Bull Trap là gì mà các nhà đầu tư cần phải tránh? Trong đầu tư tài chính, việc gặp phải các “bẫy” thị trường là điều không thể tránh khỏi. Một trong những bẫy phổ biến mà nhà đầu tư dễ mắc phải chính là Bull Trap. Hiểu rõ bẫy tăng giá là gì và biết cách nhận diện nó không chỉ giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có mà còn tối ưu hóa lợi nhuận. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các dấu hiệu nhận biết bẫy Bull Trap và chiến lược hiệu quả để không bị cuốn vào những cạm bẫy của thị trường.
Bẫy Bull Trap là gì?
Bull Trap là gì? Bull Trap (bẫy tăng giá) là một hiện tượng xảy ra trong thị trường tài chính khi giá tài sản, có thể là tiền điện tử hoặc chỉ số có sự tăng mạnh trong một xu hướng giảm. Đây là tín hiệu sai lầm khiến nhà đầu tư và trader tin rằng xu hướng giảm đã đảo chiều.
Trong trường hợp này, khi giá tăng đột biến và thậm chí vượt qua ngưỡng kháng cự, nhiều nhà đầu tư lầm tưởng rằng thị trường sắp có một đợt bứt phá và nhanh chóng tham gia mua vào. Tuy nhiên, đây chỉ là một giai đoạn bẫy và xảy ra trong khoản thời gian ngắn ngủi. Sau đó, giá tài sản lại tiếp tục giảm sâu, khiến những người bị cuốn vào thị trường trong lúc này rơi vào tình trạng thua lỗ nặng nề.
3 kiểu bẫy Bull Trap thường gặp là gì?
Có 3 kiểu bẫy phổ biến của Bull Trap mà các nhà đầu tư thường gặp phải, chi tiết dưới đây:
Mô hình Rejected Double-top
Mô hình này xuất hiện khi giá tài sản hình thành hai đỉnh tương tự mô hình hai đỉnh thông thường, nhưng đặc biệt ở chỗ đỉnh thứ hai bị từ chối rõ rệt, cho thấy xu hướng tăng không thể tiếp tục.
Quan sát mô hình hai đỉnh bị từ chối, bạn sẽ thấy hai chân nến nhô lên, với đặc điểm nổi bật là một bấc lớn trên ngọn nến thứ hai. Điều này minh chứng cho việc mặc dù bên mua đã cố gắng đẩy giá lên cao, nhưng bên bán đã áp đảo và kéo giá xuống, tạo ra một bấc nến dài. Sự giằng co tại mức kháng cự này tương tự như một nến tăng khổng lồ và đó là cách bẫy tăng giá hoàn hảo được hình thành.
Mô hình Bearish Engulfing
Trong phân tích kỹ thuật, mô hình nến và sự hình thành của chúng là công cụ quan trọng để xác định các mốc biến đổi tiềm năng của thị trường. Đặc biệt, mô hình nhấn chìm giảm Bearish Engulfing rất hữu ích trong việc nhận diện bẫy tăng giá. Khi mô hình Bearish Engulfing xuất hiện sau một bẫy tăng giá truyền thống, đây là dấu hiệu cho thấy một xu hướng giảm sâu sắp diễn ra.
Ví dụ, sau khi một nến doji hình thành tại mức kháng cự, một nến giảm lớn xuất hiện ngay sau đó. Nến doji đại diện cho cuộc chiến gam co giữa người mua và người bán, và khi một nến giảm mạnh xuất hiện kế tiếp nếu doji thì bên bán đã chiến thắng hoàn toàn, tạo ra bẫy tăng giá.
Mô hình Failed Retesting
Một hình thái bẫy tăng giá phổ biến khác là khi giá vượt qua mức kháng cự, nhưng sau đó không thể giữ vững và sụp đổ sau khi kiểm tra lại.
Các nhà đầu tư có kinh nghiệm hiểu rằng đây là thử thách cuối cùng của một xu hướng sau khi giá đã phá vỡ mức hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng. Tình huống sau khi vượt qua mốc kháng cự, giá kiểm tra lại nhưng không thể duy trì đà tăng, đó chính là dấu hiệu của một bẫy tăng giá.
Trong biểu đồ minh họa, bẫy Bull Trap xuất hiện ngay tại mức kháng cự. Giá đã thử nghiệm lại mức này nhưng không thành công và nhanh chóng rơi vào đà giảm. Những trader thiếu kinh nghiệm có thể nhầm lẫn đây là dấu hiệu của xu hướng tăng tiếp tục. Ngược lại, các chuyên gia có kinh nghiệm sẽ kiên nhẫn đợi giá kiểm tra lại mức kháng cự và quan sát kỹ. Khi giá không phục hồi và dao động trước khi giảm mạnh, bẫy tăng giá hoàn chỉnh đã xuất hiện.
