Fiat là gì? Giá trị của đồng tiền Fiat trên thị trường hiện nay

Đồng tiền fiat là gì? Hiểu đơn giản, đồng tiền pháp định là loại hình tiền tệ cốt lõi trong hệ thống tài chính toàn cầu hiện nay. Đồng tiền được phát hành bởi chính phủ các quốc gia và không phụ thuộc vào giá trị tài sản vật chất. Thay vào đó, nó dựa vào quy luật cung cầu của hệ thống các quốc gia và sự tin tưởng của người sử dụng. Vậy để hiểu thêm về khái niệm tiền pháp định là gì, hãy đi cùng bài viết sau để tìm hiểu nhé!

Đồng tiền Fiat là gì? Thông tin cụ thể về tiền pháp định

Tiền pháp định, còn có những tên gọi khác như đồng tiền Fiat – Fiat money hay đồng tiền định danh, đóng vai trò trung tâm trong hệ thống tài chính hiện đại. Đồng tiền này được chính phủ các quốc gia phát hành và công nhận, nhằm thay thế chế độ bản vị vàng trước đó. Điểm đặc biệt của đồng tiền Fiat là không mang trong mình giá trị nội tại. Thay vào đó, sức mạnh của đồng tiền sẽ bị tác động bởi mô hình cung cầu và sức mạnh kinh tế của chính quyền.

Tóm tắt khái niệm về đồng tiền pháp định
Tóm tắt khái niệm về đồng tiền pháp định

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, bạn cần phải hiểu được sức mạnh của fiat money là gì và tác động của nó trong nền kinh tế. Nói đơn giản, tiền pháp định chính là phương tiện trao đổi cho mọi khía cạnh kinh tế. Đồng tiền được sử dụng phổ biến trong các hoạt động giao thương hằng ngày và đầu tư dài hạn,… Nhờ vậy mà nền kinh tế ngày càng phát triển, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Như vậy, chỉ với những nội dung ngắn ngủi trên, hẳn bạn cũng đã hiểu được đại khái đồng tiền định danh là gì rồi đúng không? Tiếp theo, hãy cùng bài viết khám phá thêm nhiều thông tin thú vị khác qua những điều được chia sẻ dưới đây.

Giới thiệu đồng tiền fiat tại các quốc gia khác nhau

Theo như khái niệm tiền Fiat là gì ở trên, có thể kết luận rằng tiền pháp định là hình thức tiền tệ được ban hành riêng biệt bởi mỗi chính phủ mỗi quốc gia khác nhau. Mỗi nền kinh tế có quy chuẩn riêng về thiết kế, kích thước và mệnh giá. Đồng thời đồng tiền còn thể hiện sự phong phú về văn hóa và lịch sử của mỗi quốc gia, tạo nên bức tranh tiền tệ thế giới đầy phong phú.

Đồng tiền định danh tại mỗi quốc gia thể hiện toàn diện nhất về văn hóa, lịch sử của quốc gia đó
Đồng tiền định danh tại mỗi quốc gia thể hiện toàn diện nhất về văn hóa, lịch sử của quốc gia đó

Vậy fiat currency là gì tại mỗi quốc gia?

  • Tại Việt Nam, Việt Nam Đồng (VND) giữ vị trí độc tôn về mặt pháp lý. Người dân sử dụng song song cả tiền giấy truyền thống và tiền polymer trong mọi giao dịch tại lãnh thổ đất Việt.
  • Hoa Kỳ tự hào với đồng đô la xanh U.S. Dollar (USD) là loại tiền tệ có ảnh hưởng toàn cầu. USD tồn tại dưới hai hình thức: tiền xu kim loại và tiền giấy.
  • Vương quốc Anh sử dụng đồng Bảng (GBP) là đồng tiền định danh. Ngoài Vương Quốc Anh, đồng GBP còn được sử dụng tại Bắc Ireland và nhiều vùng lãnh thổ hải ngoại. Tương tự như USD, GBP cũng tồn tại dưới dạng: xu và giấy.

Ngoài ra, những đồng tiền khác có tầm ảnh hưởng trên thị trường toàn cầu gồm có:. Euro , Nhân dân tệ, đồng Franc Thụy Sĩ, đồng Yên Nhật,….

Tiền Fiat được sử dụng với mục đích gì?

Trong thị trường tiêu dùng và giao thương rộng lớn như hiện nay, hệ thống tiền pháp định chính là nền tảng chủ yếu đối với các giao dịch tài chính toàn cầu. Loại tiền tệ này được chấp nhận rộng rãi và sử dụng phổ biến trên khắp thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho mua bán hàng hóa và dịch vụ đa dạng.

Đồng tiền Fiat được sử dụng rộng rãi trong mọi thương vụ giao dịch trên toàn thế giới
Đồng tiền Fiat được sử dụng rộng rãi trong mọi thương vụ giao dịch trên toàn thế giới

Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều đã hoàn thiện đồng tiền pháp định của riêng mình. Đồng tiền này không chỉ giúp các đất nước trên thế giới phản ánh chủ quyền kinh tế mà còn thể hiện văn hóa đặc trưng của mình. Sự đa dạng này đã tạo nên một hệ sinh thái tiền tệ phong phú, đồng thời còn mang lại sự linh hoạt đáng kể cho cá nhân và các tổ chức. Cụ thể, cá nhân/ tổ chức có thể dễ dàng trao đổi đồng tiền của đất nước mình thành đồng tiền của các quốc gia khác nhằm hỗ trợ thanh toán hoặc nghỉ dưỡng, giao lưu kinh tế toàn cầu.

Giai thoại phát triển của đồng tiền pháp định

Lịch sử của tiền pháp định có nguồn gốc sâu xa và đã trải qua nhiều biến chuyển quan trọng. Theo thông tin từ các nguồn sách sử, khởi nguồn của đồng Fiat có thể bắt đầu từ thế kỷ 11 tại Trung Quốc, khi việc khan hiếm tiền xu dẫn đến sự ra đời của các phiếu ghi nợ do triều đình quản lý.

Dưới thời nhà Nguyên, tiền giấy được đồng nhất và lan truyền qua các quốc gia lân cận. Thế kỷ 17 là một năm đầy sự biến chuyển khi được chứng kiến sự áp dụng tiền pháp định tại các cường quốc châu Âu như Tây Ban Nha, Thụy Điển và Hà Lan. Sang thế kỷ 18 và 19, khái niệm này tiếp tục mở rộng sang New France ở Canada, các vùng lãnh thổ Mỹ và sau đó Hoa Kỳ.

Một bước tiến quan trọng đối với lịch sử tiền pháp định phải kể đến năm 1972, khi Tổng thống Nixon của Hoa Kỳ quyết định chấm dứt chế độ bản vị vàng và phát triển động tiền định danh. Quyết định này đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên mới cho tiền pháp định và đặt dấu ấn sau này cho việc duy trì vị thế đồng tiền này đến hiện nay.

Cơ chế hoạt động của tiền Fiat và tác động của như thế nào?

Tiền pháp định là loại tiền tệ dựa trên niềm tin giữa chính phủ phát hành và nhân dân. Nghĩa là khi niềm tin suy giảm, giá trị tiền tệ cũng theo đó mà giảm sút. Đồng tiền này chính là một tấm gương phản ánh trực tiếp năng lực sản xuất và GDP của quốc gia. Khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đồng tiền tăng giá. Ngược lại, suy thoái kinh tế dẫn đến mất giá tiền tệ.

Chính phủ nắm giữ vai trò phát hành tiền tệ độc quyền, có khả năng điều tiết nền kinh tế nhờ vào các chính sách tiền tệ. Ngân hàng Trung ương dựa vào các chính sách và thực hiện kiểm soát cung tiền, nhằm duy trì sự cân bằng và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Chính phủ và NHTW sẽ phân tích thị trường và đưa ra các chính sách phù hợp để nền kinh tế hoạt động hiệu quả nhất
Chính phủ và NHTW sẽ phân tích thị trường và đưa ra các chính sách phù hợp để nền kinh tế hoạt động hiệu quả nhất

Hai công cụ chính trong chính sách tiền tệ là nới lỏng và thắt chặt. Nới lỏng tiền tệ dựa vào quá trình mua trái phiếu và giảm lãi suất, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, chính sách thắt chặt tiền tệ thực hiện bằng cách bán trái phiếu và tăng lãi suất, được sử dụng để kiềm chế lạm phát và ngăn chặn bong bóng kinh tế.

Khi một quốc gia thực hiện chính sách tiền tệ thiếu thận trọng, hậu quả có thể rất nghiêm trọng đối với đồng tiền pháp định. Niềm tin của công chúng vào tiền Fiat bị lung lay, dẫn đến sự mất giá nhanh chóng và sâu sắc. Một trong những ví dụ đau thương về hậu quả của các quyết định sai lầm trong chính sách tiền tệ có thể kể đến các quốc gia sau: Zimbabwe (2000-2009), Bolivia (1984-1985), và Hungary (1945-1946). Những quốc gia này đã trải qua những cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng do chính sách tiền tệ bất cập. Chính sách sai lầm của chính phủ không chỉ gây ra sự suy thoái kinh tế mà còn để lại những hệ lụy lâu dài, làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân trong nhiều thập kỷ sau.

Phân tích ưu – nhược của đồng tiền pháp định

Đồng tiền pháp định mang lại những lợi ích và hậu quả tiêu cực như thế nào đối với nền kinh tế?
Đồng tiền pháp định mang lại những lợi ích và hậu quả tiêu cực như thế nào đối với nền kinh tế?

Ưu điểm của tiền fiat là gì?

Qua thời gian, tiền pháp định đã cho thấy ưu thế vượt trội so với chế độ bản vị vàng, những lợi ích chính của nó bao gồm:

  • Tính linh hoạt: Cho phép chính phủ và NHTW nhanh chóng điều chỉnh các phương án tiền tệ phù hợp để ứng phó với các thách thức kinh tế. Đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia.
  • Chi phí thấp: Không yêu cầu nguồn tài nguyên dồi dào như các kim loại quý, tiết kiệm ngân sách quốc gia và tối ưu hiệu quả trong quá trình phát hành tiền.
  • Khả năng kiểm soát nguồn cung: Không bị giới hạn như tài nguyên thiên nhiên, cho phép chính phủ điều tiết nguồn cung linh hoạt để quản lý nền kinh tế.
  • Thuận tiện trong quản lý: Loại bỏ nhu cầu dự trữ hàng hóa, giúp tiết kiệm các nguồn phí như: lưu trữ, bảo vệ và giám sát.
  • Tính toàn cầu: Được chấp nhận rộng rãi trong giao dịch quốc tế, tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương trên thế giới.

Nhược điểm của tiền fiat là gì?

Vậy yếu tố hạn chế của đồng tiền fiat là gì? Cụ thể:

  • Thiếu giá trị nội tại: Không như vàng hay bạc, giá trị của tiền pháp định hoàn toàn dựa vào niềm tin của người dân đối với chính phủ phát hành tiền tệ. Yếu tố này là nguyên nhân gây ra rủi ro tiềm ẩn khi niềm tin vào chính phủ suy giảm, có thể dẫn đến mất giá tiền tệ nghiêm trọng và gây bất ổn kinh tế.
  • Nguy cơ lạm phát cao: Với quyền kiểm soát cung tiền, chính phủ có thể gây ra lạm phát tiền tệ. Lạm phát không chỉ làm giảm sức mua của đồng tiền mà còn tạo ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đời sống của người dân.

Quá trình mua crypto bằng tiền Fiat dễ hay khó?

Nếu muốn mua tiền điện tử bằng tiền pháp định, nhà đầu tư thực hiện đầy đủ các bước trong tiến trình sau:

  • Bước 1: Tìm kiếm sàn giao dịch đáp ứng các tiêu chí: uy tín, phù hợp, được đánh giá cao.
  • Bước 2: Đăng ký tài khoản: Tạo lập tài khoản, cung cấp và xác minh danh tính cá nhân.
  • Bước 3: Nạp tiền: Chuyển tiền pháp định (VND, USD, EUR, v.v.) vào tài khoản sàn giao dịch theo hướng dẫn.
  • Bước 4: Chọn loại tiền điện tử: Quyết định loại tiền điện tử nhà đầu tư muốn mua từ danh sách có sẵn trên sàn.
  • Bước 5: Thực hiện giao dịch: Chọn lệnh mua, nhập số lượng và giá mong muốn. Có thể chọn lệnh thị trường hoặc giới hạn tùy ý.
  • Bước 6: Kiểm tra thông tin giao dịch: Kiểm tra kỹ thông tin trước khi xác nhận lệnh mua.
  • Bước 7: Bảo quản tiền điện tử: Sau khi giao dịch thành công, lưu trữ tiền điện tử trong ví của sàn hoặc chuyển sang ví cá nhân để tăng cường bảo mật.

Lưu ý: Quy trình có thể thay đổi thứ tự các bước tùy thuộc vào sàn giao dịch và chính sách của từng quốc gia. Hãy tìm hiểu kỹ điều khoản sàn yêu cầu trước khi bắt đầu giao dịch.

Phân tích tính ứng dụng giữa tiền Fiat và tiền mã hoá

Phân tích tiền pháp định fiat và tiền mã hoá crypto
Phân tích tiền pháp định fiat và tiền mã hoá crypto

Nguyên tắc phát hành và quản lý

  • Tiền pháp định (Fiat): Thuộc sự kiểm soát của chính phủ và NHTW. Các cơ quan này có quyền phát hành tiền mới, điều chỉnh chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và ứng phó với các biến động kinh tế.
  • Tiền điện tử (Crypto): Hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ blockchain, không chịu sự kiểm soát của bất kỳ cơ quan nhà nước/ chính phủ nào. Việc phát hành và quản lý tiền được thực hiện thông qua các mã code và quy tắc được lập trình sẵn trong mã nguồn.

Pháp lý và chấp nhận

  • Tiền pháp định: Được phát hành và bảo chứng bởi chính phủ, mang tính pháp lý cao. Nó là phương tiện thanh toán chính trong hầu hết các giao dịch hàng ngày, từ mua sắm nhỏ lẻ đến các thương vụ lớn.
  • Tiền điện tử: Đang trong giai đoạn phát triển và định hình về mặt pháp lý. Mức độ chấp nhận của đồng crypto còn hạn chế, vẫn phụ thuộc vào từng khung pháp lý của mỗi quốc gia.

Tính an ninh và ẩn danh

  • Tiền pháp định: Được giao dịch thông qua hệ thống tài chính truyền thống, với ngân hàng đóng vai trò trung gian. Tiến trình này mang lại sự an toàn và khả năng theo dõi giao dịch cao.
  • Tiền điện tử: Quy trình diễn ra trực tiếp giữa các bên tham gia, không cần trung gian. Công nghệ blockchain đảm bảo an ninh thông qua mã hóa phức tạp, tạo ra một hệ thống giao dịch minh bạch nhưng vẫn bảo vệ được tính ẩn danh của người dùng ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, mức độ ẩn danh có thể khác nhau tùy thuộc vào loại tiền điện tử cụ thể.

Độ biến động giá

  • Tiền pháp định: Giá cả thường ổn định hơn so với tiền số hóa. Chính phủ thường can thiệp và điều chỉnh thông qua các chính sách tiền tệ.
  • Tiền điện tử: Giá cả thường dao động mạnh hơn, chủ yếu do tác động của thị trường, khả năng thanh khoản hạn chế và chưa rõ ràng về khung pháp lý.

Tính độc lập và phi tập trung

  • Tiền pháp định: Được phát hành và điều tiết bởi các cơ quan nhà nước, với sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng.
  • Tiền điện tử: Hoạt động phi tập trung, không chịu sự kiểm soát của bất kỳ cơ quan trung ương nào. Người sở hữu có quyền tự chủ hoàn toàn đối với tài sản số của mình.

Quy tắc cung tiền

  • Tiền pháp định: Khối lượng lưu hành có thể được điều chỉnh linh hoạt bởi cơ quan quản lý, tiềm ẩn rủi ro lạm phát.
  • Tiền điện tử: Áp dụng cơ chế kiểm soát nguồn cung chặt chẽ, như trường hợp Bitcoin với số lượng đồng tối đa được xác định trước, nhằm duy trì giá trị trong thời gian dài hạn.

Đồng tiền crypto và tiền fiat có mối liên hệ với nhau như thế nào?

Tiền pháp định đã trở thành yếu tố chủ chốt của hệ thống tài chính toàn cầu, với sự tồn tại gắn liền với niềm tin vào độ uy tín của chính phủ quốc gia. Vì vậy mà sự ổn định của đồng tiền sẽ phụ thuộc vào các chính sách của chính phủ. Chính phủ với các chiến lược phát triển phù hợp sẽ khiến đồng tiền trở nên mạnh hơn và ngược lại.

Trong bối cảnh hiện nay, tiền pháp định và tiền điện tử đang cùng tồn tại và sử dụng đan xen với nhau. Nhiều người xem tiền điện tử như một kênh đầu tư sinh lời hơn là một phương tiện thanh toán thông thường. Do đó, hoạt động thường thấy của những nhà đầu tư crypto là chuyển đổi lợi nhuận từ tiền điện tử sang tiền fiat để sử dụng trong các giao dịch thương mại.

Sợi dây tương quan giữa Fiat Money và Crypto
Sợi dây tương quan giữa Fiat Money và Crypto

Mặc dù thời điểm này tương đối nhạy cảm với nhiều luồng ý kiến cho rằng đồng tiền điện tử sẽ thay thế đồng tiền pháp định. Tuy nhiên, sau khi nhìn nhận lại bề dày phát triển và thời gian hoàn thiện của đồng fiat, chúng ta mới có thể nhận thấy sự phức tạp về thiết lập một hệ thống tiền tệ ổn định. Cụ thể, đồng tiền fiat phát triển từ thế kỷ 11 cho đến thế kỷ 20 mới được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, xuyên suốt 9 thập kỷ dài đằng đẵng. Vì vậy, đứng trước câu hỏi tiền điện tử thay thế fiat, chỉ có thể nói rằng tiền điện tử còn khá mới mẻ và cần thời gian dài nếu muốn thay thế hoàn toàn tiền pháp định.

Tuy nhiên, không thể loại bỏ giá trị mà Bitcoin và các loại tiền điện tử khác mang lại trong lĩnh vực tài chính. Có thể trong tương lai, đồng crypto sẽ là nguồn cảm hứng để phát triển các hình thức tiền tệ mới, điển hình như tiền điện tử do chính phủ phát hành (CBDC) và sử dụng đồng nhất trên toàn cầu.

Tóm lại, tìm hiểu đồng tiền fiat là gì và so sánh hệ thống tiền tệ này với đồng tiền số hóa hiện nay là một trong những kiến thức hữu dụng nhà đầu tư nên trang bị. Tuy nhiên, đứng trước vấn đề bị đồng tiền số hóa thay thế, bài viết có đưa ra những ý kiến khách quan và chủ quan nhất định. Cho thấy sự linh hoạt của đồng fiat trong chính sách tiền tệ nhưng cũng làm rõ những thách thức mới khi đối mặt với sự cải tiến công nghệ trong tương lai. Nhất là khi thị trường tiền điện tử ngày càng hoàn thiện và nhận được nhiều sự tin tưởng từ cộng đồng sử dụng hơn.

Xem thêm:

Tìm hiểu thêm những yếu tố giống và khác nhau giữ tiền mặt và tiền điện tử

Ứng dụng của đồng Token trong các ngành nghề thị trường khác nhau

Rate this post

Tôi là Phùng Cảnh Lang, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong thị trường Crypto, tôi hy vọng những bài viết của mình thật sự hữu ích với bạn. Là một người từng trải, tôi rất mong khi ai đó gia nhập vào thị trường Crypto hãy nên trang bị đầy đủ kiến thức, vì đây là đầu tư không phải một canh bạc may rủi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *