý những điểm sau:
- Nến đầu tiên là một cây nến màu xanh với thân ngắn. Khi cây nến này xuất hiện dưới dạng nến Doji hoặc nến con xoay, nó càng nhấn mạnh sự lưỡng lự trong xu hướng hiện tại, cho thấy thị trường đang trong tình trạng không chắc chắn.
- Nến thứ hai là một cây nến đỏ lớn, hoàn toàn bao trùm cây nến xanh trước đó. Để mô hình này chính xác, giá mở cửa của cây nến đỏ phải cao hơn giá đóng cửa của cây nến xanh và giá đóng cửa của cây nến đỏ phải thấp hơn giá mở cửa của nó. Sự bao phủ toàn bộ này cho thấy bên bán đã kiểm soát thị trường, tạo ra tín hiệu mạnh mẽ rằng xu hướng tăng đang có nguy cơ đảo chiều sang giảm.
- Trong mô hình nhấn chìm giảm (Bearish Engulfing), phần bóng nến dù là bóng trên hay bóng dưới, thường không ảnh hưởng nhiều đến tín hiệu của mô hình.
- Mô hình Bearish Engulfing có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên biểu đồ, nhưng nó thường nổi bật nhất tại đỉnh của một xu hướng tăng. Trong các giai đoạn điều chỉnh của xu hướng giảm, hoặc tại các vùng kháng cự quan trọng nơi đợt đảo chiều có khả năng xảy ra.
Một điểm cần lưu ý là cây nến thứ hai trong mô hình nhấn chìm giảm thường đi kèm với khối lượng giao dịch lớn. Điều này củng cố thêm tín hiệu của mô hình và cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế mạnh mẽ.
Ý nghĩa của mô hình Bearish Engulfing và cách tận dụng nó
Mô hình nến Nhật này không chỉ đơn thuần là một công cụ phân tích mà còn mang lại những cơ hội giao dịch quan trọng. Dưới đây là những điểm mấu chốt mà nến Bearish Engulfing cung cấp cho nhà đầu tư:
Hỗ trợ nhà đầu tư tìm điểm vào và thoát lệnh
Những tín hiệu đảo chiều từ mô hình Bearish Engulfing mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư tìm kiếm điểm vào lệnh lý tưởng trong xu hướng thị trường. Khi mô hình này xuất hiện, bạn có thể cân nhắc đóng các lệnh mua hiện tại và khởi động lệnh bán, tận dụng sự thay đổi từ xu hướng tăng sang giảm để tối ưu hóa lợi nhuận.
Dưới đây là cách để bạn tận dụng mô hình Bearish Engulfing một cách hiệu quả:
- Điểm Stop Loss: Ưu tiên đặt ở trên đỉnh bóng nến của cây nến đỏ. Để đảm bảo an toàn đừng quên kiểm tra các cây nến lân cận để xác định xem có vùng kháng cự nào hình thành không. Đặt Stop Loss cách vùng kháng cự này một vài pips để phòng ngừa bất kỳ biến động bất ngờ nào.
- Điểm Take Profit: Lên kế hoạch chốt lời tại mức hỗ trợ đã hình thành trước đó. Đảm bảo rằng mức Take Profit của bạn đảm bảo tỷ lệ Risk-Reward tích cực, giúp bạn nhận được lợi nhuận xứng đáng với mức độ rủi ro mà bạn chấp nhận.
- Điểm Entry: Mở lệnh bán ngay tại mức giá đóng cửa của cây nến đỏ (cây nến thứ hai). Đây là thời điểm chính xác để bắt đầu giao dịch theo xu hướng giảm theo gợi ý từ nến Engulfing giảm giá.
Như vậy, trader có thể tận dụng mô hình Bearish Engulfing để tối ưu hóa các quyết định giao dịch của mình, giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội thành công trong thị trường biến động.