Các thuật ngữ xoay quanh Bull Trap nên biết
Các nhà giao dịch cần hiểu rõ hơn về một số thuật ngữ sau để có thể phân tích chính xác thị trường Bull Trap:
-
Bearish Market: Còn được gọi là thị trường gấu khi đó giá trị của các sản phẩm cứ liên tục giảm và kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Trong thị trường Bearish, bẫy Bull Trap thường sẽ có một vài đợt phục hồi với thời gian ngắn, nhằm mục đích đánh lừa nhà giao dịch nghĩ rằng đã kết thúc xu hướng giảm.
-
Bullish Market: Ngược lại với thị trường gấu đây là thị trường bò với giá trị của các sản phẩm sẽ tăng lên liên tục. Trong thị trường Bullish, bẫy tăng giá sẽ ít xuất hiện hơn, nhưng không vì thể mà các nhà đầu tư lơ là, hãy xem xét kỹ khi thấy dấu hiệu đảo chiều giảm ngắn hạn.
-
Support và Resistance: Vùng hỗ trợ là khu vực mà giá tài sản có xu hướng có được sự hỗ trợ khi giảm đi, trong khi vùng kháng cự là khu vực mà giá tài sản khó vượt qua khi tăng lên. Bẫy bull trap sẽ hay xảy ra trong trường hợp giá vượt qua ngưỡng kháng cự nhưng lại quay đầu giảm ngay sau đó.
-
False Breakout: Hiện tượng này xả ra khi giá vượt qua ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ chính nhưng lại nhanh chóng quay đầu ngay sau đó. False breakout khi giá qua mốc kháng cự sẽ hay có dấu hiệu của bull trap, phá vỡ giá khi giá vượt ngưỡng hỗ trợ sẽ có thể là bear trap.
-
Volume: Khối lượng giao dịch là chỉ số đo lường của một sản phẩm. Volume trading thấp khi đang trong một đợt giá tăng thì nguy cơ là dấu hiệu của bẫy bull trap, rõ ràng là giá tăng nhưng lại không có nhiều sự tham gia trong thị trường.
Nguyên nhân xảy ra của bẫy Bull Trap là gì?
Bull trap hay còn gọi là bẫy tăng giá, đây là một hiện tượng phổ biến trong đầu tư crypto, vậy bạn có biết nguyên nhân xảy ra bẫy Bull Trap là gì không? Dưới đây là 3 nguyên nhân chính khiến tình trạng bẫy tăng giá xảy ra:
- Sự kiện bất ngờ và thông tin nhiễu loạn: Các sự kiện bất ngờ, đặc biệt là phát ngôn từ các chính trị gia, có thể gây ra biến động mạnh mẽ trên thị trường. Những thông tin này khiến các trader tin rằng giá cổ phiếu sẽ đi lên, dẫn đến làn sóng mua vào khiến giá tăng tạm thời. Tuy nhiên, khi tin tức được đính chính hoặc bị đánh giá là không đủ sức ảnh hưởng, giá đồng coin sẽ quay đầu giảm mạnh.
- Thao túng thị trường từ “cá voi”: “Cá voi” là thuật ngữ chỉ các nhà đầu tư lớn có lợi thế về vốn cũng như thông tin, thường thao túng giá cổ phiếu để trục lợi. Họ có thể tạo ra cơn sốt giá ảo bằng cách mua vào, tạo cảm giác giá đang tăng mạnh. Khi đạt đến ngưỡng kỳ vọng, họ xả hàng để chốt lời, khiến giá quay đầu giảm và những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm rơi vào bẫy.
- Hiện tượng bắt đáy đồng loạt: Sau một giai đoạn thị trường sụt giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư tranh thủ cơ hội để bắt đáy. Điều này có thể đẩy giá lên trên mức kháng cự, tạo ra tín hiệu giả về sự phục hồi. Tuy nhiên, đợt tăng giá này thường không bền vững và nhanh chóng bị đảo chiều, khiến thị trường tiếp tục xu hướng giảm.
Những yếu tố này làm bull trap trở thành một trong những rủi ro cần quan tâm đến đối với nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới tham gia thị trường và chưa có nhiều kinh nghiệm.
Các ví dụ thực tế về Bull Trap trong thị trường Crypto
Ví dụ 1
Tháng 9/2021, đã có một tin đồn được lan truyền khá rộng rãi là Walmart – một trong các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới – sẽ chấp nhận Litecoin làm công cụ thanh toán. Thông tin này được xuất hiện trên các trang báo tài chính lớn và ngày càng được viral trên mạng xã hội, tạo nên một cơn sốt trong giới đầu tư.
Ngay sau đó, giá của đồng Litecoin đã được đẩy lên từ 175.45 USD tới 225.75 USD (tăng khoảng 30% trong vài phút) và giá của Bitcoin từ 1.8% đến 45,540 USD.
Tuy nhiên sau vài giờ khi tin tức được công bố, Walmart và Litecoin đều chính thức bác bỏ tin tức trên, họ không có kế hoạch chính thống về việc chấp nhận biến đồng Litecoin thành phương tiện thanh toán.
Khi sự thật được rõ ràng, giá Litecoin đã tụt xuống mức 178 USD, và giá Bitcoin cũng hạ còn 44,498 USD. Các nhà giao dịch nào đã mua trong đợt này đều bị kẹt trong bẫy tăng giá và phải chịu một khoản thua lỗ nặng nề.
Ví dụ 2
Một ví dụ khác về dấu hiệu bull trap trong crypto là sự kiện đồng Bitcoin vào tháng 4 năm 2021. Sau khi đạt All-Time-High với mốc gần 65,000 USD, Bitcoin đã có một đợt giảm giá sâu.
Trước khi xảy ra đợt giảm mạnh đó, Bitcoin đã có một đợt giá phục hồi ngắn hạn, gây nên hiểu nhầm là đã kết thúc xu hướng giảm. Nhiều nhà giao dịch tay ngang đã bị thu hút và nghĩ rằng thời gian này là dịp tốt để mua vào.
Tuy nhiên, sau khi phục hồi tạm thời, giá Bitcoin đã quay đầu và giảm sâu đến tận 30,000 USD trong các tuần sau đó, nhiều nhà giao dịch đã kẹt lại trong bẫy bull trap và phải thua lỗ lớn.
3 dấu hiệu nhận biết bẫy Bull Trap là gì?
Dưới đây là 3 cách để nhận biết được bẫy tăng giá đơn giản mà hiệu quả nhất:
Kiểm định nhiều mốc kháng cự
Dấu hiệu đầu tiên để nhận diện Bull Trap là khi một xu hướng tăng mạnh kéo dài gặp phải phản ứng đáng kể tại một vùng kháng cự cụ thể. Khi giá tăng liên tục mà không có nhiều sự can thiệp từ bên bán, điều đó cho thấy người mua đang “bơm” tiền vào thị trường. Tuy nhiên, khi giá chạm đến một mức kháng cự nhất định, tâm lý sợ hãi xuất hiện khiến người mua ngừng “bơm” tiền, dẫn đến việc giá giảm tạm thời (PullBack) trước khi tăng trở lại.
Hình ảnh minh họa cho thấy sự thống trị của người mua cho đến khi giá đạt mức kháng cự. Sau đó, giá chậm lại và giảm nhẹ trước khi tiếp tục xu hướng tăng. Do đó, nếu tỷ giá duy trì lâu tại một vùng kháng cự sau xu hướng tăng dài, đó có thể là dấu hiệu của Bull Trap. Việc kiểm định nhiều mức độ kháng cự sẽ giúp nhà đầu tư xác định rõ hơn thời điểm bẫy có thể xuất hiện.
Thanh nến tăng trưởng bất thường trên biểu đồ
Trong giai đoạn cuối của Bull Trap, thường xuất hiện một thanh nến tăng trưởng bất thường, vượt trội hơn hầu hết các nến trước đó, có nhiều cách để giải thích hiện tượng này:
- Thứ nhất, các nhà đầu tư mới tin rằng đã xảy ra sự phá vỡ (breakout) và bắt đầu mua vào.
- Thứ hai, có khả năng một số nhà đầu tư lớn cố ý đẩy giá lên để thu hút những người mua thiếu kinh nghiệm.
- Thứ ba, người bán lợi dụng việc để người mua tạm thời chiếm lĩnh thị trường, nhằm kích hoạt các lệnh giới hạn bán trên vùng kháng cự (sell limit).
>> Tìm hiểu thêm về lệnh Buy Limit để thấy rõ sự khác biệt với Sell Limit là gì nhé
Xuất hiện vùng giằng co (range)
Dấu hiệu cuối cùng là sự hình thành của một vùng giằng co trên mức kháng cự, nơi giá dao động lên xuống giữa một mức hỗ trợ và kháng cự. Điểm bắt đầu của bẫy Bull Trap thường được nhận diện bởi sự xuất hiện của một thanh nến bất thường và sự đóng cửa ngoài vùng giằng co.
Cách xử lý khi dính bẫy tăng giá như thế nào cho hiệu quả?
Mặc dù Bull Trap (bẫy tăng giá) là hiện tượng rủi ro trong đầu tư crypto, nhưng với những chiến lược phù hợp, nhà đầu tư có thể biến nguy cơ thành cơ hội sinh lời. Dưới đây là những cách xử lý thông minh để giao dịch Bull Trap:
Đánh giá và kiểm soát lại tình hình
Lúc bạn nhận ra mình đã mua đỉnh và giá hiện đang giảm, điều cần làm bây giờ là phải thật bình tĩnh. Tâm lý mất kiểm soát chỉ khiến bản thân có thêm những quyết định sai lầm và khiến mọi thứ ngày càng trở nên tồi tệ hơn mà thôi
Hãy dành một khoảng thời gian để xem xét lại các tin tức thi trường liên quan. Hành động này giúp bạn phân tích rõ hơn về thực trạng lúc bấy giờ và sẽ có những dự đoán giá tiếp theo một cách chính xác hơn.
Lựa chọn cắt lỗ và tiếp tục đợi
Trong trường hợp giá vẫn giảm mà không thấy có sự phục hồi, hãy xem xét việc cắt lỗ. Hành động này giúp bản thân tránh được các tổn thất nặng nề hơn. Đừng vì ngại việc bán ra với mức giá thấp hơn khi mua, bảo vệ vốn là điều việc ưu tiên bạn phải làm.
Vệc chấp nhận mất đi một khoản vốn nhỏ để bảo toàn nguồn tài sản của mình đôi khi là quyết định khôn ngoan. Bạn vẫn có có thể bù đắp được bằng nắm bắt được các cơ hội tốt hơn trong tương lai.
Rút kinh nghiệm từ sai lầm
Hãy suy ngẫm và tự hỏi rằng nguyên do nào khiến bạn bị rơi vào bẫy tăng giá. Hành động này sẽ giúp bản thân phán đoán được các sai lầm trong quá trình xuống tiền đầu tư.
Sau những sai lầm ấy, hãy trau dồi thêm về những thiếu sót mà mình mắc phải trước đó, có thể là phân tích kỹ thuật, theo dõi tin tức và quản trị rủi ro để những sai lầm tương tự có thể phát sinh trong tương lai.
Giữ vững tinh thần mạnh mẽ
Mắc phải bẫy bull trap không đồng nghĩa với việc bạn còn yếu kém trong đầu tư. Đây chỉ là một phần nhỏ trong cả quá trình trau dồi và phát triển của bạn. Ngay cả những trader chuyên nghiệp cũng có lúc mắc phải sai lầm tương tự thì sao bạn lại không?
Hãy tin tưởng vào quyết định của bản thân và tiếp tục chớp lấy những cơ hội khác trong tương lai. Mỗi thử thách là một trải nghiệm và bạn sẽ ngày càng tự tin và có chiều sâu hơn trong những lần đầu tư tiếp theo.
Làm sao để phòng tránh Bull Trap trong thị trường Crypto?
Bull Trap (bẫy tăng giá) xảy ra khá thường xuyên và có thể gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư nếu không biết cách phòng tránh. Dưới đây là một số lưu ý về cách phòng tránh Bull Trap để giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro:
Trang bị nền tảng kiến thức vững chắc và kỹ năng phân tích kỹ thuật tốt
Để tránh mắc bẫy Bull Trap, nhà đầu tư cần trang bị cho mình nền tảng kiến thức vững vàng về phân tích thị trường và kỹ thuật giao dịch. Hiểu rõ các chỉ báo, mô hình giá và biết cách phân tích biểu đồ sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng nhận ra dấu hiệu thao túng từ các nhà đầu tư lớn. Ngoài ra, việc nắm bắt và phân tích các sự kiện kinh tế, tin tức bất ngờ cũng giúp nhà đầu tư dự đoán được tác động đến giá và tránh bị cuốn vào bẫy tăng giá.
Quan sát kỹ tâm lý đám đông và tác động của tin tức nóng
Một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều nhà đầu tư mắc bẫy Bull Trap là tâm lý chạy theo đám đông. Khi thấy số đông đổ xô vào một xu hướng, đặc biệt là khi có tin tức nóng, nhà đầu tư dễ bị cuốn theo và quên mất phân tích ban đầu của mình. Để tránh rơi vào tình trạng này, nhà đầu tư cần giữ vững lập trường, không để bị ảnh hưởng bởi những chuyển động ngắn hạn của thị trường và phải biết khi nào nên đứng ngoài quan sát thay vì tham gia theo đám đông.
Cắt lỗ sớm và chốt lời hợp lý
Thiết lập các lệnh cắt lỗ (Stop loss) và chốt lời (Take profit) là chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả, đặc biệt khi đối mặt với các giao dịch tiềm ẩn rủi ro như Bull Trap. Đặt lệnh cắt lỗ ở mức 1-2% tài khoản có thể giúp nhà đầu tư giảm thiểu tổn thất nếu thị trường đi ngược dự đoán, bảo vệ vốn không bị tổn thất quá lớn bởi Bull Trap.
- Lệnh cắt lỗ (Stop loss): Được thiết lập để hạn chế tổn thất khi giá di chuyển ngược lại xu hướng dự đoán, giúp nhà đầu tư tránh bị tâm lý dao động khi thị trường biến động mạnh.
- Lệnh chốt lời (Take profit): Được sử dụng để tự động hóa việc chốt lời khi giá đạt đến ngưỡng kỳ vọng, giúp tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro do sự đảo chiều bất ngờ.
Hiểu rõ cấu trúc giá
Nắm vững cấu trúc giá là chìa khóa quan trọng để nhận biết Bull Trap. Cấu trúc giá tăng bền vững cần có sự hình thành rõ ràng của các đỉnh và đáy, thể hiện sự tin cậy cao hơn. Nếu giá tăng đột ngột do tâm lý đám đông, khả năng đây chỉ là một đợt tăng tạm thời. Nhà đầu tư cần chú ý quan sát các tín hiệu này để tránh đưa ra quyết định sai lầm.
Tránh giao dịch khi thị trường có hình Parabol
Khi thị trường tăng mạnh đến mức tạo thành hình parabol, nguyên nhân thường đến từ tâm lý FOMO (Fear of Missing Out) khiến nhà đầu tư đổ xô mua vào do lo sợ bỏ lỡ cơ hội. Điều này đẩy giá lên vượt quá giá trị thực, tạo ra một xu hướng tăng không bền vững và dễ dàng đảo chiều. Đầu tư trong giai đoạn này rất rủi ro vì khó xác định điểm dừng của giá và khó thiết lập lệnh cắt lỗ phù hợp.
Chỉ giao dịch Breakout với mô hình Build Up
Breakout là chiến lược giao dịch phổ biến, nhưng để tránh rủi ro từ Bull Trap, nhà đầu tư nên chỉ giao dịch Breakout khi có Build Up – mô hình giá giằng co và tích lũy gần khu vực kháng cự. Cách giao dịch này có thể giúp nhà đầu tư dễ dàng bảo toàn được tỷ lệ lời lỗ khi dễ dàng đặt lệnh Stop loss.
Vùng Build Up còn cho thấy sự sẵn sàng của người mua khi họ chấp nhận mua ở mức giá cao hơn, khẳng định nhu cầu mua lớn và sự tin tưởng vào khả năng tăng giá. Khi các lệnh mua dồn nén tại kháng cự càng nhiều thì giá sẽ được đẩy lên cao do có nhiều nhà đầu tư đặt lệnh mua. Lợi thế của việc giao dịch tại vùng Build Up là tỷ lệ lời/lỗ khá cân bằng, giúp nhà đầu tư thu được lợi nhuận mong muốn.
Bull Trap là gì đã được Crypto 568 giải thích chi tiết trong bài viết trên. Đây là hiện tượng xảy ra thường xuyên trên thị trường crypto, do vậy việc trang bị kiến thức và kỹ năng phân tích thị trường là yếu tố quan trọng để tránh rơi vào những bẫy giá này. Nhà đầu tư cần không ngừng học hỏi, luyện tập và áp dụng chiến lược quản lý rủi ro để bảo vệ vốn và đầu tư hiệu quả hơn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về Bull Trap và xây dựng chiến lược tránh bẫy tăng giá an toàn, hiệu quả.
Xem thêm:
Bẫy Bear Trap là gì? Có điềm gì khác so với bẫy Bull Trap?
Fake Out là gì? Làm sao để xác định được Fake Out trong giao dịch?
Tôi là Phùng Cảnh Lang, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong thị trường Crypto, tôi hy vọng những bài viết của mình thật sự hữu ích với bạn. Là một người từng trải, tôi rất mong khi ai đó gia nhập vào thị trường Crypto hãy nên trang bị đầy đủ kiến thức, vì đây là đầu tư không phải một canh bạc may rủi.