Dark Cloud Cover là gì? Tín hiệu giảm giá với Mây Đen Che Phủ

Dark Cloud Cover là một mô hình không thể không nhắc đến khi đề cập đến những mô hình nến dự báo đảo chiều. Ở mô hình này, nhà giao dịch sẽ nhận được những tín hiệu về sự đảo chiều của giá giảm với mức độ tin cậy cao và chính xác. Vậy thì mây đen che phủ là gì? Nhà đầu tư cần phải làm gì gặp mô hình nến Dark Cloud Cover để giao dịch hiệu quả nhất? Hãy cùng bài viết dưới đây đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên nhé.

Darl Cloud Cover là gì?

Mô hình Dark Cloud Cover hay còn được gọi với cái tên quen thuộc hơn là mây đen che phủ. Đây là một mô hình có hai nến thể hiện giá giảm, trong đó có nến thứ nhất là một đoạn tăng giá lớn. Kế tiếp là nến thứ hai sẽ thể hiện sự giảm giá cùng khoảng cách cao hơn khi bắt đầu đầu mở cửa và khi đóng cửa thì sẽ nằm ở vị trí nửa dưới của phạm vi giá so với nến thứ nhất.

Những nhà giao dịch có kinh nghiệm thường dùng mô hình mây đen bao phủ để làm tín hiệu cho sự mở đầu của đợt điều chỉnh đầy tiềm năng. Nếu tìm ra được vị trí chính xác, những nhà đầu tư crypto có thể dùng tín hiệu này để rời khỏi những giao dịch ở vị thế mua hoặc bán.

Mô hình 2 nến của Dark Cloud Cover
Mô hình 2 nến của Dark Cloud Cover

Mô hình nến Dark Cloud Cover trông tương tự như hai nến tương phản nhau, một nến thể hiện mức tăng lớn có màu xanh và kế tiếp là một nến có màu đỏ. Đa phần những hành động giá được tiến hành bởi nến xanh sẽ không chịu sự ràng buộc nếu hoàn thành nến đỏ.

Hành động này của giá cho thấy sự đảo chiều của giá giảm đi theo chiều hướng tăng trên thị trường. Người ở vị thế mua gần như giữ được quyền kiểm soát lúc đầu, nhưng ngay sau đó người ở vị thế bán sẽ đi vào và kìm hãm nhiều bước tiến đạt được trước đó.

Hai nến này sẽ có hiệu ứng ròng là sức mua được dùng nhiều, tuy nhiên chỉ có thể đẩy giá lên thêm một chút. Người ở vị thế mua sẽ rơi vào trạng thái mất đà, bên cạnh đó thị trường cũng có nguy cơ được củng cố thêm hoặc cũng có thể đảo chiều hoàn toàn.

Mô hình nến Dark Cloud Cover dễ dàng tìm thấy ở mọi thị trường, tuy nhiên nó có sự đặc biệt mang lại sự hữu ích đối với việc tìm kiếm những điểm về sự đảo chiều ở biểu đồ của crypto. Bên cạnh đó, sự tạo thành nến này có khả năng phát hiện ở mọi khung thời gian trên biểu đồ.

Cách nhận biết mô hình Dark Cloud Cover

Dấu hiệu nào để nhận biết nhận biết mô hình Dark Cloud Cover?
Dấu hiệu nào để nhận biết nhận biết mô hình Dark Cloud Cover?

Mô hình cấu tạo của Dark Cloud Cover

Cấu trúc của mô hình hai nến Mây Đen Che Phủ rất dễ nhận diện, cụ thể là:

  • Nến xanh thể hiện sự tăng giá lớn hơn mức bình thường.
  • Khi nến thứ hai mở cửa thì sẽ gia tăng khoảng trống
  • Nến đỏ thoái lui và giảm giá ít nhất là 50% khi so với nến thứ nhất

Nến thứ nhất là nến tăng giá được biểu hiện bằng với vùng giá lớn hơn so với nến trung bình ở biểu đồ. Điều này thể hiện sự quan trọng trong việc tạo lập mô hình, qua đó cho thấy thị trường đang có lượng lớn người mua dành sự quan tâm.

Sau khi mở nến thứ 2 thì sẽ hình thành khoảng trống cao hơn, tiếp đó sẽ hoạt động thấp hơn và kết thúc ở vị trí nửa dưới của thân nến trước. Trạng thái về giá này cho thấy có một động thái cạn kiệt về việc tăng giá, do đó mà giá rút xuống một cách nhanh chóng.

Cấu trúc của mô hình mây đen bao phủ
Cấu trúc của mô hình mây đen bao phủ

Những nhà giao dịch linh động có thể cân nhắc mở một giao dịch để bán khi bắt đầu mở cửa nến kế tiếp. Đối với những nhà đầu tư trên thị trường đã ở vị thế mua, mô hình mây đen bao phủ dự báo giảm giá này dự báo về khả năng rời đi một phần hoặc toàn bộ của giao dịch mua

Trên biểu đồ tiền điện tử khi tìm kiếm Dark Cloud Cover, cần đặt sự chú ý vào khoảng trống ở biểu đồ nến ít khi xảy ra. Tình trạng này xảy ra là vì giao dịch cho crypto liên tục mở cửa giao dịch suốt 24 giờ. Theo bản chất thì trong crypto không có các lệnh giao dịch mở hay đóng cửa, do đó phổ biến nhất làm cho khoảng trống về giá hiếm khi xuất hiện ở trên biểu đồ.

Để có thể phù hợp với crypto trong sắc thái này, nhà đầu tư sẽ mong muốn thấy được sự thoái lui từ một cây nến đỏ lớn hơn 50% thân nến xanh lớn được tạo thành ngay trước đó.

Tiêu chí mô hình

Ngoài ba nhân tố quan trọng cấu tạo nên mô hình mây đen bao phủ đã đề cập ở trên, còn những tiêu chí khác để tăng cường tín hiệu.

Đầu tiên thì mô hình này thể hiện sự giảm giá, vì vậy thời điểm nó hoạt động hiệu quả nhất là vào lúc kết thúc của xu hướng tăng. Trong tình huống thị trường có hướng di chuyển xuống thấp hơn, điều này sẽ làm cho mô hình này xuất hiện không đem đến cơ hội cho tỷ lệ về rủi ro với phần thưởng tốt.

Thứ hai, nhà đầu tư có thể nhận ra các điểm giao động cùng những chỉ báo về kỹ thuật khác biểu thị những giá trị quá mức mua, do xu hướng này có chiều hướng tăng mạnh. Khi những điểm dao động này bắt đầu giảm xuống, có khả năng chúng sẽ tách ra khỏi trạng thái hiện tại của giá, hình thành nên đỉnh thấp hơn ở điểm dao động nhưng trên giá sẽ có đỉnh cao hơn.

Điều kiện để tạo nên Mây Đen Che Phủ
Điều kiện để tạo nên Mây Đen Che Phủ

Vào thời điểm này, xu hướng tăng của thị trường vẫn sẽ còn tiếp diễn nhưng đã có phần yếu đi. Nguyên nhân có thể đến từ hệ thức sóng hoặc mức kháng cự mờ ở trên cao. Dù thông qua phương thức nào thì thị trường cũng cố gắng đẩy giá lên lần cuối, nhưng vào thời điểm này sẽ gặp tình trạng kháng cự mạnh từ đó hình thành nên mô hình mây đen che phủ.

Mô hình mây đen bao phủ như trên dễ dàng nhìn ra thị trường đang có xu hướng chuyển từ tăng sang giảm. Hành động phá vỡ mức hỗ trợ với mục đích xác nhận sự thay đổi của xu hướng, mở ra một đợt có sự điều chỉnh sâu hơn.