Theo dõi diễn biến thị trường
Nhà đầu tư có thể đọc tâm lý thị trường qua mô hình Bearish Engulfing một cách trực quan. Cây nến đầu tiên phản ánh sự kiểm soát của bên mua, khi giá vẫn tiếp tục được đẩy lên trong xu hướng tăng hiện tại. Tuy nhiên, sự xuất hiện của cây nến thứ hai lại tiết lộ đợt đảo chiều mạnh mẽ: bên bán đã hoàn toàn áp đảo bên mua và đang nắm quyền điều khiển thị trường.
Ví dụ: Khi mô hình Bearish Engulfing xuất hiện trong một xu hướng giảm thường báo hiệu rằng thị trường có khả năng tiếp tục giảm sâu hơn. Nhà đầu tư cần nhận diện các dấu hiệu thay đổi trong xu hướng và điều chỉnh chiến lược giao dịch để tận dụng các cơ hội mới.
Hướng dẫn từng bước cài đặt nến Bearish Engulfing trên Tradingview
Khi đã nắm rõ mô hình Bearish Engulfing, bước tiếp theo là cài đặt mô hình này trên nền tảng giao dịch của bạn. Để thực hiện điều này trên TradingView, trước tiên bạn cần thực hiện các bước cơ bản sau:
- Tạo tài khoản và đăng nhập: Truy cập vào trang web của TradingView và tạo tài khoản nếu bạn chưa có. Đăng nhập vào tài khoản TradingView vừa tạo để bắt đầu.
- Truy cập vào biểu đồ (Chart): Sau khi đăng nhập thành công, bạn sẽ thấy giao diện chính của TradingView. Tìm và nhấp vào mục “Biểu đồ” (Chart) để mở công cụ phân tích kỹ thuật.
Khi đã vào biểu đồ trên TradingView cần thực hiện các bước sau để cài đặt mô hình Bearish Engulfing:
- Nhấp vào biểu tượng Fx: Tìm biểu tượng Fx ở thanh công cụ phía trên cùng của biểu đồ và nhấp vào đó. Đây là nơi bạn có thể thêm các chỉ báo và công cụ phân tích vào biểu đồ của mình.
- Tìm kiếm mô hình Bearish Engulfing: Trong khung tìm kiếm, gõ vào từ khóa “Bearish Engulfing”. Sau đó hệ thống sẽ gợi ý các công cụ hoặc chỉ báo liên quan đến mô hình Bearish Engulfing.
- Chọn mô hình: Sau khi kết quả tìm kiếm hiện ra, nhấp vào dòng đầu tiên trong danh sách để thêm mô hình Bearish Engulfing vào biểu đồ của bạn.
Khi bạn đã hoàn tất việc cài đặt mô hình Bearish Engulfing, chỉ báo sẽ xuất hiện dưới biểu đồ giá. Trong ví dụ dưới đây, mô hình Bearish Engulfing được thể hiện bằng các nến màu vàng và tín hiệu SELL được đánh dấu rõ ràng.
- Trên biểu đồ H1: Bạn sẽ thấy các tín hiệu có độ chính xác khá tốt. Đối với khung thời gian H1, một mức take-profit hợp lý thường nằm trong khoảng từ 1% đến 3%.
- Khung thời gian lớn hơn: Nếu bạn giao dịch trên các khung thời gian dài hơn, bạn có thể điều chỉnh mức take-profit cao hơn để tối ưu hóa lợi nhuận.
Nếu bạn nhận thấy rằng chỉ cần dựa vào mô hình Bearish Engulfing đã mang lại tỷ lệ thắng khá cao (trên 50%), việc kết hợp thêm các công cụ và chỉ báo khác sẽ giúp nâng cao chiến lược giao dịch của bạn. Hiểu rõ hơn về cách kết hợp mô hình này với các công cụ phân tích kỹ thuật khác sẽ giúp bạn tạo ra một chiến lược giao dịch mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Hãy tiếp tục tìm hiểu các phương pháp giao dịch với mô hình Bearish Engulfing trong phần tiếp theo để kiếm lời an toàn hơn.
3 chiến lược hiệu quả để sử dụng nến Bearish Engulfing
Trong một số tình huống, mô hình Bearish Engulfing có thể tạo thành một nến Shooting Star khi hai cây nến kết hợp với nhau. Điều này có nghĩa là cả hai mô hình đều có những đặc điểm và cách giao dịch tương tự. Nến Shooting Star cũng báo hiệu sự đảo chiều từ xu hướng tăng sang giảm và thường xuất hiện ở đỉnh của xu hướng tăng.
Cách 1
Khi mô hình Bearish Engulfing hoàn tất, bạn nên thực hiện các bước sau để giao dịch hiệu quả:
- Đặt lệnh Sell (Sell Stop): Đặt lệnh bán ngay dưới mức thấp hơn của bóng nến giảm một chút. Vị trí này giúp bạn vào lệnh khi giá bắt đầu giảm, dựa trên tín hiệu từ mô hình.
- Đặt Stop Loss: Đặt điểm dừng lỗ cao hơn bóng nến giảm một chút. Stop Loss giúp bạn bảo vệ tài khoản khỏi rủi ro nếu giá không giảm như dự đoán và ngược lại tăng lên.
Đặt các mức này giúp bạn giao dịch an toàn hơn và giảm thiểu rủi ro khi thị trường không di chuyển theo dự đoán của mô hình.
Cách 2
Khi mô hình Bearish Engulfing hoàn tất, bạn nên thực hiện các bước sau để vào lệnh và quản lý rủi ro:
- Đặt lệnh Sell: Ngay khi mô hình Bearish Engulfing hoàn thành, bạn hãy vào lệnh bán ngay lập tức để tận dụng tối đa tín hiệu giảm giá mà mô hình cung cấp.
- Đặt Stop Loss: Đặt điểm dừng lỗ cao hơn bóng nến giảm của mô hình một chút hoặc ở đỉnh cao nhất của sóng tăng trước đó. Cách này giúp bảo vệ bạn khỏi rủi ro giá tăng trở lại và giảm thiểu khả năng bị quét.
Cách 3
Khi bạn giao dịch với mô hình Bearish Engulfing, trader có thể thực hiện các bước sau để tối ưu hóa chiến lược của mình:
- Đặt lệnh Sell (Sell Limit): Đặt lệnh bán ở mức giá bằng nửa chiều dài của nến giảm trong mô hình. Vị trí này giúp bạn vào lệnh ở một mức giá hợp lý khi mô hình hoàn tất và giá có xu hướng giảm.
- Đặt Stop Loss: Đặt điểm dừng lỗ cao hơn bóng nến giảm một chút, bảo vệ bạn khỏi rủi ro nếu giá di chuyển ngược lại so với dự đoán và tránh việc bị quét khi mô hình không hoạt động như mong đợi.
Những công cụ lọc để nhận diện mô hình nến Bearish Engulfing
Vùng kháng cự kết hợp với mô hình nến nhấn chìm giảm
Khi bạn kết hợp các mức kháng cự và hỗ trợ với phân tích Price Action, trader dễ dàng tạo ra một công thức chiến lược giao dịch mạnh mẽ và hiệu quả.
Khi mô hình Bearish Engulfing gặp một vùng kháng cự, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng xem vùng kháng cự đó có thực quan trọng không. Nếu sự kết hợp này đúng, bạn có thể kỳ vọng vào một tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ và tiềm năng để khai thác cơ hội giao dịch.
Kháng cự hiệu quả không phải lúc nào cũng là một mức giá cụ thể mà thường là một vùng giá rộng, ví dụ như các mức giá chẵn. Ví dụ như cặp tiền BTC/USD, khi tỷ giá gần chạm mức 1.6000, mô hình Bearish Engulfing xuất hiện có thể chỉ ra rằng bạn đang đối mặt với một vùng kháng cự quan trọng. Tuy nhiên, bất kỳ đỉnh nào trong vùng kháng cự này không nên vượt quá mức giá kháng cự chính đã xác định.
Khi bạn đã xác định chính xác các vùng kháng cự quan trọng, bước tiếp theo là quan sát xem mô hình Bearish Engulfing có tương tác như thế nào với những vùng này. Lúc này, trader có thể gặp một trong hai tình huống sau:
- Tình huống 1: Nếu chỉ phần râu của nến chạm vào vùng kháng cự, đây là một dấu hiệu có giá trị nhưng chưa đủ mạnh. Nó cho thấy có phản ứng từ kháng cự nhưng không đủ rõ ràng để xác nhận một đợt đảo chiều mạnh mẽ.
- Tình huống 2: Nếu mô hình Bearish Engulfing không chỉ chạm mà còn xuyên sâu vào vùng kháng cự, đây là tín hiệu mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn nhiều. Trong trường hợp này, mô hình nến không chỉ phản ánh mà còn vượt qua mức kháng cự, báo hiệu một cơ hội giao dịch chất lượng cao.
Kết hợp Bearish Engulfing với tín hiệu phân kỳ từ MACD để gia tăng độ chính xác
Khi thị trường trải qua một giai đoạn tăng mạnh mẽ hoặc sau khi giảm sâu và bắt đầu hồi phục, tín hiệu phân kỳ MACD thường xuất hiện, đánh dấu những dấu hiệu quan trọng cho nhà giao dịch. Để nhận diện phân kỳ MACD, bạn có thể theo dõi các điểm sau:
- Giá tạo ra các đỉnh mới cao hơn so với các đỉnh trước, cho thấy xu hướng tăng vẫn đang tiếp tục.
- Mặc dù giá đạt đỉnh mới nhưng MACD Signal và histogram lại tạo nên các đỉnh thấp hơn trước đó.
Trong trường hợp chỉ báo MACD và biểu đồ xuất hiện các cột cao – thấp đối lập nhau, nhiều khả năng xu hướng Momentum đã di chuyển khác biệt với xu hướng chung. Như vậy, tradec có thể dự đoán thời gian tới giá sắp đảo ngược chiều di chuyển.
Tương tự như mô hình Bearish Engulfing, khi chỉ báo MACD phân kỳ kết hợp với tín hiệu đảo chiều từ Price Action và chỉ số RSI, các tín hiệu này cùng tạo ra một bức tranh rõ ràng về khả năng đảo chiều của xu hướng.
Dựa vào phân kỳ RSI và MACD, bạn có thể nhận diện các dấu hiệu của sự thay đổi xu hướng nhưng không thể xác định điểm vào lệnh chính xác. Mô hình nến Bearish Engulfing bổ sung vị trí chính xác cho chiến lược của bạn bằng cách cung cấp tín hiệu rõ ràng cho điểm vào lệnh, đồng thời hỗ trợ trợ quản lý rủi ro và chốt lời.
Tuy nhiên, để phân biệt chính xác các tín hiệu phân kỳ của MACD đòi hỏi trader phải nắm vững và áp dụng đúng cách. Những tín hiệu phân kỳ đôi lúc không rõ ràng khi chỉ dựa vào mặc định trên nền tảng giao dịch. Một hệ thống giao dịch hiệu quả thường dựa vào sự kết hợp tinh tế giữa các tín hiệu phân kỳ và Price Action.
Chẳng hạn, khi áp dụng Fibonacci Retracement, các vùng kháng cự mạnh mẽ có thể xuất hiện những mô hình nến như Bearish Engulfing.
Nến Bearish Engulfing có tỷ lệ chính xác là bao nhiêu phần trăm?
Không chỉ nến Bearish Engulfing mà với bất kỳ mô hình nến nào khác, trader đều mong muốn đạt được tỷ lệ chính xác cao nhất. Tuy nhiên, muốn đạt được độ chính xác 100% khi sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật trong giao dịch Crypto là điều không thể. Thực tế luôn tồn tại yếu tố không chắc chắn trong thị trường.
Các mô hình phân tích kỹ thuật khi được áp dụng vào thị trường Crypto thường đạt độ chính xác tối đa khoảng 70%. Nghiên cứu cho thấy mô hình nến Bearish Engulfing trong thị trường tiền điện tử có tỷ lệ chính xác khoảng 67,66%.
Thống kê này chỉ phản ánh hiệu quả của mô hình Bearish Engulfing mà không xem xét các yếu tố như khung thời gian hay cặp tiền cụ thể. Để cải thiện độ chính xác của mô hình, trader có thể cần phải đợi thêm thời gian và theo dõi các biến động thị trường. Hơn nữa, khi kết hợp Bearish Engulfing với các mô hình phân tích khác có thể mang lại kết quả tốt hơn, chẳng hạn như:
- Mô hình Double Tops (Mô hình Hai đỉnh)
- Mô hình Head and Shoulders (Mô hình Vai – Đầu – Vai).
5 điểm cần lưu ý để tối ưu hóa giao dịch với mô hình Bearish Engulfing
Để khai thác tối đa sức mạnh của mô hình Bearish Engulfing, bạn cần chú ý đến những điểm sau:
- Kháng cự quan trọng: Mô hình Bearish Engulfing phát huy hiệu quả mạnh mẽ hơn khi xuất hiện ở vùng kháng cự.
- Khối lượng giao dịch: Nếu khối lượng giao dịch cao, điều này chứng tỏ phe bán đang rất mạnh, giúp nâng cao xác suất chính xác của mô hình Bearish Engulfing.
- Tránh thị trường Sideways: Mô hình Bearish Engulfing không hoạt động hiệu quả trong giai đoạn thị trường sideways khi giá đi ngang mà không có xu hướng rõ ràng. Mô hình này chỉ nên được áp dụng sau một xu hướng tăng, khi có sự điều chỉnh rõ ràng.
- Kết hợp các chỉ báo khác: Để tăng xác suất thành công, bạn nên kết hợp mô hình Bearish Engulfing với các chỉ báo kỹ thuật khác như MACD, RSI hoặc Stochastic. Khi mô hình xuất hiện cùng với tín hiệu phân kỳ đảo chiều từ các chỉ báo này, độ chính xác của tín hiệu sẽ được nâng cao.
- Tích hợp mô hình nến đảo chiều: Kết hợp nến Bearish Engulfing với các mô hình nến đảo chiều khác, ví dụ như Bearish Engulfing xuất hiện ở đỉnh thứ hai của Mô hình Hai Đỉnh hoặc Vai phải của Mô hình Vai – Đầu – Vai. Bạn có thể vào lệnh ngay khi kết thúc nến hoặc đợi đến khi giá break neckline để củng cố thêm tín hiệu.
Mô hình nến Bearish Engulfing là một công cụ đắc lực cho các trader trong thị trường crypto, giúp nâng cao khả năng dự đoán xu hướng và ra quyết định giao dịch. Hy vọng bạn có thể áp dụng mô hình này để tối ưu hóa các chiến lược giao dịch của mình và gia tăng cơ hội thành công.
Xem thêm:
Phương pháp giao dịch với mô hình nến Marubozu cần tham khảo ngay
Tôi là Phùng Cảnh Lang, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong thị trường Crypto, tôi hy vọng những bài viết của mình thật sự hữu ích với bạn. Là một người từng trải, tôi rất mong khi ai đó gia nhập vào thị trường Crypto hãy nên trang bị đầy đủ kiến thức, vì đây là đầu tư không phải một canh bạc may rủi.