Hashrate là gì? Tiềm năng khai thác với hệ thống crypto

HashRate là gì? Khi tìm hiểu về thị trường crypto rộng lớn, tìm hiểu Hashrate là gì chính là ý nghĩa then chốt của các mạng lưới blockchain. Nhất là những mạng sử dụng cơ chế Proof of Work. Nếu chú ý đến Hashrate, nhà đầu tư sẽ nhìn nhận được sức mạnh tổng thể của một blockchain. Vì vậy, hiểu Hash Rate là gì chính bước đầu tiên để nắm bắt cơ chế hoạt động phức tạp của các hệ thống tiền mã hóa hiện nay.

Hashing là gì? Hashrate là gì?

Tìm hiểu ý nghĩa thuật ngữ “Hashrate”
Tìm hiểu ý nghĩa thuật ngữ “Hashrate”

Hash là gì?

Khi đã tham gia đầu tư đồng tiền mã hóa, khái niệm Hashrate là gì hay tỷ lệ băm là gì là thông tin cần phải biết. Bởi tín hiệu của chỉ số này có tác động mạnh mẽ đối với sự thay đổi của lĩnh vực tiền số. Có thể giải thích thuật ngữ này như sau:

Trong lĩnh vực máy tính, “Hash” hay “Hashing” đề cập đến quá trình chuyển đổi dữ liệu thông qua một thuật toán đặc biệt, được gọi là hàm băm. Quá trình này biến đổi thông tin đầu vào thành một chuỗi dữ liệu mới, thường có độ dài cố định và được gọi là giá trị băm.

Hashing ứng dụng được nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin như: mã hóa, nén dữ liệu, kiểm tra và xác minh tính toàn vẹn của dữ liệu, lập chỉ mục. Đặc biệt trong lĩnh vực bảo mật, hashing nắm giữ vai trò quan trọng. Mỗi dữ liệu đầu vào sẽ tạo ra một giá trị băm duy nhất và quá trình này là một chiều – nghĩa là không thể từ giá trị băm suy ngược lại dữ liệu gốc. Tính chất này chính là chìa khóa để đảm bảo tính bảo mật cao cho thông tin được mã hóa.

Quá trình hashing có thể được hình dung như một máy xay thông tin. Khi có dữ liệu đầu vào (bất kể kích thước) sẽ được đưa vào “máy xay” này. Kết quả là cho ra một dữ liệu mới có độ dài cố định và kích thước tối ưu hơn dữ liệu gốc. Quá trình này phục vụ hai mục đích chính: Một là, giảm kích thước dữ liệu, tiết kiệm không gian. Hai là tăng cường bảo mật và bảo vệ tính riêng tư.

Trong thị trường tiền điện tử, hashing đóng vai trò quan trọng. Ví dụ, một giao dịch Bitcoin từ A đến B được biểu diễn bằng một chuỗi hash duy nhất:

43bdeb1c23f60abe9cb5f7275506393d245bdbb9fe75dfea5c3f977a1ee81418

Những hàm thuật toán Hashsing phổ biến trên thị trường là gì?

Các hàm thuật toán Hash phổ biến hiện nay
Các hàm thuật toán Hash phổ biến hiện nay

CRC32 (Cyclic Redundancy Check) 

Gồm chuỗi hash 8 ký tự, có khả năng xử lý nhanh và đưa ra kết quả ngắn gọn, tiết kiệm không gian lưu trữ.

MD5 (Message Digest)

Gồm chuỗi hash 32 ký tự, đảm bảo với độ chính xác cao và nổi tiếng về quá trình đơn giản.

SHA-1

SHA-1 là một hàm băm bao gồm 40 ký tự, là một phần quan trọng trong lịch sử phát triển của thuật toán mã hóa. SHA-1 được phát triển trong khuôn khổ dự án Capstone của Chính phủ Hoa Kỳ và có một quá trình phát triển đáng chú ý. Vào năm 1993, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) giới thiệu phiên bản đầu tiên có tên gọi là SHA-0 (Secure Hash Standard FIPS PUB 180). Tuy nhiên, ngay sau khi công bố, Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đã nhanh chóng thu hồi lại phiên bản này.

Năm 1995, một phiên bản cải tiến mới được đặt tên SHA-1 (FIPS PUB 180-1). SHA-1 sở hữu kích thước 160 bit (20 byte), cung cấp khả năng mã hóa mạnh mẽ hơn so với phiên bản tiền nhiệm.

Tuy nhiên, SHA-1 đã bộc lộ những điểm yếu khi có khả năng bị tấn công bằng phương pháp va chạm . Vì vậy, nó được đánh giá là không đảm bảo an toàn cho các ứng dụng bảo mật cao cấp.

SHA-2

  • SHA-2 cũng là một bộ hàm băm mật mã, ra đời năm 2001 do NSA phát triển. Các hàm này cấu tạo bằng cấu trúc Merkle-Damgård, với hàm nén một chiều dựa trên mô hình Davies-Meyer từ một hệ mật mã khối đặc biệt.
  • SHA-2 kế thừa những ưu điểm và cải tiến những hạn chế từ SHA-1. Cụ thể, SHA-2 sở hữu 6 hàm băm, tạo ra các giá trị có khối lượng 224, 256, 384 hoặc 512 bit. Điển hình là SHA-224, SHA-256, SHA-384, SHA-512, SHA-512/224 và SHA-512/256.
  • Trong đó, SHA-256 và SHA-512 là hai hàm mới, xử lý từng khối 32 bit và 64 bit. Mặc dù khác biệt về số vòng lặp, lượng dịch bit và hằng số cộng, nhưng cấu trúc cốt lõi của chúng gần như đồng nhất.
  • SHA-224 và SHA-384 là bản cập nhật thu gọn của SHA-256 và SHA-512, sử dụng các giá trị khởi tạo riêng. SHA-512/224 và SHA-512/256 là biến thể rút gọn của SHA-512, nhưng có giá trị khởi tạo được tạo theo phương pháp quy định trong FIPS PUB 180-4.

Hash Rate là gì?

Hash Rate là gì? Tỷ lệ này còn sở hữu tên gọi là tỷ lệ băm, là một thông số chủ chốt trong lĩnh vực tiền mã hóa. Nhiệm vụ của Hash Rate là mã hóa dữ liệu theo một hàm băm cụ thể đối với các blockchain cùng cơ chế Proof of Work (PoW). Ví dụ như Bitcoin với SHA-256, Ethereum với Ethash, hay Zcash với Equihash, đều dựa vào chỉ số này để đánh giá hiệu suất mạng lưới. Hash Rate thể hiện sức mạnh tính toán của mạng, đồng thời cũng cho thấy mức độ an toàn và khả năng chống chịu trước các cuộc tấn công.

Vai trò và đóng góp của Hash Rate trên nền tảng đầu tư tiền số như thế nào?

Giá trị Hashrate đem lại cho nhà đầu tư và thị trường Bitcoin là gì?
Giá trị Hashrate đem lại cho nhà đầu tư và thị trường Bitcoin là gì?

Nâng cao an ninh mạng

Tỷ lệ băm đóng vai trò như một chỉ số đặc biệt để đo lường khả năng bảo vệ của mạng lưới. Nó có mối quan hệ thuận chiều với an ninh mạng, nghĩa là khi tỷ lệ băm cao, mạng lưới sẽ khó bị tấn công hơn. Nếu như tỷ lệ băm cao, kẻ tấn công bắt buộc phải sở hữu sức mạnh tính toán vượt trội để tiến hành cuộc tấn công 51%. Trong tình hình hiện tại, việc này sẽ cần sự hợp tác của nhiều thợ đào. Vì vậy mà những cá nhân đơn lẻ hầu như không thể gây ra mối đe dọa đáng kể.

Các chuyên gia thường đánh giá mức độ an toàn của một đồng tiền điện tử nhờ vào tỷ lệ băm của nó. Lịch sử cho thấy nhiều đồng tiền có tỷ lệ băm thấp đã từng bị tấn công 51%. Những trường hợp này xảy ra không ít lần, thậm chí đã từng bị tấn công chỉ bởi một thợ đào đơn lẻ.

Tuy nhiên, Bitcoin sở hữu tỷ lệ băm khổng lồ và việc thực hiện tấn công 51% gần như không khả thi. Bởi sẽ cần đáp ứng một nguồn tài nguyên đặc biệt lớn. Vì vậy, đứng trước tính bảo mật của Bitcoin, các chuyên gia đều đặt niềm tin rất lớn.

Độ khó khai thác

Tỷ lệ băm chính là nhân tố hàng đầu giúp nhà đầu tư xác định và điều chỉnh độ khó khai thác Bitcoin. Tỷ lệ này được sử dụng để tính toán mức độ thách thức, giúp duy trì thời gian tạo khối ổn định (khoảng 10 phút).

Hệ thống Bitcoin có một điều đặc biệt thú vị khi thiết lập hệ thống tự động điều chỉnh độ khó sau mỗi 2016 khối (khoảng hai tuần). Điều này nhằm đối phó với sự gia tăng sức mạnh khi có thêm thợ đào mới tham gia mạng lưới.

Cơ chế này đảm bảo rằng thời gian tạo khối vẫn ổn định, bất kể số lượng thợ đào. Khi tỷ lệ băm toàn cầu tăng, hệ thống sẽ tăng độ khó để ngăn việc tạo khối quá nhanh, duy trì sự cân bằng và ổn định của mạng lưới Bitcoin. Vì vậy, tỷ lệ băm toàn cầu của Bitcoin tăng sẽ là một trợ lực mạnh mẽ tạo khối mới. Khi sức mạnh tính toán của các thợ đào tăng lên và có khả năng giải quyết các mật mã nhanh hơn, các khối sẽ được tạo với tốc độ đáng kể.

Để duy trì sự ổn định của hệ thống, hệ thống Bitcoin sử dụng một thuật toán điều chỉnh độ khó khai thác thông minh. Thuật toán này hoạt động phụ thuộc vào tỷ lệ băm hiện tại của mạng, nhằm điều chỉnh độ khó thích hợp để giữ thời gian tạo khối trung bình ổn định ở mức 10 phút. Cơ chế này đảm bảo rằng dù có bao nhiêu thợ đào tham gia hay sức mạnh tính toán của mạng tăng lên đến đâu, quá trình tạo khối vẫn diễn ra đều đặn. Tùy thuộc vào tỷ lệ băm ước tính, thuật toán có thể tăng hoặc giảm độ khó khai thác, giúp duy trì sự cân bằng và ổn định cho toàn bộ chuỗi điện tử Bitcoin.

Giám sát và kiểm tra mạng

Trong hệ sinh thái crypto, chỉ số tính tỷ lệ băm là ưu tiên hàng đầu của các thợ đào. Tuy nhiên, đối với một hệ thống phức tạp như Bitcoin, tỷ lệ băm còn có nhiều ứng dụng khác ngoài việc khai thác. Tiêu biểu nhất là chức năng giám sát và duy trì hoạt động của mạng lưới.

Một phần mềm nền tảng của Bitcoin – Bitcoin Core, tận dụng tỷ lệ băm cùng với độ khó khai thác hiện tại để thực hiện nhiều chức năng thiết yếu. Một trong số đó là ước tính thời gian cần thiết giữa các khối, giúp quản lý hiệu quả công việc trong mạng lưới.

Cách thức xác định tỷ lệ băm trên thị trường như thế nào?

Tốc độ băm là khả năng xử lý của máy đào tiền mã hóa. Quá trình khai thác gắn liền với công việc giải quyết các bài toán phức tạp. Trong đó, mỗi máy đào phải thực hiện hàng triệu phép tính mỗi giây để tìm kiếm kết quả bài toán.

Mục tiêu của các thợ đào là tạo ra một giá trị băm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị mục tiêu. Để làm được điều này, thợ đào phải tìm ra một số dùng một lần (nonce) phù hợp, bắt đầu từ 0 và tăng dần sau mỗi lần thử. Quá trình này đòi hỏi sự kiên trì cao, vì xác suất tìm ra giá trị phù hợp rất thấp. Nhà đầu tư có thể gọi số lần thử nghiệm mỗi giây của thợ đào là tỷ lệ băm hoặc công suất băm.

Tìm kiếm coin là một quá trình tích lũy đầy kiên nhẫn với xác suất tương đối thấp
Tìm kiếm coin là một quá trình tích lũy đầy kiên nhẫn với xác suất tương đối thấp

Vì sao tỷ lệ băm tăng?

Khi giá đồng điện tử giảm, lợi nhuận của thợ đào sẽ chịu tác động tương ứng. Bởi vì chi phí vẫn giữ nguyên nhưng giá trị tiền điện tử đã giảm xuống. Ví dụ, giá bitcoin giảm từ $20.000 xuống $8.000, thu nhập của thợ đào cũng giảm tương ứng với con số này.

Thông thường, khi giá Bitcoin giảm, Traders kỳ vọng độ khó và công suất băm cũng sẽ hạ xuống. Tuy nhiên, trong năm 2018, mặc dù giá bitcoin đã thấp hơn 78% nhưng tỷ lệ băm vẫn tăng mạnh. Điều này một phần do công nghệ khai thác ngày càng tiến bộ, tạo ra máy đào hiệu suất cao hơn. Kết quả là, chỉ những “ông lớn” trong ngành mới có đủ nguồn lực để cạnh tranh hiệu quả.

Chuyển đổi các đơn vị của tỷ lệ băm

Tỷ lệ băm được đo bằng Hash/giây (H/s). Hiện nay, khi sự phát triển của công nghệ khai thác ngày càng cao, nhà đầu tư bắt đầu quy đổi qua các đơn vị lớn hơn:

  • Kilohash (KH/s): 1.000 H/s
  • Megahash (MH/s): 1.000.000 H/s
  • Terahash (TH/s): 1.000.000.000 H/s
  • Petahash (PH/s): 1.000.000.000.000 H/s
Giá trị quy đổi của từng đơn vị
Giá trị quy đổi của từng đơn vị

Sự liên kết giữa Hashrate cùng lợi nhuận khai thác và độ khó

Nếu thật sự hiểu rõ Hash Rate là gì, chắc chắn nhà đầu tư sẽ biết được mối liên hệ chặt chẽ giữa tỷ lệ Hashrate cùng với lợi nhuận và độ khó khai thác trên thị trường Crypto.

Khi độ khó của Bitcoin tăng, Hashrate cũng tăng theo. Điều này có nghĩa là thợ đào phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn để giành được 12,5 BTC và phí giao dịch cho mỗi khối được tạo ra.

Số lượng thợ đào tham gia vào mạng là yếu tố chính đẩy độ khó lên cao. Lượng người tham gia càng nhiều, mỗi thợ đào càng phải thực hiện nhiều phép tính mỗi giây để có cơ hội tìm ra khối mới.

Khi độ khó tăng, số lượng Bitcoin được khai thác bởi mỗi thợ đào sẽ giảm. Lúc này, lợi nhuận của họ phụ thuộc nhiều vào giá Bitcoin trên thị trường: nếu giá tăng, lợi nhuận sẽ tăng theo và ngược lại.

Sự liên quan mật thiết giữa Hashrate, lợi nhuận và độ khó khai thác
Sự liên quan mật thiết giữa Hashrate, lợi nhuận và độ khó khai thác

Hashrate và giá Bitcoin có sự tương quan như thế nào?

Đối với nền tảng Bitcoin, Hashrate thể hiện tốc độ tính toán của các máy đào trong việc mã hóa thuật toán SHA-256, được đo bằng số phép tính thực hiện mỗi giây.

Giá Bitcoin và Hashrate có tác động ảnh hưởng lẫn nhau
Giá Bitcoin và Hashrate có tác động ảnh hưởng lẫn nhau

Nhiều chuyên gia tin rằng sự giảm sút của Hashrate thường đi kèm với việc các thợ đào rời bỏ mạng lưới, dẫn đến sự giảm giá của BTC. Ngược lại, khi Hashrate tăng, nó thường được xem như một tín hiệu tích cực cho giá Bitcoin.

Biểu đồ Total Hash Rate của Bitcoin từ khi ra đời đến nay cho thấy mối liên kết chặt chẽ với giá BTC. Vì vậy, các nhà phân tích on-chain thường theo dõi biến động một cách chi tiết để tìm hiểu xu hướng giá tương lai của Bitcoin.

Hash rate hỗ trợ traders như thế nào?

Tăng lợi nhuận

Tỷ lệ băm cao tăng hỗ trợ tăng tốc độ khai thác tiền điện tử, nâng cơ hội nhận thưởng cho mỗi khối mới trên nền tảng blockchain. Với Bitcoin, thợ đào nhận được phí giao dịch và phần thưởng cố định cho mỗi khối. Hiện tại, phần thưởng là 6.25 BTC, sẽ giảm còn 3.125 BTC sau sự kiện Halving 2024. Cơ chế này kiểm soát lượng Bitcoin được tạo ra và tác động đến giá trị tương lai của nó.

Đảm bảo mạng lưới gioa dịch

Khi tỷ lệ hash rate cao, mạng lưới sẽ trở nên mạnh mẽ và an toàn hơn trước các cuộc tấn công từ bên ngoài. Việc sở hữu hash rate cao đồng nghĩa với việc cần bỏ ra nhiều chi phí và nguồn lực tính toán hơn để tấn công mạng. Từ đó hạn chế nguy cơ cho các hoạt động giao dịch và bảo vệ tính phi tập trung của nền tảng. Ngược lại, nếu tỷ lệ hash rate thấp, mạng lưới sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn. Kẻ tấn công có thể dễ dàng chiếm quyền kiểm soát mạng lưới, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.

Tính chính xác tốt hơn

Hash rate của mỗi đồng tiền mã hóa phụ thuộc vào phần mềm đào coin và tăng lên khi phần mềm được cập nhật và cải tiến. Việc tính toán Hashrate chính xác có vai trò quan trọng trong việc xác định lợi nhuận tiềm năng đối với nhà đầu tư.

Những câu hỏi thường gặp về Hashrate

Lý do Bitcoin giảm nhưng Hashrate tăng?

Theo ý kiến của các chuyên gia, việc bán tháo coin và Hashrate cho thấy những tín hiệu chính xác với thị trường tiền mã hóa, cụ thể:

Về việc bán tháo coin, CEO Yuriy Avdeev của CINDY cho rằng thợ đào ít có xu hướng bán tháo coin do họ đã dự trữ coin trong thời gian dài. Vì vậy mà nguồn cung coin trên thị trường ít biến động và giá coin tăng chậm. Tuy nhiên, giá coin cũng chịu ảnh hưởng bởi chi phí đào coin. Avdeev chia sẻ rằng những khu vực định giá điện thấp như Canada, Iceland, Nga hoặc khu vực phía Nam sẽ nắm giữ nhiều lợi thế hơn vì phải chi trả nguồn phí thấp hơn. Điều này có thể thu hút thợ đào đến những khu vực này và tăng Hashrate cho mạng lưới.

Giá trị coin giảm nhưng chi phí tăng chính là thử thách lớn đối với các thợ mỏ
Giá trị coin giảm nhưng chi phí tăng chính là thử thách lớn đối với các thợ mỏ

Về tỷ lệ băm, CTO Igor Lebedev của SONM thể hiện quan điểm rõ ràng rằng thị trường đào coin luôn là một môi trường hấp dẫn. Khi có nhiều máy đào tham gia, phần thưởng cho mỗi máy sẽ giảm. Tuy nhiên, nếu nhiều máy đào rời khỏi thị trường, phần thưởng cho những máy còn lại sẽ tăng lên. Do đó, sẽ luôn có thợ đào hoạt động và duy trì Hashrate cho mạng lưới.

Nên hay không khi đầu tư Bitcoin nếu Hashrate tăng cao?

Thị trường Bitcoin sẽ điều chỉnh giảm khi Hashrate đạt 55 quintillion, ảnh hưởng đến lợi nhuận của thợ đào. Tuy nhiên, lượng Bitcoin sẽ không biến mất hoàn toàn và vẫn duy trì giá trị nhất định. Vì vậy đồng tiền Bitcoin vẫn được đánh giá là kênh đầu tư tiềm năng dài hạn.

Lợi nhuận từ đầu tư hay hoạt động đào Bitcoin phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tỷ lệ băm, mức độ cạnh tranh thị trường và chiến lược đầu tư. Mặc dù việc đào Bitcoin ngày càng khó khăn hơn vì Hashrate tăng cao nhưng nó vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn.

Để gia tăng cơ hội nhận thưởng, thợ đào cần không ngừng cải thiện “sức mạnh băm” bằng cách tối ưu hóa phần mềm. Trung bình, cần 10 phút để xác nhận một giao dịch và tạo ra một khối mới trên chuỗi khối Bitcoin. Vì vậy, các thợ đào cần nắm bắt khoảng thời gian này nếu muốn khai thác triệt để Bitcoin.

Nhiều người nhận thấy tiềm năng lợi nhuận từ việc khai thác Bitcoin và muốn tham gia Nhưng, hãy cẩn thận vì đây không phải là một ý tưởng đầu tư khôn ngoan đối với tất cả mọi người. Hoạt động này đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn và tiêu hao lượng điện năng khổng lồ, nhà đầu tư sẽ phải chịu một khoản nặng tài chính đặc biệt cao.

Phần mềm/Website nào cung cấp thông tin Hashrate chính xác? 

Theo dõi Hashrate hỗ trợ rất nhiều trong việc nắm bắt xu hướng thị trường và có quyết định đầu tư sáng suốt. Bài viết giới thiệu đến bạn một số trang web uy tín để theo dõi Hashrate Bitcoin:

  • Blockchain.com: Nổi tiếng với các biểu đồ và đồ thị về biến động Hashrate theo thời gian, nhà đầu tư dễ dàng hình dung xu hướng thị trường.
  • Bitinfocharts.com: Cung cấp đa dạng thông tin về Bitcoin, bao gồm Hashrate: khối, giá, giao dịch,… Nổi bật với tính năng theo dõi Hashrate Bitcoin thời gian thực, giúp Traders cập nhật liên tục mọi biến động.
  • Coinwarz.com: Tổn hợp thông tin về lợi nhuận, chi phí và hiệu quả khai thác.
  • BTC.com: Cung cấp thông tin có độ chính xác cao về Hashrate cùng nhiều chỉ số quan trọng khác của đồng Bitcoin.

CoinMarketCap và CoinGecko cũng là hai trang web uy tín, cung cấp thông tin về giá cả, khối lượng giao dịch và Hashrate của Bitcoin và nhiều đồng crypto khác. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể tham khảo thêm nhiều website khác trên thị trường để có góc nhìn toàn vẹn về Hashrate Bitcoin.

Hashrate có thể hiểu như một chỉ báo đa chiều trong hệ sinh thái tiền mã hóa. Nó phản ánh sức mạnh tính toán, mức độ bảo mật, thậm chí cả tiềm năng kinh tế tổng quát của mạng lưới blockchain. Khi công nghệ tiếp tục phát triển, vai trò của Hashrate có thể sẽ tiếp tục biến đổi, nhưng tầm quan trọng của nó trong việc duy trì sự ổn định và an toàn của các mạng tiền mã hóa chắc chắn vẫn phải quan tâm. Hiểu Hashrate là gì chính là cánh cửa giúp nhà đầu tư hiểu sâu hơn về cách thức hoạt động của công nghệ blockchain.

Xem thêm:

Tỷ lệ TVL và vốn hoá thị trường (Market Cap) có gì khác biệt?

Ý nghĩa của chỉ số Fully Diluted Valuation trong thị trường crypto

Rate this post

Tôi là Phùng Cảnh Lang, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong thị trường Crypto, tôi hy vọng những bài viết của mình thật sự hữu ích với bạn. Là một người từng trải, tôi rất mong khi ai đó gia nhập vào thị trường Crypto hãy nên trang bị đầy đủ kiến thức, vì đây là đầu tư không phải một canh bạc may rủi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *