Phần lớn nhà đầu tư Crypto hy vọng thu được lợi nhuận trong thị trường tăng giá. Tuy nhiên, thị trường không phải lúc nào cũng đi lên, đôi khi nó cũng rơi vào giai đoạn suy giảm, được gọi là Downtrend. Vậy Downtrend là gì? Khi nào thị trường được xem là đang trong xu hướng giảm và nhà đầu tư nên làm gì khi đối mặt với Downtrend? Hiểu rõ bản chất của Downtrend sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định sáng suốt và khôn ngoan hơn.
Downtrend là gì? Uptrend là gì?
Uptrend là gì?
Tìm hiểu Downtrend là gì thì sẽ không thể bỏ qua khái niệm Uptrend. Trong thị trường tiền điện tử, xu hướng Uptrend là khi giá của các đồng tiền kỹ thuật số liên tục đi lên. Giai đoạn này thường chứng kiến sự gia tăng giá trị của thị trường và các token.
Để nhận diện xu hướng này, nhà đầu tư có thể phân tích biểu đồ giá. Theo đó, giá sau sẽ cao hơn giá trước và cả đỉnh lẫn đáy đều tăng dần. Thông thường, tin tức tích cực mang tầm vĩ mô sẽ thúc đẩy xu hướng này.
Tâm lý lạc quan khiến nhà đầu tư đổ xô mua vào, đẩy thanh khoản của thị trường lên cao, với sự tham gia tích cực của các nhà đầu cơ và những người giao dịch ngắn hạn. Tuy nhiên, khi giá chạm đến một đỉnh nhất định, xu hướng tăng có thể bị cản trở, dẫn đến khả năng giảm dần.
Trong đầu tư tiền điện tử, khả năng nắm bắt nhanh và ra quyết định mua bán kịp thời có thể giúp nhà đầu tư thu được lợi nhuận lớn. Trong xu hướng Uptrend, nhiều cơ hội xuất hiện để nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận bằng cách chọn những đồng tiền kỹ thuật số có sự tăng giá mạnh hoặc theo dõi các lĩnh vực trong blockchain đang trên đà phát triển.
Downtrend là gì?
Downtrend là gì? Downtrend (Xu hướng giảm giá) là giai đoạn khi giá trị của các tài sản trên thị trường có chiều hướng đi xuống, được biểu thị qua biểu đồ giá. Trong xu hướng này, đáy mới phải thấp hơn đáy trước và đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ, cho thấy lực bán áp đảo lực mua trên thị trường.
Trong 10 năm qua, thị trường tiền điện tử đã trải qua nhiều đợt suy giảm mạnh và bất ngờ, khiến nhiều nhà đầu tư không kịp ứng phó. Việc Altcoin giảm giá 5 đến 10 lần là chuyện thường. Ngay cả Bitcoin là đồng tiền mã hoá có giá trị vốn hóa lớn nhất cũng từng giảm một nửa chỉ trong một ngày. Xu hướng giảm sẽ kết thúc khi giá ngừng tạo ra các đáy mới và áp lực bán giảm dần.
Thời gian của xu hướng giảm không cố định và có thể thay đổi tùy vào nhiều yếu tố khác nhau. Dựa vào dữ liệu giá trong quá khứ, nhiều người cho rằng thị trường tiền điện tử lại bước vào giai đoạn giảm giá sau mỗi 4 năm. Một đợt giảm giá có thể kéo dài từ vài tháng đến một hoặc hai năm.
Đặc điểm nhận diện thị trường Downtrend là gì?
Có nhiều phương pháp để nhận diện dấu hiệu Downtrend. Đôi khi chỉ cần quan sát một đồng coin hoặc cổ phiếu liên tục giảm giá, bạn có thể nhận biết rằng thị trường đang trong xu hướng giảm. Thị trường Downtrend có những đặc điểm sau đây:
- Vốn hóa thị trường: Downtrend xảy ra khi vốn hóa thị trường giảm đáng kể, do nhà đầu tư liên tục rút vốn khỏi thị trường.
- Thiếu dòng tiền mới: Nhiều nhà đầu tư có xu hướng áp dụng chiến lược DCA (trung bình vốn) hoặc mua thêm tài sản mới để đảm bảo có vị thế tốt khi giá điều chỉnh. Tuy nhiên, trong đợt Downtrend giá giảm mạnh trong khi thanh khoản lại cực kỳ thấp.
- Tâm lý sợ hãi bao trùm thị trường: Tâm lý đám đông là yếu tố ảnh hưởng lớn đến biến động giá. Khi mọi người bắt đầu bán tháo, hành động này dẫn đến việc margin call cháo, khiến thị trường lao dốc nhanh hơn.
- Tin tức không tác động tích cực đến giá: Trong điều kiện bình thường, tin tốt có thể khiến giá coin hoặc cổ phiếu tăng. Nhưng trong Downtrend, dù có tin tích cực như doanh nghiệp báo lãi lớn hay dự án coin công bố đối tác mới, giá vẫn có thể giảm.
Cách xác định thị trường rơi vào xu hướng giảm (Downtrend)
Từ góc độ phân tích kỹ thuật, có nhiều công cụ và chỉ báo để nhận diện xu hướng giảm giá. Dưới đây là 4 phương pháp dễ áp dụng và đáng tin cậy để xác định Downtrend.
Thông qua Trendline
Giai đoạn Downtrend xảy ra khi giá tạo ra một đường xu hướng giảm dần nối các đỉnh với nhau. Ở đây, mỗi đỉnh mới thấp hơn đỉnh trước đó và các đáy mới cũng thấp hơn đáy trước.
Thông qua đường trung bình động MA
Khi hỏi về Downtrend, nhiều người thường mô tả nó là tình trạng các đỉnh mới thấp hơn các đỉnh trước. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đỉnh mới cao hơn đỉnh trước, điều đó có phải là dấu hiệu của sự kết thúc của Downtrend không? Đôi khi đây chỉ là một đợt “pullback” phức tạp trong xu hướng giảm còn xu hướng chính có thể vẫn tiếp tục. Ví dụ:
Khi thị trường đang trong xu hướng giảm, giá thường di chuyển bên dưới đường MA. Một đường MA dốc xuống cho thấy giá đang giảm, chỉ ra rằng thị trường đang ở trong xu hướng Downtrend.
Lưu ý:
- Khi giá nằm dưới đường EMA 200 và đường EMA 200 có độ dốc giảm, điều này cho thấy xu hướng Downtrend đang kéo dài trong thời gian dài.
- Khi giá nằm dưới đường EMA 20 và đường EMA 20 dốc xuống, cho thấy xu hướng giảm đang diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hạn.
Thông qua chỉ báo RSI
Trong thời kỳ Downtrend, đường RSI thường duy trì ở mức dưới 50.
Thông qua mức kháng cự và hỗ trợ
Hãy tập trung quan sát các mức kháng cự và hỗ trợ trong biểu đồ giá. Theo lý thuyết, khi giá phá vỡ một mức hỗ trợ, nó có thể tiếp tục giảm sâu hơn, mở ra khả năng xảy ra xu hướng Downtrend trong ngắn hạn.
Nếu nhà đầu tư nhanh chóng nhận ra tín hiệu khi giá vừa phá vỡ mức hỗ trợ, bạn có thể giảm tỷ trọng tài sản kịp thời, giúp giảm thiểu rủi ro và thua lỗ. Đừng quên kết hợp thông tin về kinh tế, các yếu tố vĩ mô và tình hình doanh nghiệp,… vào phân tích. Những tin tức xấu như lạm phát gia tăng, lãi suất tăng, hoặc dịch bệnh cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư, dẫn đến giá các đồng tiền mã hóa rơi vào xu hướng giảm kéo dài, đặc biệt sau giai đoạn thị trường đã có sự tăng trưởng mạnh.
Downtrend kéo dài bao lâu?
Khi nguyên tắc xu hướng Downtrend bị phá vỡ, nghĩa là đỉnh mới không còn thấp hơn đỉnh trước và đáy mới không còn thấp hơn đáy trước, cho thấy xu hướng giảm đã chấm dứt.
Sau khi kết thúc Downtrend, thị trường có thể chuyển sang một trong hai trạng thái: hoặc là đi ngang (sideway), hoặc là chuyển sang xu hướng tăng (Uptrend). Thường thì thị trường sẽ dao động trong phạm vi đi ngang trong một thời gian dài, từ vài tháng đến một năm. Điều này có thể khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy nản lòng và rời bỏ thị trường. Sau đó, thị trường mới có thể bắt đầu xu hướng tăng trở lại.
Ngoài ra, bạn nên theo dõi các tin tức tích cực về nền kinh tế, doanh nghiệp,… có thể là yếu tố thúc đẩy thị trường phục hồi và tăng giá trở lại.
Ngoài áp dụng các phương pháp đã trình bày ở trên để dự đoán Downtrend kéo dài bao lâu, trader cũng nên kết hợp chúng để xác định chính xác thời điểm kết thúc xu hướng giảm. Ví dụ:
- Khi giá tăng và vượt qua mức kháng cự trong một khoảng thời gian dài, nhiều khả năng thị trường đã kết thúc xu hướng giảm và chuyển sang xu hướng tăng.
- Nếu đường giá cắt đường Moving Average (MA) theo hương lên, đây là tín hiệu hởi đầu của xu hướng tăng. Bạn có thể xem xét mua vào khi giá phá vỡ MA hoặc khi giá điều chỉnh về gần đường MA.
- Quan sát phân kỳ RSI: Khi giá tạo đáy mới thấp hơn đáy trước, trong khi RSI lại tạo đáy mới cao hơn đáy trước, điều này chỉ ra rằng thị trường sắp chuyển hướng và xu hướng giảm đang kết thúc.
Nhà đầu tư Crypto nên làm gì khi thị trường Downtrend?
Để quyết định nên làm gì khi thị trường Downtrend, trước hết phải xác định bạn đang trong trường hợp nào? Trader vẫn chưa tham gia vào thị trường hay đã all và thua lỗ nặng?
Trường hợp chưa tham gia vào thị trường
Trong giai đoạn Downtrend, nếu còn tiền nhàn rỗi hãy kiên trì với chiến lược quản lý vốn của bạn. Đừng vội vàng đầu tư chỉ vì thị trường giảm mạnh từ 20% – 30%, quá hấp tấp có thể dẫn đến nguy cơ mất dần tài sản. Hãy xây dựng một kế hoạch DCA rõ ràng, tránh tâm lý nôn nóng. Ngoài ra trader cũng nên tránh đầu tư vào các đồng coin kém chất lượng hoặc không có nền tảng vững chắc.
Chỉ nên tập trung vào những đồng coin hàng đầu, được phát hành bởi công ty hoặc sàn giao dịch uy tín. Những tài sản này có khả năng phục hồi tốt khi thị trường trở lại, nếu tận dụng thời cơ mua ở mức giá thấp sẽ mang lại lợi nhuận tuyệt vời cho bạn.
Trường hợp đã all in và lỗ lớn
Đừng tự trách bản thân nếu bạn chọn all và nhận vế kết quả lỗ vì không ai có thể dự đoán chính xác thời điểm bắt đầu của đợt Downtrend. Đây là trường hợp không ai mong muốn nhưng thay vì lo lắng và suy sụp, dưới đây là những việc bạn nên làm:
Giữ vững tâm lý
Thị trường không thể liên tục tăng trưởng mãi nhưng về lâu dài thì xu hướng vẫn có thể tăng. Sự biến động của thị trường tạo ra cơ hội và thách thức để nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội. Đầu tư là một quá trình dài hạn và cần đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu kỹ lưỡng. Nếu bạn chỉ đầu tư bằng vốn nhàn rỗi và không quá phụ thuộc vào số tiền đó, thì không cần quá lo lắng.
Tránh xa các nhóm thông tin không chính thống
Trong thời kỳ thị trường giảm mạnh, nhiều nhóm và diễn đàn thường đưa ra thông tin không chính xác hoặc gây hoang mang, dẫn đến hiện tượng bán tháo. Thay vì nghe theo các thông tin từ những nguồn không đáng tin cậy, hãy tập trung nghiên cứu sâu hơn về thị trường và các đồng coin. Điều này sẽ giúp bạn phân tích và xác định thông tin thực sự có giá trị, cũng như tìm ra các dự án đáng đầu tư hơn.
Bán bớt tài sản và giảm dần tỷ trọng
Dù bạn có thể phải chịu lỗ khi bán đồng coin, hãy xem đó là cơ hội để mua lại với giá tốt hơn nếu thị trường tiếp tục giảm. Nếu bạn đang phải đối mặt với áp lực từ margin hoặc khoản vay, nên chốt lệnh nhanh chóng để giảm thiểu rủi ro thị trường tiếp tục giảm sâu. Nếu không, bạn có thể cân nhắc giảm dần tỷ trọng tài sản của mình theo từng mức như 30%, 50%, hoặc 70% tùy vào tình hình thực tế.
Tránh sử dụng margin đòn bẩy cao
Đây là một sai lầm phổ biến của nhiều nhà đầu tư mới, đặc biệt trong những thời điểm thị trường giảm mạnh. Trader ít kinh nghiệm nên tránh lạm dụng margin hoặc các công cụ đòn bẩy như Future để giảm nguy cơ bị call margin và mất trắng tài khoản.
Không vay mượn tiền để đầu tư
Sai lầm khiến nhiều người hối hận nhất là vay tiền đầu tư trong giai đoạn Downtrend. Bạn chỉ nên đầu tư bằng tiền nhàn rỗi trong trường hợp này. Khi thị trường đang giảm, đáy hôm nay có thể trở thành đỉnh ngày mai. Nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi người ta vay mượn để đầu tư và cuối cùng gặp thất bại.
Tham gia thị trường khi giá chạm các vùng hỗ trợ mạnh
Nếu bạn tin rằng thị trường vẫn có triển vọng tốt, bạn có thể xem xét trung bình giá hoặc tham gia lại khi giá tiếp cận các mức hỗ trợ mạnh. Đôi khi mức giá này đã là lựa chọn tốt nhất để giảm thua lỗ. Khi giá chạm vào mức hỗ trợ mạnh, nó có xu hướng phục hồi tạm thời trước khi tiếp tục giảm sâu hơn. Đôi khi, sau khi phục hồi giá sẽ dao động trong một thời gian dài trước khi bắt đầu xu hướng tăng trở lại.
Cân nhắc rời khỏi thị trường
Rất khó để xác định chính xác thời điểm kết thúc Downtrend là khăn và không thể dự đoán được mức giảm sâu. Do đó, xem xét rời khỏi thị trường cũng là một lựa chọn hợp lý. Khi thị trường có dấu hiệu xanh, bạn có thể bán dần cổ phiếu của mình, còn khi thị trường đỏ, hãy tạm dừng giao dịch và làm việc khác. Chỉ nên bán cho đến khi bạn còn lại số vốn mà bạn sẵn sàng giữ trong 2-3 năm.
Nếu giá đang đỏ ở mức hỗ trợ mạnh và tình hình hiện tại chưa tồi tệ, không nên bán vội. Trong giai đoạn Downtrend, khả năng kiếm lợi nhuận thường thấp hơn khả năng chịu thua lỗ. Lúc này, quyết đoán là một phẩm chất quan trọng trong đầu tư. Mặc dù không loại bỏ nguy cơ thua lỗ, nhưng nó sẽ giúp bạn không phải lo lắng quá nhiều khi thị trường đang giảm.
Chờ giai đoạn Uptrend
Nếu bạn đầu tư bằng tiền nhàn rỗi, tạm thời rời khỏi thị trường có thể là một chiến lược tốt. Hãy tập trung vào công việc của bạn và tận hưởng cuộc sống bên gia đình. Downtrend là một giai đoạn không thể tránh khỏi, nhưng nó sẽ qua đi và thị trường sẽ trở lại với xu hướng tăng trưởng. Khi mùa Uptrend đến, bạn không chỉ phục hồi số vốn đã mất mà còn có thể tạo ra lợi nhuận trong giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.
Top 8 cách kiếm tiền khi thị trường vào đợt Downtrend
Margin/Futures (Short Selling)
Trong cộng đồng crypto, phương pháp giao dịch Margin và Futures đã không còn xa lạ, đặc biệt là kỹ thuật bán khống (Short Selling).
Bán khống là một chiến lược giao dịch phổ biến khi bạn dự đoán rằng giá của một đồng coin sẽ giảm. Thay vì mua và chờ đợi giá tăng, nhà đầu tư sẽ bán trước và mua lại sau khi giá giảm.
Ví dụ minh họa: Nếu giá Bitcoin hiện tại là $45,000 và bạn dự đoán nó sẽ giảm xuống $30,000, bạn có thể vay tiền từ sàn giao dịch để bán khống Bitcoin ở mức giá hiện tại. Khi giá giảm xuống $30,000, bạn sẽ mua lại Bitcoin với giá thấp hơn và thu lợi từ phần chênh lệch.
Trader sử dụng Margin và Futures để tận dụng đòn bẩy cao, tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với rủi ro lớn và khả năng cháy tài khoản. Do đó, trước khi đầu tư bạn cần trang bị kiến thức vững chắc và tìm hiểu về phân tích kỹ thuật.
Staking/Saving
Staking và Saving là các phương pháp tạo thu nhập thụ động trong thế giới tiền điện tử, tương tự như cách gửi tiền vào ngân hàng và chờ nhận lãi. Tuy nhiên, so với các ngân hàng truyền thống, lãi suất thu được từ crypto (APY) thường cao hơn nhiều.
Mặc dù vậy, các phương pháp này cũng có những rủi ro tiềm ẩn. Biến động mạnh của thị trường có thể dẫn đến trượt giá, làm giảm giá trị tài sản của bạn. Hơn nữa, nếu đồng coin được phát hành thêm có thể dẫn đến tình trạng lạm phát, làm giảm giá trị của tài sản bạn đang giữ.
Vì lý do đó, nên mua coin trong các giai đoạn tích lũy, đặc biệt là sau những đợt giảm mạnh của thị trường. Sau khi đã mua vào, bạn có thể thực hiện staking để thu lợi nhuận từ lãi suất. Khi thị trường bước vào giai đoạn Uptrend và giá tăng lên, bạn sẽ thu được lãi kép từ các tài sản đã staking.
Airdrop/Retroactive
Trong giai đoạn Downtrend, các dự án thường đối mặt với khó khăn và thiếu động lực do sự giảm giá liên tục của coin. Đây là thời điểm lý tưởng để thanh lọc thị trường, giúp bạn phân biệt giữa các dự án đáng tin cậy và những dự án lừa đảo.
Khi thị trường giảm, trader sẽ có cơ hội nhận được airdrop từ các dự án uy tín. Tham gia vào các đợt airdrop trong thời gian này có thể có lợi vì lượng người tham gia ít hơn, giảm bớt cạnh tranh. Khi nhận token từ airdrop, bạn nên giữ lại và đợi đến khi thị trường bước vào Uptrend.
Nên lưu ý rằng bạn nên tham gia vào những đợt airdrop không tốn phí hoặc yêu cầu chi phí thấp. Tránh các dự án yêu cầu đầu tư lớn, vì điều này có thể gia tăng rủi ro và không mang lại lợi ích lâu dài.
Trade Spot USDT/VND
Đối với những người có vốn lớn (trên $10,000), có thể áp dụng chiến lược này để tối ưu hóa lợi nhuận. Hiện nay, tỷ giá của 1 USDT tương đương khoảng 23,500 VNĐ.
Khi thị trường trải qua đợt điều chỉnh mạnh, tỷ giá trên các sàn P2P có thể tăng lên khoảng 23,700 VNĐ hoặc thậm chí 24,000 VNĐ. Đây là thời điểm bạn có thể cân nhắc bán USDT với mức giá cao hơn. Sau khi thị trường ổn định lại, bạn có thể mua lại USDT với giá thấp hơn, từ đó tăng khối lượng nắm giữ USDT.
Chiến lược DCA sau khi BTC dump
Khi Bitcoin giảm mạnh trong khoảng từ 20 đến 40%, thường là giai đoạn tích lũy. Trong thời điểm này, nhiều Altcoin có thể bắt đầu phục hồi và tăng giá. Bạn có thể phân bổ vốn để lướt sóng các Altcoin trong giai đoạn này. Khi đạt được lợi nhuận từ 20 đến 30% từ các Altcoin, hãy cân nhắc chốt lệnh và tìm kiếm cơ hội mới.
Lướt sóng ngắn hạn
Chiến lược này dành cho những ai chấp nhận rủi ro trong thị trường giảm giá.
- Trader có thể theo dõi các mức hỗ trợ mạnh, mua vào cổ phiếu và chờ đến ngày T3 để bán, ngay cả khi chỉ đạt lãi 5%. Nếu bạn đã có cổ phiếu trong tài khoản, bạn có thể thực hiện các giao dịch mua và bán ngay trong phiên hoặc lướt sóng trong T1, T2 mà không lo vấn đề kẹt T3. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tỷ lệ giải ngân tối đa là 30% tài sản. Khi cổ phiếu về tài khoản và lãi đạt 5% đến 7%, hãy chốt lệnh ngay. Nếu bạn gặp lỗ, trường hợp xấu nhất là cắt lỗ ngay khi lỗ 10% để giảm thiểu thiệt hại. Tổng thiệt hại tối đa cũng chỉ khoảng 3% tài sản, được xem là mức thua lỗ chấp nhận được trong giai đoạn Downtrend.
- Trong thị trường crypto, bạn có thể thực hiện giao dịch scalping, tức là các giao dịch chỉ kéo dài vài phút hoặc vài giờ. Phương pháp này yêu cầu kiến thức vững và kinh nghiệm, bởi vì xác suất thành công từ thị trường vẫn là 50 – 50, đôi khi bạn có thể mất nhiều hơn những gì bạn kiếm được.
Swing Trading
Nắm giữ hoặc mua thêm các loại tiền điện tử trong thị trường Bull market có thể mang lại lợi nhuận đáng kể. Tuy nhiên, khi thị trường giảm mạnh cần theo dõi xu hướng biến động và giá ngắn hạn của các tài sản. Những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm thường tận dụng thời điểm này để mở rộng danh mục đầu tư. Bạn nên mua vào nhiều Altcoin khi giá thấp, sau đó bán ra khi giá đạt đỉnh xu hướng tăng.
Swing trading là một phương pháp giúp giảm tần suất giao dịch, làm giảm áp lực từ thị trường, đồng thời tận dụng các xu hướng có tiềm năng sinh lời lớn. Khi áp dụng Swing trading, bạn có thể nắm bắt cơ hội giao dịch mà không cần phải thường xuyên vào lệnh.
Để thành công với Swing trading, trader cần có kiến thức vững về phân tích kỹ thuật và phải biết cách xác định các điểm vào và ra hợp lý trên thị trường.
Crypto Lending
Crypto Lending là hình thức cho vay tiền điện tử, nơi bạn sử dụng tài sản của mình để vay tiền từ các nền tảng giao dịch hoặc nhà cung cấp. Đồng thời, bạn cũng có thể cho phép người khác vay tiền điện tử của mình để nhận lãi suất từ khoản cho vay đó.
Làm thế nào để quản lý vốn khi thị trường Downtrend?
Quản lý vốn là kỹ năng quan trọng để nhà đầu tư trụ lại thời gian dài trong thị trường Downtrend. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản cần nhớ khi quản lý vốn:
- Kỷ luật: Xác định rõ ràng điểm chốt lời và điểm cắt lỗ trước khi mở bất kỳ vị thế nào và kiên trì tuân thủ chúng.
- Tránh giao dịch quá mức: Những nhà đầu tư mới thường mắc phải lỗi giao dịch ngẫu nhiên hoặc sử dụng đòn bẩy (margin) mà không kiểm soát. Hãy cẩn trọng, vì giao dịch margin có thể dẫn đến cháy tài khoản nếu không được quản lý tốt.
- Phân chia vốn hợp lý: Đo lường và quản lý rủi ro là yếu tố then chốt trong quản lý vốn. Không nên đầu tư bằng tiền vay mượn hoặc sử dụng quá 15% vốn tiết kiệm để đầu tư Crypto. Trước khi đặt lện giao dịch cần tính toán rủi ro cẩn thận, kể cả trường hợp xấu nhất. Vì tổng vốn giao dịch sẽ ảnh hưởng đến kích thước của vị thế (Position Sizing).
- Cân nhắc danh mục đầu tư: Trong giai đoạn Downtrend, hãy cẩn trọng khi đầu tư vào các đồng coin có vốn hóa thị trường thấp. Đây là những đồng coin “rác” với rủi ro cao và dễ bị loại khỏi thị trường. Thay vào đó, hãy tập trung vào các đồng coin top có vốn hóa lớn và những dự án tiềm năng. Luôn chuẩn bị tinh thần cho khả năng “bull run” xảy ra bất cứ lúc nào.
Hướng dẫn giao dịch Crypto hiệu quả khi gặp Downtrend
Cách 1: Sử dụng Trendline để giao dịch trong bối cảnh thị trường Downtrend
Khi áp dụng mô hình Downtrend, giao dịch có thể đạt hiệu quả cao nếu bạn sử dụng đường Trendline (đường xu hướng). Trong trường hợp này, giá thường tiếp xúc với đường xu hướng và tiếp tục giảm. Nếu xuất hiện một trong ba kiểu nến Bearish như Bearish Pin Bar (Shooting Star), Evening Star, hoặc Bearish Engulfing, đây là tín hiệu để bạn thực hiện lệnh Sell ngay lập tức:
- Điểm mở lệnh – Entry Point: Khi giá tạo ra mẫu nến tín hiệu như Bearish Pin Bar, Evening Star, hoặc Bearish Engulfing và tiếp xúc với đường trendline, đó là thời điểm để thực hiện lệnh bán.
- Điểm dừng lỗ – Stop Loss: Đặt lệnh dừng lỗ tại đỉnh gần nhất, trước khi giá quay lại chạm vào đường xu hướng.
- Điểm chốt lời – Take Profit: Khi giá đạt đến vùng hỗ trợ đã được hình thành trong quá khứ, đây là thời điểm lý tưởng để chốt lời.
Cách 2: Giao dịch trong xu hướng giảm bằng cách tận dụng Breakout và Retest
Chiến lược này cung cấp một cách tiếp cận khá an toàn. Khi thị trường bắt đầu hình thành xu hướng giảm sau dấu hiệu Breakout, hãy chờ điểm Retest để xác nhận. Trong tình huống này, nếu tại điểm Retest giá tạo ra một trong ba mẫu nến tín hiệu như Evening Star, Bearish Engulfing, hoặc Bearish Pin Bar (Shooting Star), bạn nên thực hiện lệnh bán:
- Điểm mở lệnh – Entry: Đặt lệnh khi giá hình thành mẫu nến tín hiệu tương tự như Bearish Pin Bar, Evening Star, hoặc Bearish Engulfing sau khi giá Retest, tạo ra một mức kháng cự mới (trở thành hỗ trợ cũ).
- Điểm dừng lỗ – Stop Loss: Đặt lệnh dừng lỗ ngay tại mức kháng cự sau khi giá đã thực hiện Retest.
- Điểm chốt lời – Take Profit: Chốt lời khi giá đạt đến vùng hỗ trợ đã hình thành trước đó.
Cách 3: Giao dịch dựa vào Signal và Trend
Trong giai đoạn Downtrend, phương pháp giao dịch này có thể khá mạo hiểm nhưng lại rất hiệu quả để xác định điểm vào lệnh chính xác. Bạn chỉ cần chú ý đến hai yếu tố chính là xu hướng (Trend) và tín hiệu (Signal) để tìm điểm mở lệnh:
- Điểm mở lệnh – Entry: Vào lệnh ngay sau khi giá hình thành các mẫu nến tín hiệu như Bearish Pin Bar, Bearish Engulfing hay Evening Star.
- Điểm dừng lỗ – Stop Loss: Đặt mức dừng lỗ ở mức kháng cự gần nhất trong thị trường. Ví dụ: Hình minh họa cho thấy bạn có thể đặt Stop Loss tại đuôi của nến Bearish Pin Bar.
- Điểm chốt lời – Take Profit: Khi giá chạm vào vùng hỗ trợ đã được xác định trước đó, bạn nên nhanh chóng thực hiện chốt lời.
Bài viết trên đây điểm qua những kiến thức cơ bản về Downtrend là gì và cách giao dịch trong thị trường đang giảm giá. Trong xu hướng Downtrend, điều quan trọng là tuân theo xu hướng hiện tại hoặc đứng ngoài thị trường, vì việc chống lại xu hướng có thể dẫn đến tổn thất nặng nề. Trader nên tìm hiểu kỹ lưỡng về thị trường, đầu tư với số vốn nhỏ để làm quen và chỉ nên tăng cường đầu tư khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm.
Tôi là Phùng Cảnh Lang, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong thị trường Crypto, tôi hy vọng những bài viết của mình thật sự hữu ích với bạn. Là một người từng trải, tôi rất mong khi ai đó gia nhập vào thị trường Crypto hãy nên trang bị đầy đủ kiến thức, vì đây là đầu tư không phải một canh bạc may rủi.