So sánh các điểm đặc trưng để nhận biết được 2 xu hướng thị trường: Uptrend vs Downtrend

Những nhà giao dịch tiền điện tử dùng mô hình này cùng những tín hiệu về kỹ thuật khác với mục đích được tham giao vào những vị thế bán mới hay cũng có thể là báo hiệu rời khỏi để khép lại vị thế mua.

Hành động giá và bối cảnh

Bản chất mô hình nến Dark Cloud Cover chỉ được cấu tạo từ hai nến đơn giản. Nhưng việc tìm ra được nó trên biểu đồ crypto một cách chính xác còn phải cân nhắc những yếu tố khác.

Bên dưới là một ví dụ minh họa về biểu đồ Ethereum trong 8 giờ. Có thể thấy ETH đang ở xu hướng tăng mạnh gần như 100%, nhưng đến đầu tháng 5/2021 thì mức đó có dấu hiệu chững lại.

Vào xu hướng tăng này, điểm dao động về chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) sẽ thường nằm ở khu vực quá mua. Nhưng vào đợt tăng này thì tình trạng mất đà xảy ra khi RSI bắt đầu nhìn thấy có đỉnh thấp hơn trong khi giá của Ethereum đang tiếp tục được đẩy lên mức cao nhất.

Biểu đồ đồng Ethereum trong 8 giờ
Biểu đồ đồng Ethereum trong 8 giờ

Tiếp theo đó, sẽ xuất hiện mô hình mây đen che phủ. Nến xanh đầu tiên được đẩy lên mức cao nhất. Sau đó, nến đỏ,nến thứ hai trong cấu trúc mô hình sẽ hình thành ở nửa phần dưới của nến xanh.

Đây là dấu hiệu cho thấy rằng xu hướng tăng đang dần mất động lực, dự báo một đợt suy thoái. Nhưng thị trường đang nằm ở mức cao nhất, do đó rất khó để đảm bảo sẽ xuất một mô hình đảo chiều theo xu hướng giảm hay xu hướng đảo chiều sắp đến gần.

Thị trường đi theo xu hướng tăng
Thị trường đi theo xu hướng tăng

Thường thì các nhà đầu tư sẽ muốn bổ sung một đường xu hướng có chứa xu hướng tăng để nắm thêm thời điểm mà trạng thái của thị trường chuyển đổi từ xu hướng tăng sang giảm. Đường xu hướng khi bị phá vỡ sẽ có nhà đầu tư xác nhận rằng có sự điều chỉnh đang diễn ra.

Nhà đầu tư có thể cân nhắc những mức hỗ trợ ngang cũng như đợi hành động của giá phá vỡ nó. Tiếp đó, nhà đầu tư có thể khởi đầu một vị thế bán hay sử dụng cơ hội đó để rời khỏi vị thế mua.

>> Xem thêm chi tiết các dấu hiệu nhận biết khi thị trường Break Out

Xu hướng thị trường dần chuyển sang xu hướng giảm
Xu hướng thị trường dần chuyển sang xu hướng giảm

ETH sẽ khởi đầu một đợt hiệu chỉnh mạnh sẽ gây tiêu hao giá trị Ethereum khoảng 55% khi phá vỡ đường xu hướng. Sự điều chỉnh lúc này sẽ dự báo cùng với sự tích hợp của RSI phân kỳ, mô hình nến mây đen che phủ cùng với đường xu hướng hỗ trợ bị phá vỡ.

Diễn biến tâm lý thị trường của mô hình mây đen bao phủ

Sau các thông tin xoay quanh mô hình mây đen che phủ là gì thì nhà đầu tư cũng cần nắm rõ những diễn biến về tâm lý của thị trường xoay quanh mô hình này khi nó được hình thành.

Vào thời điểm này thị trường sẽ có xu hướng tiến lên và liên tục tăng mạnh. Nhờ vào trạng thái hưng phấn từ phe mua, đỉnh mới có thể được tạo ra từ cây nến với thân rất dài. Qua đó có thể thấy được thế chủ động đang nằm trong tay phe mua.

Nhưng ngay sau đó giá đã bất ngờ gặp phải lực bán với chiều ngược lại. Vì vậy giá đã bị bị đẩy ra xa và rơi xuống mức giá thấp hơn 50% khi so với nến đầu tiên. Vào thời gian đó, thị trường cũng đã có sự từ chối với đỉnh đã được tạo ra trước đó , điều đí cho thấy trong tay phe bán vẫn còn đang nắm quyền kiểm soát.

Sau khi mô hình mây đen che phủ được tạo thành một các hoàn chỉnh thì những nhà đầu tư ở bên ngoài sẽ dấy lên sự hoài nghi về giá liệu có đang ổn định và đủ mạnh để tiếp tục xu hướng hay không. Trong khi đó, những nhà giao dịch trước đó đã tiến hành việc vào lệnh sẽ đối mặt với sự lo lắng, thấp thỏm khi giá đột ngột có chiều hướng đi ngược lại so với hướng mua.

Cách giao dịch với mô hình nến Dark Cloud Cover

Khi nhà đầu tư xác định được mô hình nến Dark Cloud Cover thì việc để thực hiện giao dịch với nó vô cùng đơn giản. Dựa vào phong cách giao dịch của bản thân là năng nổ hay thận trọng mà nhà đầu tư có thể lựa chọn cách thức cho phù hợp.

Đối với phương thức tiếp cận một cách thận trọng sẽ cho nhà đầu tư có sự xem xét để tìm ra xu hướng để bổ sung ngay trước khi bước vào giai đoạn bán. Còn đối với phương thức tiếp cận theo hướng năng động sẽ đưa nhà giao dịch được tiếp cận với thị trường nhanh hơn cùng với nguy cơ sẽ tin vào tín hiệu sai và rời khỏi vị thế đang giao dịch.

Hãy cùng tìm hiểu từng phương thức tiếp cận nền ở mô hình nến Dark Cloud Cover gần đây cho đồng Bitcoin.

Ứng dụng Dark Cloud Cover trong Bitcoin
Ứng dụng Dark Cloud Cover trong Bitcoin

Trước khi có sự xuất hiện của mô hình, nhà đầu từ cần xác định được xu hướng tăng trước đó. Kể từ ngày 16/7 – 17/8/2020, có thể thấy giá của Bitcoin đã tăng 38%.

Dark Cloud Cover trên biểu đồ giá Bitcoin
Dark Cloud Cover trên biểu đồ giá Bitcoin

Kế tiếp, nhà giao dịch cần nhìn thấy là một nến tăng có giá lớn hơn cả mức trung bình được đẩy lên cao hơn với mục đích hình thành bên nến thứ nhất của mô hình. Sau đó mô hình cần có sự thoái lui về ít nhất 50% so với phạm vi giá của nến thứ nhất.

Với ví dụ này, sau khi kết thúc nến thứ hai của mô hình này ở gần với phần dưới của nến đầu tiên. Hai nến hình thành với thân lớn hơn so với trung bình.

Mây đen che phủ có thể xuất hiện ở mọi khung thời gian
Mây đen che phủ có thể xuất hiện ở mọi khung thời gian

Tại vị trí này, chúng ta có thể thấy thị trường đang cung cấp manh mối cho khả năng chuyển đổi xuống thấp hơn hay cũng có thể là dự báo tạm dừng của xu hướng tăng. Nhà giao dịch có thể cân nhắc thêm những chỉ báo phân tích về kỹ thuật khác để xác nhận.

Dấu hiệu rõ ràng xuất hiện ở sự tạo thành của mô hình nến Dark Cloud Cover nằm ở vùng kháng cự mạnh nằm ngang. Đến ngày 6/8/2019, những đợt mà Bitcoin tăng giá đã bị đảo chiều đến mức 12.342,50 USD, hình thành nên vùng kháng cự nằm ngang.

Những nhà đầu tư tham gia thị trường giàu kinh nghiệm đang quan sát khi mây đen che phủ tạo thành ở gần vùng kháng cự quan trọng.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể thấy sự dao động từ chỉ báo RSI phân kỳ khi so với giá của Bitcoin. Nó là một dấu hiệu của đợt giảm giá khác cho biết rằng có thể thị trường sẽ còn giảm thấp hơn.

Cây nến có thể báo hiệu đợt giảm giá
Cây nến có thể báo hiệu đợt giảm giá

Ở thời điểm này, đã xuất hiện cơ hội nên nhà đầu tư theo hướng năng động hoàn toàn có thể mở ra một vị thế bán ngay khi nến tiếp theo mở ra. Mức dừng lỗ sẽ được đặt ở vị trí đỉnh của dao động gần nhất, có thể là đỉnh của mô hình.

Những nhà dao dịch có thể tìm cách để đạt được tối thiểu nhất là gấp đôi của khoảng cách của điểm dừng lỗ. Đây là cơ hội cho nhà giao dịch với tỷ lệ rủi ro so với phần thưởng là 1:2.

Thiết lập stop loss ngay vị trí trên mức dao động ở đỉnh với cùng một điểm
Thiết lập stop loss ngay vị trí trên mức dao động ở đỉnh với cùng một điểm

Nhưng đôi lúc dấu hiệu đối với việc giảm xuống không quá rõ ràng và nhà đầu tư có khả năng sẽ muốn cẩn thận hơn với quyết định của họ. Những nhà giao dịch truyền thống có thể muốn tìm sự phá vỡ từ đường xu hướng hỗ trợ đem đến nguồn tin xác nhận quan trọng để mở ra giao dịch bán.

Hình thành giao dịch sẽ giống như phương thức tiếp cận một cách năng động, trong đó thì lệnh dừng lỗ được thiết lập với vị trí trên mức dao động ở đỉnh với cùng một điểm. Nhưng giá vị trí vào thấp hơn do nhà đầu tư đang đợi những mức bổ sung sự xác nhận. Đây có nghĩa là mức giá mục tiêu của nhà đầu tư đang mong đợi được hạ xuống với mục đích duy trì với tỷ lệ rủi ro so với phần thưởng vẫn là 1:2.

Mây Đen Che Phủ với Bearish Engufing (Nhấn Chìm Giảm)

Đối với những nhà giao dịch chưa có kinh nghiệm sẽ khó phân biệt được mô hình mây đen che phủ. Nhìn chung thì hai mô hình này sẽ có nét tương đồng, tuy nhiên vẫn sẽ có một số điểm khác biệt.

Điểm tương đồng của hai mô hình này là đều hình thành sau một đợt xu hướng tăng. Nhưng  vẫn có hai điểm khác nhau như sau:

  • Điểm khác biệt đầu tiên là mô hình nến Dark Cloud Cover có yêu cầu về khu vực giá nến với mức lớn hơn trung bình. Còn đối với Bearish Engulfing không có thông số gì về cây nến đầu tiên.
  • Bên cạnh đó, mô hình mây đen che phủ có yêu cầu với nến thứ hai chỉ cần có thể che phủ được 50% nến đầu tiên. Còn đối với mô hình Nhấn Chìm Giảm thì yêu cầu nến thứ hai phải hoàn toàn nhấn chìm phần thân của cây nến đầu tiên. Vì vậy, nến thứ hai của mô hình Bearish Engufing phải chồng lên nến đầu tiên 100%, có thể nhỏ, còn những nến ở mô hình mây đen che phủ sẽ có kích thước lớn hơn so với mức trung bình.
So sánh giữa mô hình mây đen che phủ và nhấn chìm giảm
So sánh giữa mô hình mây đen che phủ và nhấn chìm giảm

Mô hình nến Dark Cloud Cover có độ tin cậy như thế nào?

Bản thân Dark Cloud Cover chỉ đề xuất về khả năng củng cố hay giảm giá. Vì vậy nhà đầu tư cần xác định những tín hiệu xác nhận từ những công cụ khác về phân tích kỹ thuật

Giả sử, không phải mọi mô hình mây đen bao phủ đều được tạo thành gần vùng kháng cự. Nó sẽ đem lại tín hiệu vô cùng mạnh mẽ nếu có. Tất cả những cách thức kháng cự đều có thể được tính, kể cả nó có là đường xu hướng về kháng cự, mức kháng cự nằm ngang hay thậm chí là chỉ báo Fibonacci thoái lui.

Bên cạnh đó, mô hình này cũng có xu hướng được tạo thành sau xu hướng tăng. Vì vậy những chỉ báo và điểm dao động sẽ cung cấp tín hiệu quá mua. Trong trường hợp những chỉ báo đang dự báo về một tín hiệu bán khi mô hình xuất hiện thì có thể dùng những tín hiệu đó kết hợp lại để tăng cường tín hiệu.

Mô hình Dark Cloud Cover lại một lần nữa có thể được xuất hiện ở mọi khung thời gian trên biểu đồ crypto. Độ tin cậy sẽ cao hơn nếu biểu đồ về khung thời gian càng dài vì sẽ có tỷ lệ rủi ro đối với phần thưởng sẽ có xu hướng tăng trưởng tốt hơn so với biểu đồ ngắn và phút.

Các ưu điểm và nhược điểm của mây đen che phủ là gì?

Mô hình nến Dark Cloud Cover cũng nắm giữ vai trò giống như các loại nến khác với độ chính xác sẽ được đánh giá thông qua rất nhiều nhân tố khác nhau. Bên dưới là những thông tin tổng hợp các ưu và nhược điểm của mô hình này để cho bạn tham khảo để nhận dạng được loại nến này trên biểu đồ khi nó xuất hiện.

Tìm hiểu các lợi thế và rủi ro của mô hình mây đen bao phủ
Tìm hiểu các lợi thế và rủi ro của mô hình mây đen bao phủ

Lợi thế của Dark Cloud Cover là gì?

Dễ nhận biết: Mây đen che phủ rất dễ để nhận dạng trên biểu đồ vì có hình dạng khá rõ ràng.

Độ tin cậy cao: Mô hình nến Dark Cloud Cover trong dự đoán về việc đảo chiều xu hướng có tỷ lệ để thành công cao. Nó ngoài việc cung cấp cho nhà đầu tư cơ hội tìm kiếm lợi nhuận đầy hấp dẫn hơn so với mô hình Nhấn Chìm Giảm, nó còn tạo ra một tỷ lệ giữa phần thưởng và rủi ro đầy hấp dẫn đối với nhà giao dịch.

Có thể hiểu rằng khi ứng dụng mô hình mây đen che phủ, những nhà giao dịch có thể nhìn thấy mức lợi nhuận đầy tiềm năng nhiều hơn so với những rủi ro mà họ sẽ gặp phải, từ đó có thể đưa ra những lệnh giao dịch hiểu quả và đạt được mục tiêu lợi nhuận thị trường.

Cung cấp điểm vào lý tưởng: Mô hình hỗ trợ những nhà giao dịch tìm ra được điểm vào lý tưởng khi đảo chiều xu hướng

Quản lý rủi ro một cách dễ dàng: Thông tin được mô hình cung cấp minh bạch về mức dừng lỗ cùng như mục tiêu lợi nhuận, hỗ trợ những nhà giao dịch trong việc kiểm soát rủi ro.

Hạn chế của Dark Cloud Cover là gì?

Độ trễ: Tương tự như mọi các mô hình về biểu đồ, mây đen bao phủ cũng sẽ có mức độ trễ nhất định. Khi xu hướng đảo chiều bắt đầu thì nó mới xuất hiện, do đó có thể kéo theo thua lỗ cho nhà đầu tư.

Mức độ chính xác không được đảm bảo: Không phải lúc nào mô hình nến Dark Cloud Cover cũng dự đoán được chính xác việc xu hướng đảo chiều. Giá cả có thể bị tác động bởi nhiều nhân tố không chỉ dựa vào một mô hình.

Để có cái nhìn tổng quan về mô hình Dark Cloud Cover, nhà đầu tư cần có nguồn kiến thức vững chắc liên quan đến phân tích hỗ trợ, cách sử dụng cũng như kỹ thuật của những chủ số được sử dụng nhiều như Stochastic và RSI. Điều này ngoài việc hỗ trợ nhà đầu tư nắm rõ được bối cảnh của thị trường mà còn làm tăng khả năng tìm ra mô hình, từ đó có thể nâng cao được độ chính xác ở quyết định giao dịch.

Có thể xuất hiện tín hiệu sai: Ở một vài tình huống nhất định, Dark Cloud Cover có thể xảy ra tình trạng đưa ra tín hiệu sai, gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Phụ thuộc vào hoàn cảnh thị trường: Bối cảnh của thị trường tác động lớn đến hiệu quả mô hình nến Dark Cloud Cover. Mô hình này hoạt động hiệu quả nhất ở những thị trường thể hiện rõ ràng xu hướng.

Những điều cần chú ý khi dùng mô hình nến Dark Cloud Cover

Trên thực tế, những tín hiệu đảo chiều của xu hướng thị trường được cung cấp bởi mây đen bao phủ không được sự đánh giao cao so với mô hình nhấn chìm giảm. Vì vậy mà nhà giao dịch cần phải chú ý những điều sau đây để không phải mắc những sai lầm trong quá trình giao dịch.

  • Vào lúc mở cây nến thứ 2 mở ra thì khối lượng giao dịch được thực hiện tương đối lớn. Nguyên nhân đến từ một số lớn nhà giao dịch đã rơi vào bẫy, tuy nhiên vẫn có cơ hội để rời lệnh.
  • Nến thứ hai hay nến đỏ trên biểu đồ thường có xu hướng sẽ lùi về sâu xuống dưới nến tăng (nến thứ nhất). Nhà đầu tư hãy lưu ý vì khả năng đỉnh bị phá vỡ là rất lớn.
  • Trên thực tế khi mô hình nến mây đen che phủ được hình thành, xu hướng tăng trên thị trường vẫn sẽ dao động một cách bình thường.
  • Đối với trường hợp khi giá đi quá mức mua sẽ là thời điểm mà mô hình mây đen che phủ đạt được hiệu quả tối đa. Vào thời điểm này, nhà đầu tư có thể sử dụng kết hợp mô hình cùng những chỉ báo khác như Stochastic, RSI,… nhằm gia tăng được độ chính xác.
  • Mô hình này khi xuất hiện ở khu vực kháng cự, những tín hiệu về xu hướng đảo chiều được cung cấp có độ an toàn và tin cậy cao.
  • Khi giá rời vào thời điểm sideway (đi ngang) hay không thể hiện rõ bất kỳ xu hướng nào thì nhà đầu tư tuyệt đối không nên tiến hành giao dịch với mô hình nến Dark Cloud Cover.

Nội dung bài viết có lẽ đã cung cấp cho nhà đầu tư phần nào những kiến thức liên quan đến mô hình Dark Cloud Cover. Dựa trên những tín hiệu về xu hướng đảo chiều được cung cấp bởi mô hình thì nhà giao dịch có thể đưa ra những quyết định vào và thoát lệnh kịp thời, hiệu quả hơn. Hi vọng nội dung bài viết này đã mang đến kiến thức giao dịch crypto hữu ích cho nhà đầu tư khi giao dịch với Dark Cloud Cover.

Xem thêm:

Tìm hiểu thêm về Three White Soldiers – Mô hình nến 3 chàng lính ngự lâm

Rate this post

Tôi là Phùng Cảnh Lang, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong thị trường Crypto, tôi hy vọng những bài viết của mình thật sự hữu ích với bạn. Là một người từng trải, tôi rất mong khi ai đó gia nhập vào thị trường Crypto hãy nên trang bị đầy đủ kiến thức, vì đây là đầu tư không phải một canh bạc may rủi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *