Impermanent Loss là gì? Cách khắc phục tổn thất tạm thời

Đầu tư Crypto mang lại lợi nhuận hấp dẫn nhưng không phải ai cũng nhận thức đầy đủ về những rủi ro đi kèm. Một trong những rủi ro mà các nhà đầu tư thường xuyên phải đối mặt là Impermanent Loss (tổn thất tạm thời). Vậy Impermanent Loss là gì? Nhà đầu tư có thể làm gì để giảm thiểu hoặc khắc phục tình trạng này? Hãy cùng Crypto568 khám phá chi tiết về Impermanent Loss và các giải pháp phòng ngừa trong bài viết sau.

Impermanent Loss là gì?

Impermanent Loss là gì? Impermanent Loss (IL) hay tổn thất tạm thời là nguy cơ mà người dùng đối mặt khi lợi nhuận thu được từ việc cung cấp thanh khoản thấp hơn so với việc chỉ giữ nguyên tài sản đó. Hiện tượng này xảy ra do sự biến động về giá của các token mà nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity provider – LP) đã gửi vào bể, kết hợp với cơ chế cân bằng của các bể thanh khoản trên các sàn giao dịch phi tập trung (AMM).

Impermanent Loss là rủi ro phát sinh khi bạn cung cấp thanh khoản dựa trên giao thức DeFi
Impermanent Loss là rủi ro phát sinh khi bạn cung cấp thanh khoản dựa trên giao thức DeFi

Tuy nhiên, Impermanent Loss chỉ là tạm thời vì:

  • Khoản lỗ chỉ trở thành hiện thực khi nhà cung cấp thanh khoản quyết định rút tài sản ra khỏi bể.
  • Tổn thất có thể giảm bớt hoặc biến mất nếu giá của token quay lại mức ban đầu khi nhà cung cấp thanh khoản nạp vào bể.

Cơ chế hoạt động của Impermanent Loss là gì?

Quá trình diễn ra Impermanent Loss

Impermanent Loss xuất hiện từ cơ chế tái cân bằng liên tục của bể thanh khoản (liquidity pool) nhằm thích ứng với biến động giá của token trên thị trường. Nhìn chung, quá trình dẫn đến tổn thất tạm thời diễn ra như sau:

  • Khi người dùng cung cấp thanh khoản, họ cần nạp một cặp token (thường là hai loại) vào bể thanh khoản với giá trị tương đương.
  • Nếu giá token trên thị trường thay đổi nhưng giá trong bể thanh khoản vẫn giữ nguyên sẽ tạo ra khoảng chênh lệch giữa giá trong bể và giá thị trường.
  • Hiện tượng này tạo cơ hội cho các nhà giao dịch thực hiện các chiến lược chênh lệch giá (arbitrage) cho đến khi sự khác biệt giữa giá token trong bể và giá thị trường được điều chỉnh. Kết quả của quá trình này là tỷ lệ của hai loại token trong bể sẽ bị biến động.
  • Khi người dùng quyết định rút token khỏi bể vào thời điểm này, tỷ lệ tài sản mà họ nhận được sẽ khác so với tỷ lệ ban đầu khi họ nạp vào bể. Kết quả là giá trị của tài sản rút ra sẽ thấp hơn so với giá trị nếu họ chỉ giữ token từ đầu.

Sự khác biệt giữa giá trị tài sản nhận được khi rút thanh khoản và giá trị giữ token bên ngoài được gọi là tổn thất tạm thời (IL).

Cách tính Impermanent Loss

Để ước tính tổn thất tạm thời, nhà đầu tư có thể sử dụng công thức sau:

Giá trị hiện tại của khoản đầu tư ban đầu – Giá trị hiện tại của phần tài sản bạn đã cung cấp trong bể.

Bên cạnh đó, một số công cụ tính toán tổn thất tạm thời như CoinGecko’s Impermanent Loss Calculator và GitHub’s Impermanent Loss Calculator có thể hỗ trợ bạn tính toán nhanh hơn.

Trader chỉ cần cung cấp thông tin về loại AMM bạn đang sử dụng (Uniswap, Balancer,..) và tỷ lệ biến động giá của tài sản. Các công cụ này sẽ đưa ra ước lượng về mức tổn thất tạm thời mà bạn đang phải chịu.

Tổn thất tạm thời sẽ gia tăng khi biến động giá cao hơn
Tổn thất tạm thời sẽ gia tăng khi biến động giá cao hơn

Ví dụ minh họa về Impermanent Loss

Để hiểu chính xác Impermanent Loss là gì hãy cùng xem xét ví dụ dưới đây:

A quyết định cung cấp thanh khoản cho bể ETH/USDT. Để thực hiện điều này, A cần nạp hai loại token ETH và USDT vào bể với giá trị bằng nhau, theo tỷ lệ 1:1.

Giả sử 1 ETH có giá là 2,000 USD, điều này có nghĩa là:

  • A sẽ gửi 1 ETH và 2,000 USDT vào bể ETH/USDT.
  • Tổng giá trị khoản gửi của A là 4,000 USD.

Trong khi đó, tổng giá trị tài sản trong bể là 10 ETH và 20,000 USDT, tương đương với 40,000 USD. Do đó, A nắm giữ 10% giá trị của toàn bộ bể và có khả năng kiếm được 10% phí giao dịch trong bể.

Hầu hết các AMM như Uniswap hoạt động theo phương trình: x*y=k, trong đó:

  • X và Y đại diện cho số lượng của hai loại token trong bể.
  • k là một hằng số, giá trị k không đổi.

Áp dụng công thức này cho pool ETH/USDT, chúng ta có: 10 ETH * 20,000 USDT = 200,000. Điều này có nghĩa là giá trị 200,000 phải luôn được duy trì, bất kể các giao dịch diễn ra trong bể như thế nào.

Trường hợp giá ETH tăng

Khi giá ETH trên thị trường tăng lên đến 8,000 USD, nhưng giá trong pool vẫn giữ nguyên, các nhà giao dịch sẽ tận dụng cơ hội chênh lệch giá (arbitrage). Theo đó, bạn sẽ mua ETH với giá thấp từ pool và bán với giá cao trên thị trường. Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi giá ETH trong pool khớp với giá trên thị trường.

Kết quả là, sau giao dịch arbitrage, pool sẽ còn lại 5 ETH và 40,000 USDT, với giá trị k không thay đổi, vẫn là: 5 ETH * 40,000 USDT = 200,000.

Nếu A lựa chọn rút thanh khoản, A sẽ nhận được 10% của pool, tương đương với 0.5 ETH và 4,000 USDT, tổng giá trị là 8,000 USDT. Giả sử A cũng thu về 400 USD từ phí giao dịch, tổng cộng A sẽ kiếm được 8,400 USD nhờ cung cấp thanh khoản.

Nếu A không tham gia cung cấp thanh khoản vào bể ETH/USDT mà chỉ giữ các token trong ví, A sẽ có 1 ETH với giá 8,000 USD và 2,000 USDT, tổng giá trị là 10,000 USD.

Sự khác biệt 1,600 USD giữa giá trị hiện tại và giá trị mà A có được từ việc cung cấp thanh khoản chính là tổn thất tạm thời (Impermanent Loss). Đây được coi là chi phí cơ hội khi A chọn tham gia cung cấp thanh khoản thay vì giữ tài sản của mình.

Trường hợp giá ETH giảm

Trong trường hợp giá ETH trên thị trường giảm xuống còn 500 USD, trong khi giá trong pool vẫn giữ nguyên, các nhà giao dịch arbitrage sẽ mua ETH ở giá thấp trên thị trường sau đó bán với giá cao trong bế thanh khoản cho đến khi giá ETH ở cả hai nơi khớp nhau.

Kết quả là, số lượng ETH trong pool sẽ tăng lên, và số USDT giảm xuống, dẫn đến pool còn 20 ETH và 10,000 USDT. Mặc dù tỷ lệ ETH và USDT đã thay đổi, giá trị k không đổi: 20 ETH * 10,000 USDT = 200,000.

Nếu A chọn rút thanh khoản, A sẽ nhận được 10% của pool, tức là 2 ETH và 1,000 USDT, tổng giá trị là 2,000 USDT. Thêm vào đó, nếu A thu được 100 USD từ phí giao dịch, tổng thu nhập từ việc cung cấp thanh khoản sẽ là 2,100 USD.

Tuy nhiên, nếu A không tham gia cung cấp thanh khoản mà chỉ giữ ETH và USDT trong ví, A sẽ có 1 ETH với giá trị 500 USD và 2,000 USDT, tổng cộng là 2,500 USD. So với giá trị này, A sẽ phải chịu tổn thất tạm thời (Impermanent Loss) khoảng 400 USD khi tham gia cung cấp thanh khoản trong pool.

Vì sao vẫn cung cấp thanh khoản khi có Impermanent Loss?

Trader vẫn cung cấp thanh khoản vì phí giao dịch có thể bù đắp tổn thất tạm thời
Trader vẫn cung cấp thanh khoản vì phí giao dịch có thể bù đắp tổn thất tạm thời

Impermanent Loss có thể dẫn đến tổn thất, nhưng về cơ bản nó chỉ là tổn thất ‘tạm thời” và chỉ hiện hữu trong một khoảng thời gian cụ thể. Nếu giá token trở lại mức ban đầu, khoản lỗ này có thể được khôi phục, và các nhà cung cấp thanh khoản (LP) sẽ không gặp thiệt hại khi rút thanh khoản.

Ngoài ra, các LP còn được hưởng phần thưởng từ phí giao dịch trong pool. Để khuyến khích hoạt động cung cấp thanh khoản, nhiều pool áp dụng các chiến lược như tính phí giao dịch cao hơn. Nhờ vậy, LP có thể thu về lợi nhuận từ phí giao dịch để bù đắp cho tổn thất tạm thời và thậm chí tạo ra lợi nhuận cao hơn.

Chiến lược giảm thiểu tổn thất tạm thời hiệu quả

Các chiến lược hạn chế Impermanent Loss là gì? Tổn thất tạm thời là một rủi ro khó tránh khỏi khi tham gia cung cấp thanh khoản. Tuy nhiên, các nhà cung cấp thanh khoản có thể áp dụng những phương pháp giúp giảm thiểu ảnh hưởng của IL như sau:

Lựa chọn cặp tài sản ít biến động (Ưu tiên stablecoin)

Tổn thất tạm thời thường xảy ra khi giá của các tài sản trong pool thay đổi. Để hạn chế vấn đề này, cần cung cấp thanh khoản cho các tài sản ổn định như các stablecoin USDT-USDC.

Chọn các bể có khối lượng giao dịch và phí cao

Cung cấp thanh khoản vào các pool với mức phí giao dịch cao có thể giúp các nhà cung cấp bù đắp tổn thất tạm thời. Ngoài ra, phương pháp theo dõi khối lượng giao dịch trong pool cũng rất quan trọng. Vì một pool có nhiều giao dịch sẽ mang lại nhiều phí hơn cho nhà cung cấp.

Đơn giá tài sản quay trở về mức ban đầu

Khi giá của tài sản bị lệch nhiều so với mức giá mà bạn đã cung cấp, tổn thất tạm thời sẽ tăng lên. Vì vậy, trader nên chờ đợi cho đến khi giá của token trở về mức ban đầu trước khi rút thanh khoản.

Cung cấp thanh khoản với khoản vốn nhỏ

Bạn có thể áp dụng chiến lược này để thử nghiệm và đánh giá mức độ rủi ro từ Impermanent Loss. Qua đó, bạn có thể ước lượng được lợi nhuận và tổn thất để điều chỉnh số vốn đầu tư phù hợp cho việc cung cấp thanh khoản.

Tham gia vào pool cho 1 token duy nhất (Single-token pool)

Bằng cách sử dụng phương pháp này, bạn có thể giảm mất cân bằng về giá và tỷ lệ token trong các pool đa token, từ đó giảm thiểu Impermanent Loss một cách hiệu quả. Một số nền tảng hỗ trợ pool đơn token là Beefy Finance, Wombat Exchange,..

Tham gia vào các AMM DEX sử dụng cơ chế CLMM để cung cấp thanh khoản

CLMM (Thanh khoản tập trung) là một thuật toán mà các AMM DEX sử dụng để cho phép nhà cung cấp thanh khoản (LP) tập trung vào các khoảng giá cụ thể, từ đó nâng cao tính thanh khoản của các cặp token. CLMM giúp LP giảm thiểu đáng kể Impermanent Loss (IL) và giảm trượt giá cho người dùng khi thực hiện giao dịch swap token.

Dưới đây là một số AMM DEX sử dụng CLMM tiêu biểu:

Uniswap

Uniswap là một trong những AMM DEX lâu đời nhất trên nền tảng Ethereum, cho phép người dùng giao dịch các token ERC-20 mà không cần qua trung gian. Phiên bản Uniswap V3 áp dụng thuật toán CLMM, theo đó nhà cung cấp thanh khoản (LP) chỉ tập trung vào các khoảng giá cụ thể nơi giao dịch thường xuyên xảy ra, thay vì toàn bộ phạm vi giá của tài sản.

Uniswap là AMM DEX trên Ethereum cho phép giao dịch token ERC-20 mà không cần trung gian
Uniswap là AMM DEX trên Ethereum cho phép giao dịch token ERC-20 mà không cần trung gian

Orca

Orca là một AMM DEX hoạt động trên nền tảng Solana, nổi bật với hệ thống CLMM độc quyền gọi là Whirlpools. Nhờ vào cơ chế CLMM này, Orca đã thu hút một lượng lớn thanh khoản từ hệ sinh thái Solana và hiện đã vượt qua Raydium để trở thành nền tảng AMM DEX hàng đầu trên Solana.

Orca là AMM DEX trên Solana với cơ chế CLMM Whirlpools, nổi bật nhất trong hệ sinh thái Solana
Orca là AMM DEX trên Solana với cơ chế CLMM Whirlpools, nổi bật nhất trong hệ sinh thái Solana

Trader Joe

Trader Joe là một AMM DEX nổi tiếng trên nền tảng Avalanche, áp dụng cơ chế CLMM tương tự như Uniswap V3 với nhiều cải tiến. Nhờ vào việc tối ưu hóa CLMM, Trader Joe hiện đang dẫn đầu trong hệ sinh thái Avalanche.

Trader Joe là AMM DEX trên Avalanche, cải tiến CLMM từ Uniswap V3
Trader Joe là AMM DEX trên Avalanche, cải tiến CLMM từ Uniswap V3

Cetus Protocol

Cetus Protocol là AMM DEX sử dụng cơ chế CLMM, được phát triển trên các hệ sinh thái Sui và Aptos. Nền tảng này cho phép các nhà cung cấp thanh khoản triển khai nhiều chiến lược Maker khác nhau, nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu Impermanent Loss thông qua các pool thanh khoản.

Cetus Protocol giúp tối ưu hóa lợi nhuận và giảm Impermanent Loss
Cetus Protocol giúp tối ưu hóa lợi nhuận và giảm Impermanent Loss

Turbos Finance

Turbos Finance là AMM DEX dựa trên hệ sinh thái Sui, áp dụng mô hình CLMM để tối ưu hóa lợi nhuận cho các nhà cung cấp thanh khoản. Nền tảng này giúp LP gia tăng thu nhập từ phí giao dịch và giảm thiểu Impermanent Loss một cách hiệu quả.

Turbos Finance là AMM DEX trên hệ sinh thái Sui giúp giảm IL cho nhà cung cấp thanh khoản
Turbos Finance là AMM DEX trên hệ sinh thái Sui giúp giảm IL cho nhà cung cấp thanh khoản

So sánh Slippage (Trượt giá) và Impermanent Loss (Tổn thất tạm thời)

Slippage là gì?

Trượt giá (Slippage) đề cập đến sự khác biệt giữa giá dự kiến và giá thực tế khi thực hiện giao dịch. Nói cách khác, trượt giá là mức độ chênh lệch giữa giá ước tính dựa trên thanh khoản hiện có trong liquidity pool và giá thực tế khi giao dịch được thực hiện.

Các cặp token với thanh khoản thấp thường có mức trượt giá cao hơn, vì tình hình biến động giá lớn hơn khi thực hiện giao dịch. Hơn nữa, phí giao dịch cũng tác động đến biến động giá, thường dao động từ 0.01% đến 1% mỗi lần giao dịch.

Khi swap các cặp token không có chung liquidity pool, mức trượt giá có thể gia tăng do phải đi qua nhiều router.

Ví dụ: Nếu Peter muốn đổi USDC lấy PEPE, mà PEPE không có chung liquidity pool với USDC mà phải qua ETH. Giả sử trượt giá trong mỗi pool là 1% thì việc giao dịch qua hai pool có thể khiến Peter mất tới 2% trên tổng giá trị giao dịch.

Điểm khác biệt giữa Slippage và Impermanent Loss là gì?

Trong khi trượt giá (Slippage) là sự mất mát mà các trader phải đối mặt khi thực hiện giao dịch trên các AMM, tổn thất tạm thời (Impermanent Loss) là vấn đề mà các nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Providers) gặp phải khi giá của các cặp tài sản thay đổi.

Điểm khác biệt giữa hai loại tổn thất này rất rõ ràng vì chúng ảnh hưởng đến hai nhóm người dùng khác nhau trên nền tảng AMM. Impermanent Loss chỉ là một dạng tổn thất tạm thời và có thể giảm bớt nếu giá của tài sản trở lại mức cũ. Ngược lại, trượt giá là một loại tổn thất vĩnh viễn và không thể tự phục hồi dù giá có biến động như thế nào.

Giải đáp các câu hỏi thường gặp về Impermanent Loss

Đâu là thời điểm an toàn để tham gia cung cấp thanh khoản?

Khoảng thời gian lý tưởng để cung cấp thanh khoản là khi thị trường di chuyển theo xu hướng đi ngang (Sideway), tức là khi giá của hai loại token trong pool không biến động quá mức. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro tổn thất tạm thời do giá không thay đổi.

Nên cung cấp thanh khoản khi hai tài sản có xu hướng biến động cùng chiều, ví dụ như cả hai cùng tăng hoặc giảm giá đồng thời và tốt nhất là khi giá giữ ổn định. Cần tránh cung cấp thanh khoản khi hai tài sản đang biến động ngược chiều, ví dụ như token A tăng giá trong khi token B giảm giá và ngược lại.

Những trường hợp nào cần rút thanh khoản khỏi pool?

  • TVL (Total Value Locked) không còn tăng mà bắt đầu giảm dần
  • Khi TVL của pool tăng nhanh chóng, dự án có thể phải giảm tỷ lệ phần thưởng cho các nhà cung cấp thanh khoản.
  • Khi tổn thất tạm thời (Impermanent Loss) vào mức quá cao.
  • Khi giá trị tài sản trong bể thanh khoản giảm xuống.
  • Khi phần thưởng nhận được là một token và token đó đang bị bán tháo (Lưu ý: Nếu phần thưởng là stablecoin, tình trạng này sẽ không ảnh hưởng nhiều).

Bài viết trên đây đã giới thiệu chi tiết về Impermanent Loss là gì và cách hạn chế tổn thất. Impermanent Loss là một yếu tố quan trọng mà trader cần hiểu rõ khi trở thành nhà cung cấp thanh khoản, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của bạn. Đầu tư luôn đi kèm với rủi ro, đừng để lợi nhuận cao làm bạn quên đi nguy cơ giảm giá trị tài sản.

Xem thêm:

Faucet Crypto là gì? Rủi ro và lợi ích trong Faucet Crypto nên biết

Rate this post

Tôi là Phùng Cảnh Lang, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong thị trường Crypto, tôi hy vọng những bài viết của mình thật sự hữu ích với bạn. Là một người từng trải, tôi rất mong khi ai đó gia nhập vào thị trường Crypto hãy nên trang bị đầy đủ kiến thức, vì đây là đầu tư không phải một canh bạc may rủi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *