Lightning Network là gì? Mạng Layer 2 của Bitcoin trong crypto

Lightning Network là gì? Đây được xem là cánh tay trái hỗ trợ nhà đầu tư trong việc giao dịch tiền điện tử với khả năng mở rộng mạng lưới và giao dịch nhanh chóng. Vậy nhà đầu tư cần những thông tin gì để có thể áp dụng Lightning Network một cách hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây sẽ đúc kết những thông tin cần biết về Lightning Network cho nhà đầu tư tham khảo để có những giao dịch thông minh và thuận lợi nhất. Cùng theo dõi nhé!

Lightning Network là gì?

Lightning Network được biết đến là một mạng lưới vận hành ở blockchain với mục đích hỗ trợ những giao dịch có tính ngang hàng (P2P) tiến hành một cách nhanh chóng. Mạng lưới này có thể áp dụng cho nhiều đồng tiền mã hoá khác không chỉ riêng Bitcoin, chỉ cần đồng tiền đó có tích hợp mạng lưới.

Nhiều nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường có thể sẽ tự hỏi “vận hành ở cùng một blockchain” là như thế nào. Lightning Network còn được xem là giải pháp của off-chain (ngoài chuỗi) và lớp 2. Nhà đầu tư có thể thực hiện những giao dịch trên đó mà không ghi lại lịch sử ở blockchain.

Tổng quan thông tin về Lightning Network là gì?
Tổng quan thông tin về Lightning Network là gì?

Lightning Network có sự riêng biệt với mạng lưới của Bitcoin, ở Lightning Network sẽ có các node cũng như phần mềm riêng, mặc dù vậy nó vẫn sẽ có tương tác với chuỗi chính. Để có thể vào hoặc thoát ra khỏi Lightning Network, nhà đầu tư cần thực hiện những giao dịch đặc biệt ở blockchain.

Việc nhà đầu tư phải làm trong giao dịch đầu tiên của mình là cùng một nhà đầu tư khác xây dựng nên smart contract. Hợp đồng thông minh sẽ được tìm hiểu chi tiết ở những nội dung tiếp theo, còn hiện tại, bạn chỉ cần hiểu đây là một loại hợp đồng sẽ có sổ cái của riêng bạn cùng với một nhà đầu tư khác. Các giao dịch bạn thực hiện có thể ghi lại ở sổ cái này. Những giao dịch sẽ chỉ hiển thị cho hai bên, trường hợp gian lận sẽ không xảy ra vì nó đã được thiết lập một vài tính năng đặc biệt.

Sổ cái mini này còn được xem là một kênh. Ví dụ như Alice và Bob mỗi người sẽ đặt 5 BTC trong smart contract. Ở kênh này cả hai cùng có số dư là 5 BTC. Sau đó, Alice có thể ghi vào sổ cái là “trả cho Bob 1 BTC”. Hiện tại Bob đang có 6 BTC và Alice có 4 BTC. Qua hôm sau Bob có thể gửi lại 2 BTC cho Alice, cập nhật số dư lúc này là An có 6 BTC và Bob có 4 BTC. Việc này có thể được duy trì trong một thời gian nếu họ muốn.

Chỉ cần họ muốn thì bất cứ khi nào cũng có thể xuất bản về trạng thái kênh vào blockchain. Vào lúc đó, số dư mà mỗi bên sở hữu sẽ phân bổ cho các bên dựa vào sự tương ứng của họ ở trong chuỗi.

Lightning (Tia chớp) đã thực hiện giao dịch đúng như tên gọi của nó là thực hiện nhanh như chóp. Chỉ cần mạng internet ổn định là có thể thực hiện thanh toán mà không cần đợi xác nhận từ block.

Lịch sử hình thành nên Lightning Network

Lightning Network được biết đến lần đầu vào năm 2015, ở trong sách trắng được Joseph Poon và đồng tác giả Tadge Dryja biên soạn.

Vào tháng 5/2016 thì mạng này đã được thử nghiệm. Cho đến tháng 1/2017 thì phiên bản của Lightning đầu tiên là Ind đã được xuất hiện vào giai đoạn alpha. Vào tháng 12/2017, giao dịch đầu tiên được thực hiện qua kênh của Lightning Network là thanh toán hoá đơn tiền điện thoại bởi Alex Bosworth.

Ở giai đoạn cuối của phát triển alpha, người đầu tiên dùng Bitcoin vào thế giới thực bằng việc thanh toán 10.000 BTC khi mua hai cái bánh pizza vào năm 2013 là Lazlo Hanyezc đã tiếp tục dùng Lightning mua 2 cái bánh pizza.

Từ đây đã hình thành nên những nhóm phát lên mạng chính thức những nút Lightning, bao gồm luôn cả giải pháp c-lightning từ Blockstream, Ind từ Lightning Labs và Eclair từ Qcinq.

Lịch sử hình thành và phát triển mạng Lightning
Lịch sử hình thành và phát triển mạng Lightning

Trao truyền ngọn đuốc Lightning:

Vào tháng 1/2019, trên twitter xuất hiện một nhân vật có tên là Hodlonaut đã tiến hành gửi 0.001 BTC hay có cách gọi khác là 100.000 satoshi đến ví có độ tin cậy cao thông qua Lightning Network. Giao dịch này được tiến hành với mục đích là sẽ cộng 10.000 satoshi cho người nhận này vào tổng cộng và tiến hành gửi ví Lightning Network khác. Qua đó, chuỗi giao dịch trên toàn cầu sẽ được hình thành.

Hình ảnh về ngọn đuốc là ẩn dụ cho việc nó đã được trao tay qua 292 lầm, kể cả những người như Elizabeth Stark, Pierre Rochard và Jack Dorsey trước khi chạm mốc 4.390.000 satoshi để gửi đến Bitcoin Venezuela, với mục tiêu nhân rộng sự quan tâm đến Bitcoin của tổ chức phi lợi nhuận này.

Lightning Network quan trọng với Bitcoin như thế nào?

Lightning Network có vai trò vô cùng quan trọng với Bitcoin khi đặt trong cảnh những nhà phát triển gần đây là token BRC-20 và Bitcoin Ordinals, cụ thể như sau:

  • Quy mô mở rộng: Khả năng về xử lý giao dịch của blockchain Bitcoin còn nhiều mặt hạn chế nên khi nhu cầu cao sẽ xảy ra tình trạng tắc nghẽn. Và Lightning Network sẽ giải quyết vấn đề đó khi có thể gia tăng lượng giao dịch một cách đáng kể và xử lý nhanh chóng ở mọi thời điểm
  • Tốc độ giao dịch: Những giao dịch ở Bitcoin Network có khả năng phải mất thời gian xác nhận, trong tình huống mạng lưới bị tắc nghẽn thì thời gian xác nhận sẽ rất lâu. Nhưng nhờ có Lightning Network những giao dịch sẽ được thực hiện nhanh chóng, một bước cải tiến vượt bậc về thời gian giao dịch so với Bitcoin truyền thống
  • Phí thấp hơn: Trong tình huống mạng lưới bị tắc nghẽn thì phí giao dịch có thể đội lên cao. Lightning Network sẽ đưa ra những giải pháp về chi phí cho giao dịch với ngoài chuỗi ở mức tối thiểu, hỗ trợ cho Bitcoin khả thi hơn trong giao dịch nhỏ mỗi ngày. Phí giao dịch ở Lightning Network nằm trong khoảng 0,001 USD, tuỳ theo điều kiện từ thị trường mà có sự điều chỉnh. Ngược lại, vào thời điểm mạng lưới có nhu cầu cao thì phí giao dịch của Bitcoin có thể tăng hơn 10 USD.
  • Nâng cao tính thực tế và ứng dụng dụng: Thông qua những giải pháp về vấn đề này thì Lightning Network đã tạo nên tính thiết thực cho Bitcoin đối với việc sử dụng mỗi ngày, thúc đẩy khả năng ứng dụng tiền điện tử vào đa dạng loại giao dịch, từ quy mô nhỏ đến lớn.
Sự cần thiết của Lightning Network
Sự cần thiết của Lightning Network

Cho đến hiện tại, Lightning Network (LN) dường như trở thành cách tiếp cận dễ dàng nhất để có thể mở rộng quy mô của Blockchain Bitcoin. Vì việc có thể điều phối đối với những thay đổi ở một hệ sinh thái có quy mô lớn là rất khó, sẽ dễ rơi vào hard fork hoặc phát sinh những lỗi với ảnh hưởng khôn lường. Dưới tình trạng có nhiều rủi ro như vậy thì việc thử nghiệm sẽ không an toàn.

Nhưng khi đổi việc thử nghiệm ra ngoài blockchain thì ta có thể linh động hơn nhiều. Khi gặp sự cố thì mạng lưới chính cũng sẽ không bị ảnh hưởng. Do đó những giải pháp lớp 2 sẽ không có ảnh hưởng xấu đến quy trình bảo mật đã đi cùng giao thức Bitcoin trong suốt hơn 15 năm qua.

Cũng không có tình huống phải đổi cách làm cũ. Những giao dịch trên chuỗi sẽ nối tiếp vận hành bình thường với người dùng cuối, hiện tại thì họ cũng có thể chọn giao dịch ngoài chuỗi theo ý muốn.

Các mặt lợi ích và hạn chế của Lightning Network là gì?

Lợi ích khi dùng Lightning Network là gì?

Ưu điểm của Lightning Network là gì?
Ưu điểm của Lightning Network là gì?

Khả năng mở rộng

Thời gian 10 phút là khoảng thời gian để những Block của Bitcoin được tạo và nó sẽ tương đương với khối lượng giao dịch nhất định. Bạn phải cạnh tranh bằng việc đấu giá với những nhà đầu tư khác để có thể thêm giao dịch của bản thân vì không gian block là loại tài nguyên khan hiếm. Nhưng những giao dịch có phí cao sẽ được ưu tiên xác thực thì các thợ đào vẫn đặt sự quan tâm nhiều nhất vào số tiền thanh toán.

Sẽ không phải là một vấn đề lớn nếu nhiều người dùng đồng loạt gửi tiền. Nhà đầu tư hoàn toàn có khả năng đặt mức phí thấp và giao dịch sẽ được thêm vào block kế tiếp. Nhưng khi người dùng đồng loạt thực hiện giao dịch thì mức phí trung bình sẽ được đội lên đáng kể. Đã từng có nhiều tình huống mức phí vượt mốc 10 USD. Khi thị trường Bull chạm đỉnh vào năm 2017, đã đẩy mức phí lên 50 USD. Một trường hợp khác là Bitcoin khi có mức phí vượt mức 60 USD vào tháng 4/2021.

So với những giao dịch của Bitcoin có trị giá đến hàng nghìn đô la thì mức phí này chỉ là con số nhỏ nhưng khi so với những thanh toán nhỏ lẻ thì lại là vấn đề lớn. Không một ai muốn thanh toán ly trà sữa 3 USD cộng thêm mức phí 10 USD.

Lightning Network, hai khoản phí bạn phải chi trả là mở kênh và đóng kênh. Nhưng những giao dịch sau đó của bạn và đối tác sẽ hoàn toàn miễn phí. Sau khi hoàn thành giao dịch, bạn chỉ cần cập nhật trạng thái cuối cùng vào blockchain.

Đối với kế hoạch tổng quan, nếu có nhiều người dùng phụ thuộc vào những giải pháp bên ngoài chuỗi như Lightning Network, hiệu quả dùng không gian khối sẽ được cải thiện. Khi đó thì mức phí chuyển khoản sẽ thấp đi, tần số cao có khả năng được tiền hành ở kênh thanh toán, các giao dịch lớn như mở hay đóng kênh sẽ được thực hiện ở không gian khối. Qua đó có thể thấy LN làm mở rộng hệ thống truy cập cho người dùng và quy mô ở thời gian dài.

Thanh toán vi mô

Bitcoin có đặt hạn mức giao dịch tối thiểu là khoảng 0,00000546 BTC. Ở thời điểm viết bài thì BTC này tương đương khoảng 38 cent. Đó là số tiền không lớn nhưng ở Lightning Network mức giao dịch tối thiểu được đẩy xuống mức đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin hiện tại là 0,00000001 BTC hay 1 satoshi.

Vì vậy đó là nguyên nhân mà các khoản thanh toán nhỏ phù hợp với Lightning. Mức phí cho những giao dịch thông thường làm cho việc gửi tiền lượng tiền nhỏ vào chuỗi chính trở nên phi thực tế. Nhưng ở một kênh, bạn có thể giao dịch lượng nhỏ Bitcoin miễn phí.

Các thanh khoản mang tính vi mô thật sự cần thiết đối với nhiều tình huống. Một vài suy đoán được đưa ra cho rằng chúng có khả năng là sự thay thế mang tính khả thi đối với những mô hình có đăng ký thuê bao, vì khi sử dụng dịch vụ người dùng chỉ cần trả một số tiền rất nhỏ.

Quyền riêng tư

Một lợi ích khác mà mạng Lightning mang lại đó chính là khả năng bảo mật cao cho người dùng. Các bên không nhất thiết phải mở rộng mạng lưới cho người dùng biết đến kênh của mình. Dù bạn có thể vào blockchain để xem các kênh đã mở nhưng bạn sẽ không biết có những giao dịch nào nào đang diễn ra. Nếu người mở kênh chọn chế độ riêng tư thì chỉ họ và đối tác mới biết những giao dịch được tiến hành bên trong.

Nếu An có một kênh cùng với Bob, Bob có kênh với Carol, thì Alice có thể gửi thanh toán cho Carol thông qua Bình. Nếu Dan có sự kết nối với Cảnh, Alice có thể thực hiện gửi thanh toán đến cho anh ta. Bạn có thể hình dung điều này dần mở rộng được mạng lưới kết nối các kênh thanh toán với nhau. Trong tình huống trên, bạn sẽ không thể biết được Alice đã gửi tiền đến cho ai khi đóng kênh.

Mặt hạn chế của mạng Lightning Network là gì?

Dù mang lại nhiều giải pháp thiết thực cho Bitcoin nhưng Lightning Network cũng không tránh khỏi việc có những mặt hạn chế.

Nhược điểm của Lightning Network là gì?
Nhược điểm của Lightning Network là gì?

Tính khả dụng

Bitcoin không phải là sân chơi trực quan nhất đối với người mới bắt đầu như phí, địa chỉ,… có thể gây cho bạn cảm giác khó hiểu. Sau khi thiết lập máy khách Lightning, nhà đầu tư phải mở những kênh trước khi thực hiện những thanh toán. Điều này có thể làm tốn nhiều thời gian cũng như gây quá tải đối với người mới tiếp xúc với những khái niệm về dung lượng tiền gửi đến hay gửi đi.

Điều này đồng nghĩa với việc cải tiến liên tục sẽ được tiến hành để làm giảm đi những rào cản tham gia và cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Thanh khoản

Khả năng giao dịch bị hạn chế là một yếu điểm lớn của Lightning Network. Sau khi khóa số tiền trong kênh thì bạn sẽ không thể giao dịch nhiều hơn. Vì vậy mà khi bạn dùng hết toàn bộ số tiền đó và kênh chỉ còn có số dư từ xa thì bắt buộc bạn phải đóng kênh. Bên cạnh đó, bạn có thể chờ cho đến khi có người thanh toán lại cho bạn thông qua kênh này nhưng giải pháp này không có sự tối ưu.

Đường dẫn của bạn có khả năng sẽ bị hạn chế do dung lượng từ kênh. Ví dụ bạn đầu về Alice <> Carol <> Frank. Giả sử dung lượng mà Alice và Carol có là 5 BTC và Frank là 1 BTC thì Alice không thể gửi cho Frank nhiều hơn 1 BTC. Trong tình huống đó thì tất cả số dư phải đến từ kênh Carol là Carol <> Frank thì Alice mới có khả năng làm được điều trên. Đây là một hạn chế thanh khoản nghiêm trọng giữa các kênh Lightning Network và tác động trực tiếp tới trải nghiệm sử dụng

Trung tâm tập trung

Do những rào cản đề cập ở trên thì sẽ có một số quan ngại việc mạng sẽ là môi trường thuận lợi nảy sinh ra những “trung tâm” lớn. Các thanh khoản sẽ được kết nối một cách chặt chẽ với những thực thể lớn này. Mọi thanh khoản quan trọng đều phải được chuyển đến một vài thực thể này

Có thể thấy rõ đây là một ràng buộc không tuyệt vời. Điều này có khả năng làm suy yếu đi hệ thống, do có sự tham gia của những thực thể bên ngoài sẽ làm mất cân đối mối quan hệ ngang hàng. Bên cạnh đó những rủi ro liên quan đến kiểm duyệt cũng sẽ gia tăng vì một vài điểm mà những giao dịch đang diễn ra.

Hiện tại trạng thái của Lightning Network như thế nào?

Cho đến tháng 3/2024, Lightning Network vẫn đang duy trì vận hành tốt. Hệ thống mạng lưới hiện tại đang có 13.000 node online, hơn 52.000 kênh vẫn đang hoạt động có dung lượng đạt mốc 4.570 BTC.

Phân phối toàn thế giới của các node Lightning Network
Phân phối toàn thế giới của các node Lightning Network

Triển khai node có rất nhiều cách để thực hiện như Lightning Labs’ Lightning Network Daemon, ACINQ’s Eclair và Blockstream’s c-lightning là những ví dụ nổi bật. Với những người dùng thuần không mang tính kỹ thuật, có rất nhiều công ty cung cấp node bạn chỉ cần cài đặt là dùng được ngay. Và dĩ nhiên bạn phải chuẩn bị nguồn thiết bị và một tinh thần sẵn sàng dùng Lightning Network.

Lightning Network vận hành như thế nào?

Chúng ta đã mô tả cách Lightning Network vận hành với những kênh giữa những node ở cấp cao. Bây giờ hãy tìm hiểu chi tiết hơn:

Địa chỉ đa chữ ký

Một địa chỉ nhiều chữ ký hay còn gọi là multisig là nơi sẽ có nhiều khóa riêng tư có khả năng chi tiêu tiền ở đó. Khia xây dựng một địa chỉ như thế, bạn sẽ có khả năng chỉ định về số lượng của khóa riêng tư có khả năng dùng tiền cũng như số lượng khóa cần dùng để thực hiện ký một giao dịch. Điển hình như cơ chế 1/5 có thể được giải thích là 1 chữ ký hợp lệ sẽ được tạo bởi 5 khóa nhưng khi tiêu tiền thì chỉ cần 1 khóa. Còn cơ chế 2/3 yêu cầu có 2 trong 3 khóa để có thể tiêu tiền.

Để mở một kênh Lightning Network, người tham gia cần khóa tiền vận hành theo cơ chế 2/2. Có nghĩa là sẽ có 2 khóa riêng có thể ký và di chuyển coin cũng cần có 2 khóa. Hãy nhìn lại ví dụ của Alice và Bob. Các thanh toán sẽ được họ thực hiện cho nhau ở những tháng tiếp theo. Do đó, họ đã khởi tạo kênh Lightning Network.

Để bắt đầu mở kênh thì mỗi người sẽ gửi 3BTC vào địa chỉ đa chữ ký có sở hữu chung. Và bạn hãy lưu ý là Bob sẽ không thể chuyển tiền ra ngoài nếu không có sự đồng ý của Alice và ngược lại.

Hiện tại, mỗi bên sẽ được giữ 1 tờ giấy để điều chỉnh về số dư. cả hai bên đều sẽ có số dư khởi điểm là 3 BTC. Trong trường hợp khi Alice muốn thanh toán cho Bob 1 BTC, vì sao không phải ghi chú Alice sở hữu 2 BTC và Bob đang sở hữu 4 BTC? Vì số dư sẽ được theo dõi cho đến lúc họ ra quyết định đóng kênh và chuyển tiền ra bên ngoài.

Vậy nếu có trường hợp khác xảy ra, điểm mấu chốt sẽ ở đâu? Một trong hai không hợp tác sẽ ra sao? Nếu Alice muốn dừng lại với 6 BTC và Bob sẽ trắng tay thì sai, yên tâm là Bob sẽ không đánh mất gì ngoài tình bạn vì tiền vẫn sẽ được đảm bảo khi anh ấy từ chối giải phóng.

Hợp đồng Hash Timelock (HTLC)

Hệ thống sẽ trở nên nhạt nhẽo nếu thiếu đi thứ đảm bảo được độ tin cậy cho người tham gia. Kênh sẽ trở nên thú vị hơn khi có một cơ chế mang tên “hợp đồng” cho hai bên Alice và Bob. Nếu một trong hai bên không thực hiện theo quy tắc thì bên còn lại vẫn có thể phản kháng bằng việc rút tiền ban đầu ra khỏi kênh.

Cơ chế hợp đồng được sử dụng có tên là Hash Timelock Contract – HTLC hay còn được gọi là hợp đồng dùng để khóa thời gian thông qua hàm băm. Thuật ngữ này có thể gây rối não cho người dùng nhưng để hiểu được nó thì vô cùng đơn giản. Hợp đồng này là sự kết hợp của hai cơ chế là khóa bằng hàm băm – hashlock và khóa thời gian – timelock với mục đích khắc chế mọi hành động bất hợp tác đối với những kênh thanh toán.

Hashlock được biết đến là khóa hàm băm có nghĩa là một điều kiện được đưa ra đặt vào một giao dịch theo quy định và bạn chỉ có khả năng sử dụng khi chứng minh được rằng bạn biết được một bí mật. Người gửi băm sẽ góp một phần dữ liệu và bổ sung thêm hàm băm ở giao dịch gửi đến cho người nhận. Và để sử dụng được tiền thì phải có dữ liệu gốc tức là bí mật khớp với hàm băm. Và dữ liệu chỉ có khi được người gửi chuyển cho.

Timelock hay còn gọi là khóa thời gian là một điều kiện để ngăn chặn bạn dùng tiền trước một thời điểm cụ thể. Khi đến thời điểm thực tế hay một chiều cao của khối nhất định thì khóa sẽ được đặt ở đó

HTLC đã được tạo ra từ sự kết hợp của hai yếu tố vừa kể trên. Ở thực tế, HTLC có khả năng được dùng để xây dựng những khoản thanh toán kèm điều kiện có nghĩa là người nhận cần phải cung cấp được bí mật trước khoảng thời gian theo yêu cầu hoặc người gửi hoàn toàn có thể đòi lại tiền.

Mở và đóng kênh

Chúng ta đã đề cập đến ví dụ của Alice và Bob khi xây dựng những giao dịch cho những địa chỉ có đa chữ ký mà họ tiến hành chia sẻ. Nhưng các giao dịch đó vẫn chưa thể xuất bản ở blockchain. Đầu tiên, hãy cùng nhau làm một điều nữa.

6 BTC được đóng góp từ Alice và Bob
6 BTC được đóng góp từ Alice và Bob

Phải nhớ kỹ rằng chỉ có một cách để chuyển được khoản tiền đó ra khỏi địa chỉ cần đa chữ ký là khi cả Alice và Bob cùng đồng thuận ký một giao dịch. Sự chấp thuận của Bob vô cùng quan trọng nếu Alice muốn đem 6 BTC ra ngoài. Bước đầu Alice cần tiến hành một giao dịch (chuyển 6 BTC đến địa chỉ này) và bổ sung chữ ký của cô ấy.

Khi Bob chưa ký tên thì dù Alice có cố gắng thực hiện giao dịch tức thời vẫn sẽ không hợp lệ. Alice cần đưa cho Bob trước giao dịch lần thực hiện. Khi Bob bổ sung chữ ký thì giao dịch hoàn toàn hợp lệ.

Tiếp theo sẽ đến phần hơi khó một chút là về cơ chế giữ sự trung thực của người chơi. Như đã đề cập thì khi đối tác không đồng thuận thì tiền sẽ kẹt lại vì vậy cơ chế này sẽ ngăn chặn điều đó.

Mỗi bên sẽ cần sở hữu một bí mật, tạm gọi là bí mật A và B. Sẽ xảy ra chuyện tồi tệ nếu Alice hoặc Bob tiết lộ bí mật này. Do đó, họ sẽ giấu nó đi. Hai bên sẽ xây dựng hàm băm phù hợp cho bí mật tạm gọi là h(A) và h(B). Cuối cùng thì thay vì phải nói những bí mật cho nhau thì họ sẽ thông qua hàm băm để chia sẻ.

Hàm băm mà Alice và Bob cho sẻ cho nhau
Hàm băm mà Alice và Bob cho sẻ cho nhau

Bên cạnh đó Alice và Bob cần cùng nhau xây dựng nên những giao dịch cam kết trước lúc thực hiện giao dịch đầu tiên ở địa chỉ có đa chữ ký. Từ đây sẽ hình thành biện pháp loại trừ khả năng bên còn lại không mở khoá tiền.

Nếu bạn xem mỗi kênh đại diện cho một sổ cái nhỏ thì những giao dịch cam kết sẽ là sự cập nhật của bạn trong sổ cái. Trong mọi tình huống, bạn chỉ cần tạo lập thêm những cặp giao dịch cam kết thì bắt buộc phải giữ được sự cân bằng của số dư hai bên.

Giao dịch mà Alice thực hiện sẽ được hai đầu ra là trả về địa chỉ cô ấy đang sở hữu và địa chỉ của đa chữ ký mới. Alice ký và chuyển nó cho Bob.

Alice cần chữ ký từ Bob để giao dịch hợp lệ
Alice cần chữ ký từ Bob để giao dịch hợp lệ

Tương tự như vậy, Bob cũng có hai đầu ra là trả cho chính mình và trả cho địa chỉ đa chữ ký. Bob sẽ ký và chuyển nó cho Alice.

Alice và Bob đã thực hiện hai giao dịch chưa được hoàn tất giống nhau
Alice và Bob đã thực hiện hai giao dịch chưa được hoàn tất giống nhau

Thường thì Alice có thể hợp thức hoá giao dịch của Bob bằng cách bổ sung chữ ký của cô ấy. Có thể nhận thấy những khoản tiền đó đang được di chuyển từ địa chỉ có đa chữ ký vận hành theo cơ chế 2/2 khi chưa được nạp tiền vào. Có thể hiểu như chi séc nhưng tài khoản hiện không có số dư. Vì vậy, những giao dịch có được một phần chữ ký này sẽ dùng được khi bổ sung địa chỉ có đa chữ ký đang được hoạt động.

Những địa chỉ có đa chữ ký mới tức là nơi có 3 đầu ra BTC sẽ có một vài thuộc tính đặc biệt. Cùng xem những giao dịch chưa được hoàn tất mà Alice ký và chuyển cho Bob. Đầu ra của multisig sẽ được ứng dụng vào những điều kiện sau:

  1. Hai phía có thể liên hệ nhau thông qua chatbox.
  2. Bob sẽ được tự dùng tiền qua một khoảng thời gian cố định (dựa vào khoá thời gian).
  3. Alice có thể dùng tiền đó trong trường hợp Alice biết được bí mật của Bob Bs.

Đối với giao dịch mà Bob chuyển cho Alice:

  1. Hai phía có thể liên hệ nhau thông qua chatbox.
  2. Alice sẽ được tự dùng tiền qua một khoảng thời gian cố định.
  3. Bob có thể dùng tiền đó trong trường hợp Bob biết được bí mật của Alice As.

Lưu ý rằng giữa 2 bên không biết được bí mật của nhau vì vậy mà điều kiện thứ 3 không được xác lập. Bên cạnh đó, cần chú ý khi ký bất kỳ giao dịch nào thì đối phương sẽ có thể dùng tiền lập tức do không còn ràng buộc từ điều kiện đặc biệt. Hoặc bạn có thể chờ đến hạn của khoá thời gian để tự mình hay cách khác là hợp tác cùng bên đối tác để dùng được tất cả số tiền này.

Các giao dịch vận hành theo cơ chế 2/2 đã có thể đăng từ bây giờ. Đây là thời gian an toàn để tiến hành vì bạn sẽ được lấy lại tiền nếu đối tác huỷ bỏ kênh.

Kênh sẽ được vận hành khi giao dịch đã xác nhận. Trạng thái sổ cái mini sẽ hiện khi có cặp giao dịch khởi đầu. Bây giờ cả Bob và Alice đều có 3 BTC.

Nếu Alice muốn tạo một khoản thanh toán mới chuyển cho Bob, cả hai sẽ phải xây dựng giao dịch mới với mục đích thay thế cặp đầu tiên. Chúng sẽ chỉ ký một phần từ cuộc tập trận. Nhưng để có giao dịch mới thì cả hai cần xoá những bí mật cũ, chuỗi băm sẽ tiếp tục hoạt động như vậy cho những vòng giao dịch kế tiếp.

Trong giao dịch mới Alice trả cho Bob 1 BTC, số BTC lúc này của Alice sẽ là 2 và Bob là 4. Số dư lúc này sẽ được cập nhật
Trong giao dịch mới Alice trả cho Bob 1 BTC, số BTC lúc này của Alice sẽ là 2 và Bob là 4. Số dư lúc này sẽ được cập nhật

Bất kỳ ai trong hai bên đều có quyền ký phát một trong các giao dịch gần nhất ở bất kỳ thời điểm nào để nó “tất toán” ở blockchain. Cho dù bên nào làm như vậy cũng phải chờ cho đến hết hạn thời gian, bên còn lại có khả năng chi tiêu ngay. Lưu ý rằng, nếu Bob ký và tiến hành phát giao dịch từ Alice thì Alice sẽ có đầu ra không bị ràng buộc điều kiện.

Hai bên có thể cùng đưa ra quyết định đóng kênh đồng nghĩa với việc dừng hợp tác. Tiền của bạn sẽ về lại chuỗi nếu thực hiện theo phương thức này. Tuy nhiên, nếu một bên không đồng ý việc dừng hợp tác thì phía còn lại vẫn có thể lấy tiền khi hết hạn khoá thời gian.

Ngăn chặn gian lận trên Lightning Network

Ở đây, bạn có thể nhận ra vectơ tấn công. Trong tình huống Bob đang có số dư 1 BTC, vậy cách nào có thể cản trở anh ấy tại lập lại một giao dịch cũ khi anh ấy còn sở hữu được nhiều BTC hơn? Khi Alice ký thì Bob chỉ cần thêm chữ ký mình vào là có thể truyền phát giao dịch.

Thật khó khăn để gây cản trở cho Bob trừ khi thực tế Bob sẽ có khả năng mất tất cả số dư của mình. Trong tình huống nếu Bob tiến hành như kịch bản phía trên và chuyển đi giao dịch cũ là trả cho Alice 1 BTC và địa chỉ có đa chữ ký là 5 BTC.

Tiền sẽ lập tức chuyển đến cho Alice. Về phía Bob anh phải chờ đến hết giờ mới có thể dùng tiền đã chuyển đến địa chỉ đa chữ ký. Hãy nhớ lại một chút về một điều khác đã được nêu ở phía trên về vấn đề Alice có thể dùng được khoản tiền tương tự lập tức hay không? Alice cần sở hữu 1 bí mật mà cô ấy chưa có. Nhưng hiện tại, khi lần thứ 2 mở tạo giao dịch, cô ấy đã có vì Bob làm lộ bí mật.

Trong khi Bob phải ngồi chờ khoá thời gian thì Alice có thể di chuyển số tiền đó. Điều này thiết lập nên cơ chế ngăn chặn gian lận, hình phạt đưa ra là người ngang hàng sẽ được quyền truy cập đến tiền của họ.

Định tuyến thanh toán

Như đã được nhắc đến phía trên, những kênh có thể được kết nối với nhau. Vì vậy nó mới làm cho Lightning Network trở nên hữu ích để áp dụng trong thanh toán. Sẽ không một ai muốn khoá 500 đô la ở một kênh chỉ để uống cà phê mỗi ngày trong vài tháng sắp tới.

Nếu Alice tham gia 1 kênh với Bob và Bob đồng thời có 1 kênh với Carol, khi đó, Bob sẽ có khả năng định tuyến những khoản thanh toán ở giữa 2 kênh. Điều này có thể được tiến hành qua nhiều “bước nhảy”, chỉ cần có đường dẫn Alice sẽ có thể thanh toán cho bất cứ ai cô ấy muốn.

Trong tình huống này, có nhiều cách để Alice có thể đi đến Frank. Ở thực tế, Alice ấy sẽ luôn chọn cách dễ nhất
Trong tình huống này, có nhiều cách để Alice có thể đi đến Frank. Ở thực tế, Alice ấy sẽ luôn chọn cách dễ nhất

Các bên giữ vai trò trung gian trong đường định tuyến có thể thu một khoản phí nhỏ (nhưng điều này không có tính bắt buộc). Chi phí của Lightning Network vẫn còn thiếu sự cụ thể vì còn quá mới. Nhưng theo thông thường, phí thu sẽ dựa vào thanh khoản đã cung cấp.

Ở chuỗi cơ sở, việc thu phí sẽ tính phụ thuộc vào không gian bạn đã chiếm trong một giao dịch, dù bạn có chuyển bao nhiêu chỉ cần nằm trong khoảng từ 1 đến 10 triệu USD thì mức phí đều như nhau. Ngược lại, ở mạng lưới Lightning sẽ không có không gian cho block.

Thay vào đó Lightning Network sẽ có số dư cục bộ và số dư từ xa. Giải thích một cách ngắn gọn thì số dư cục bộ có nghĩa là số tiền khả dụng mà bạn có thể phát sang phía bên kia của kênh, còn số dư từ xa có nghĩa là số tiền mà bạn được phát từ đối tác.

Sẽ có một ví dụ minh hoạ chi tiết ngay sau đây giữa các kênh Alice <> Carol <> Frank.

Số dư của người dùng trước và sau khi chuyển 0,3 BTC từ Alice sang Frank
Số dư của người dùng trước và sau khi chuyển 0,3 BTC từ Alice sang Frank

Dung lượng cho mỗi kênh của Alice <> Carol và Carol <> Frank là 1 BTC. Số dư cục bộ mà Alice có là 0,7 BTC. Nếu ở blockchain họ thực hiện tất toán ngay thì Alice sẽ ngay lập tức nhận được 0,7 BTC và Carol nhận được 0,3 BTC số dư từ xa.

Theo định tuyến nếu Alice muốn gửi cho Frank 0,3 BTC cô ấy phải thông qua kênh của Carol và sau đó Carol mới đẩy 0,3 BTC số dư cục bộ của Carol đến kênh của Frank. Vì vậy, Carol vẫn giữ nguyên được số dư +0,3 BTC từ Alice nhưng sau đó là -0,3 BTc chuyển cho Frank.

Carol không mất đi giá trị khi nắm giữ vai trò trung gian cho Alice và Frank nhưng điều này khiến cô ấy làm bản thân trở nên thiếu linh hoạt. Dễ dàng nhìn thấy cô ấy có thể dùng 0,6 BTC ở kênh của Alice nhưng chỉ còn 0.1 BTC ở kênh của Frank.

Bạn có thể hình dung trong trường hợp Alice chỉ có thể kết nối với Carol, còn Frank thì được nhiều kênh kết nối hơn. Trước đây, Carol có khả năng thông qua Frank gửi tổng cộng 0,4 BTC đến người khác, nhưng hiện tại cô ấy lại chỉ có khả năng phát 0,1 BTC.

Trong tình huống này, Alice đã lấy đi một lượng thanh khoản của Carol. Và dĩ nhiên Carol sẽ không muốn vị thế của bản thân bị suy yếu đi. Do đó Carol sẽ có thể đưa ra mức phí 10 satoshi cho mỗi định tuyến 0,01 BTC. Thông qua phương thức này, Carol dù có hi sinh đi số dư cục bộ thì vẫn có thể dựa vào đường định tuyến để thu về lợi nhuận.

Và xin nhắc lại việc thu phí không có tính bắt buộc. Một vài người sẽ có khả năng không để tâm đến việc bị giảm thanh khoản. Số khác lại có khả năng là mở kênh trực tiếp với đối tác.

Lightning Network – Roadmap và cập nhật

Bên dưới là những dấu mốc đáng chú ý của Lightning Network:

  • 1/2016: Lightning Network được chào sân với whitepaper
  • 28/12/2017: Lightning Network có giao dịch đầu tiên
  • 8/2018: Một vài ví Web3 đã được tích hợp như BlueWallet, Eclair Wallet, Zap Wallet,…
  • 9/2021: Lightning Network được sử dụng làm cổng thanh toán của Bitcoin ở nước EI Salvador.
  • 2023: Nhiều dự án áp dụng Lightning Network làm cổng thanh toán cho Bitcoin như ZEBEDEE, Xapo Bank, Lightspark,…

Đội ngũ dự án và nhà đầu tư của Lightning Network

Đội ngũ dự án

Đứng sau Lightning Network là đội ngũ từ Lightning Labs, gồm có:

  • Thaddues Dryja: Là một kỹ sư – nhà sáng lập tại Lightning Labs, trước đó ông từng là một nhà sáng lập của quỹ đầu tư có tên Mirror.
  • Joseph Poon: là một nhà đồng sáng lập tại Lightning Labs. Anh từng là nhà sáng lập nên mạng lưới OMG trước khi gia nhập Lightning Labs.

Nhà đầu tư

Ngày 15/3/2018 Lightning Network đã có một vòng gọi vốn. Qua vòng gọi vốn Seed đội ngũ đã huy động được 2.5 triệu USD từ các nhà đầu tư, Jack Dorsey, Digital Currency Group, Kevin Hartz,…

Một vài dự án tương đồng Bitcoin Lightning

Bên dưới là một vài dự có có nét tương đồng với Lightning Network:

  • Stacks: Là một giải pháp về Bitcoin layer 2, nó hỗ trợ Bitcoin trong việc tương thích với hợp đồng thông minh.
  • BEVM: Cũng là một giải pháp về Bitcoin Layer 2, cung cấp khả năng để tương thích với EVM. Kết nối này cho phép các ứng dụng về dApp có thể được tạo dựng trên BEVM.

Bitcoin Network có gì khác Lightning Network?

Trong hệ sinh thái của Bitcoin đều không thể thiếu đi Lightning Network và Bitcoin Network, hai nhân tố này đều có mục đích phục vụ khác nhau nên cũng được vận hành theo cách khác biệt. Bên dưới sẽ là sự so sánh chi tiết hơn:

Bitcoin Network và Lightning Network có những điểm gì khác biệt?
Bitcoin Network và Lightning Network có những điểm gì khác biệt?
  • Mục đích và tình huống ứng dụng: Những giao dịch lớn, có tần suất hoạt động không đều hay vận hành tương tự như vàng kỹ thuật số sẽ phù hợp với Bitcoin Network. Ngược lại, những giao dịch nhỏ, tần suất hoạt động thường xuyên tương tự như tiền mặt hay thẻ tín dụng mỗi ngày sẽ phù hợp với Lightning Network.
  • Hiệu quả hoạt động và bảo mật: Yếu tố bảo mật được đề cao hơn ở Bitcoin Network với cơ chế đồng thuận không tập trung, còn ở Lightning Network đề cao về tốc độ cũng như hệ quả hoạt động, thực hiện một vài đánh đổi đối với mặt phân quyền.
  • So sánh trong và ngoài chuỗi: Các giao dịch ở Bitcoin Network đều được vận hành trên chuỗi, có thể hiểu là mọi giao dịch đều được blockchain ghi lại. Còn Lightning Network chủ yếu hoạt động bên ngoài chuỗi, blockchain chỉ đóng vai trò mở và đóng những kênh cũng như thực hiện giải quyết tranh chấp.
  • Sự riêng tư: Ở Lightning Network đề cao tính riêng tư hơn so với Bitcoin Network. Các hoạt động giao dịch trên Bitcoin đều được công khai ghi lại ở blockchain. Ở Lightning Network sẽ có sự riêng tư hơn khi lịch sử giao dịch sẽ chỉ có những bên liên quan được biết.
  • Khả năng tương tác: Hoạt động giao dịch trên Lightning Network không có sự giới hạn về Bitcoin. Nó còn được ứng dụng vượt ra khỏi giới hạn tiền điện tử, mang tính linh hoạt cho những giao dịch với nhiều dạng tiền điện tử. Những dự án được Lightning Network hỗ trợ bao gồm Zcash, Litecoin, Stellar và XRP.

Tóm lại, Ở Bitcoin Network người dùng sẽ được trải nghiệm những giao dịch được bảo mật cao nhưng chi phí sẽ tương đối cao và tốc độ chậm. Còn ở Lightning Network dù cung cấp được việc giao dịch nhanh chóng và có chi phí nhỏ cùng sự riêng tư cao nhưng không có sự an toàn cao như Bitcoin Network. Tùy theo nhu cầu của người dùng mà lựa chọn mạng lưới để giao dịch.

Lightning Network tác động như thế nào đối với Bitcoin Ordinals cũng như token BRC-20?

Dù cho Lightning Network đề cao vào việc nâng cao khả năng về giao dịch đối với Bitcoin. Tuy không có sự tương tác trực tiếp đến những Bitcoin Ordinals hay token BRC-20 nhưng việc nó đóng vai trò quan trọng đối với việc duy trì hiệu quả hoạt động cũng như khả năng cho mạng lưới Bitcoin là không thể chối bỏ, đặc biệt khi những trường hợp dùng blockchain mở rộng.

Bitcoin Ordinals

Tác động của Lightning Network đối với Bitcoin Ordinals
Tác động của Lightning Network đối với Bitcoin Ordinals

Bitcoin Ordinals là phương thức để ghi lại những tạo phẩm về kỹ thuật số nổi bật (có thể dưới dạng hình ảnh hoặc văn bản) đến từng satoshi riêng biệt ở blockchain Bitcoin. Cho dù Lightning Network tập trung đề cao đối với hiệu quả cho giao dịch nhưng nó lại không có sự tương tác trực tiếp hay tác động đến việc ghi hay chuyển giao ordinals. Điểm cốt lõi của Lightning Network là về giao dịch Bitcoin, nó không tập trung cải thiện về khả năng lưu trữ về dữ liệu không phải tài chính.

Token BRC-20

Token BRC-20 biểu trưng cho quy chuẩn để có thể phát hành token ở Bitcoin Network, giống như token ERC-20Ethereum. Blockchain sẽ là nơi diễn ra việc phát triển cũng như kiểm soát các token đang vận hành, không có sự giống nhau với lớp giao dịch của Lightning Network. Vì vậy sự vận hành của Lightning Network không tác động trực tiếp đến việc vận hành và phát hành của token BRC-20.

Khi hệ sinh thái của Bitcoin phát triển cần lưu ý điều sau, đối với những thay đổi mới ở Ordinals hay token BRC-20 sẽ mở rộng tiện ích cũng như nhu cầu ở blockchain, lúc này Lightning Network sẽ nắm giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát giao dịch. Thông qua phương thức xử lý về hiệu quả khối lượng lớn giao dịch, Bitcoin Network được sự đảm bảo từ Lightning Network về khả năng mở rộng cũng như tính thiết thực, kể cả trong trường hợp mới xuất hiện và dần phổ biến.

Tác động của Lightning Network đối với Token BRC-20
Tác động của Lightning Network đối với Token BRC-20

Câu hỏi thường thấy về Lightning Network

Lightning Network nhận sự hỗ trợ từ ví nào?

Lightning Network nhận được sự hỗ trợ từ nhiều ví như Eclair, Blue Wallet và Lightning Wallet. Các ví này có sự khác nhau về giao diện cũng như tính năng người dùng, tuỳ theo sở thích và chuyên môn của người dùng để lựa chọn ví phù hợp.

Làm sao để tạo node Lightning Network?

Để tạo được node Lightning Network, người dùng cần có phần mềm Bitcoin đã được chạy trên máy tính với tất cả blockchain, các phần mềm của Lightning Network nhue c-lightning và LNF cùng kết nối internet mượt mà, ổn định. Việc tạo node sẽ trải qua quá trình đồng bộ hoá của blockchain và cài đặt phần mềm về Lightning cũng như định hình cấu hình về phần mềm này để tiến hành mở và kiểm soát các kênh.

Cách dùng Cash App ở Lightning Network như thế nào?

Bước đầu tiên để dùng được Cash App trên Lightning Network cần bật tính năng của Lightning Network trên Cash App, tiếp đó sẽ chuyển số dư của Bitcoin sang số dư của Cash App. Cuối cùng bạn có thể dùng nó để quét hoá đơn để tiến hành thanh toán được rồi. Quy trình này đã được đơn giản hoá với mục đích hỗ trợ người dùng có kiến thức và kỹ thuật hạn chế được sự truy cập.

Số lượng giao dịch mà Lightning Network có thể xử lý là bao nhiêu?

Hoạt động của Lightning Network rất nhanh, các giao dịch thường được xử lý tức thì. Theo thống kê thì mỗi giây Lightning Network có thể xử lý 1 triệu giao dịch, con số này lớn hơn nhiều so với Bitcoin là 7-10 giao dịch mỗi giây, Lightning Network sẽ có thể được mở rộng và ứng dụng rộng rãi.

Thanh toán như thế nào thông qua Lightning Network?

Đầu tiên thì ví Lightning Network của bạn cần có tiền. Tiếp theo bạn cần thiết lập thanh khoản thông qua việc quét/nhập hoá đơn Lightning mà bạn cần thanh toán, cuối cùng là xác nhận giao dịch. Việc xử lý giao dịch diễn ra rất nhanh chóng.

Lightning Network sự an toàn không?

Có nhiều nhận định đưa ra là Lightning Network khá an toàn nhưng nó vẫn là một hệ công nghệ mới và dĩ nhiên sẽ có rủi ro mà chúng ta chưa được biết, ví dụ như khả năng sẽ mất vốn khi một bên trong kênh không có sự phản hồi. Do đó khi dùng Lightning Network người dùng nên có sự cẩn thận và luôn cập nhật những thông tin xoay quanh ứng dụng.

Tóm lại, Lightning Network đã có một sự phát triển đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một vài vấn đề về tính năng sử dụng bởi mạng Lightning yêu cầu khách hàng phải có kỹ năng ở mức độ trung bình cao thì mới vận hành được một node Lightning. Hi vọng với các thông tin về Lightning Network là gì mà Crypto568 đã chia sẻ ở trên, các bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan nhất về công cụ hỗ trợ này.

Rate this post

Tôi là Phùng Cảnh Lang, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong thị trường Crypto, tôi hy vọng những bài viết của mình thật sự hữu ích với bạn. Là một người từng trải, tôi rất mong khi ai đó gia nhập vào thị trường Crypto hãy nên trang bị đầy đủ kiến thức, vì đây là đầu tư không phải một canh bạc may rủi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *