Bollinger Bands là gì? Chỉ báo Bollinger Bands là một công cụ phân tích kỹ thuật hữu ích, giúp nhà đầu tư xác định thời điểm phù hợp để vào lệnh mua/bán nhằm tối ưu hóa vị thế đầu tư của mình. Công cụ này dựa trên sự biến động của giá, cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn khách quan về tình hình thị trường. Vậy Bollinger Band là gì? Hãy cùng Crypto568 tìm hiểu chi tiết về dải Bollinger Bands cách sử dụng Bollinger Bands trong giao dịch tiền điện tử.
Bollinger Bands là gì?
Tác giả của dải Bollinger Band là ai?
John Bollinger là một nhà đầu tư, chuyên gia phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp, đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy trong lĩnh vực tài chính. Thành tựu nổi bật của ông là phát minh ra chỉ báo kỹ thuật Bollinger Bands, trở thành công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản trên thị trường Crypto. Với hơn ba mươi năm kinh nghiệm, John là người tiên phong trong về nghiên cứu biến động của giá. Nhà đầu tư có thể sử dụng Bollinger Bands do ông sáng tạo ra để đo lường độ biến động và xác định xu hướng giá.
Nhiều trader đã dùng cuốn sách “Bollinger on Bollinger Bands” làm cẩm nang đầu tư. Cộng đồng đầu tư có thể theo dõi chia sẻ của John để biết thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Sau khi hiểu sâu hơn về thị trường bạn có thể đưa ra quyết định giao dịch tối ưu. Nhờ những đóng góp của ông, Bollinger Bands được cộng đồng công nhận là công cụ phân tích kỹ thuật cần thiết, ngày càng phổ biến trên toàn cầu về khả năng làm thay đổi cách tiếp cận và phân tích thị trường tài chính.
Chỉ báo Bollinger Bands là gì?
Bollinger Band là gì? Đây là một công cụ phân tích kỹ thuật do John Bollinger sáng tạo vào những năm 1980. Chỉ báo được ứng dụng rộng rãi nhất trong phân tích kỹ thuật nhằm đo lường biến động giá. Ngoài ra nó còn giúp xác định các vùng giá tiềm năng để đầu tư vào các tài sản tài chính, trong đó có tiền điện tử.
Dải Bollinger cấu tạo từ ba thành phần chính: Đường trung bình động đơn giản (SMA), Dải trên (Upper Band) và Dải dưới (Lower Band). SMA cho biết giá trung bình của tài sản trong vài phiên gần đây, trong khi Upper Band và Lower Band biểu thị khoảng dao động của giá so với giá trung bình.
Chỉ báo này cho biết dữ liệu quan trọng về biến động giá, từ đó nhà đầu tư nhận biết các điểm mua và bán tiềm năng. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về xu hướng giá trong tương lai của tài sản. Bollinger Bands chắc chắn là công cụ quan trọng để trader cải thiện hiệu quả trong quản lý giao dịch và đầu tư.
Cấu tạo chi tiết của Bollinger Bands là gì?
3 thành phần chính của Bollinger Bands giúp đo lường biến động giá, xác định xu hướng đồng thời chọn điểm vào lệnh tối ưu. Cụ thể:
Đường giữa (Đường trung bình động giản đơn – SMA)
Cho biết trung bình giá đóng cửa của tài sản được chọn trong một số phiên nhất định. Hầu hết SMA được tính bằng cách: Tính tổng giá đóng cửa của tài sản trong một số phiên chia cho số phiên đó.
Đường trên (Upper Bollinger Band)
Đường trên là một đường kéo chéo cao hơn đường trung bình động giản đơn. Upper Bollinger Band cho biết vùng mức giá tiềm năng cao. Đường này được tính bằng hai lần độ lệch chuẩn của giá đóng cửa tính từ SMA.
Đường dưới (Lower Bollinger Band)
Ngược lại với đường trên, đây là đường kéo chéo xuống thấp hương đường trung bình động giản đơn. Lower Bollinger Band cho biết một vùng giá có tiềm năng thấp. Có thể tính toán ra đường dưới bằng cách lấy hai lần độ lệch chuẩn của giá đóng cửa tính từ SMA.
Ý nghĩa của Bollinger Bands trong giao dịch Crypto là gì?
Trong đầu tư Crypto, chỉ bảo Bollinger Bands dùng để phân tích kỹ thuật với các mục đích sau:
Đánh giá biến động giá
Nhà đầu tư dùng biểu đồ BB để đánh giá mức độ biến động giá của thị trường tiền điện tử mã hóa. Nếu dải mở rộng, dự đoán khả năng giao dịch tương lai sẽ có mức độ biến động cao hơn. Ngược lại, khi dải thu hẹp cho thấy thị trường ít biến động hơn, nhiều khả năng có đợt củng cố hoặc đảo ngược xu hướng.
Xác định điều kiện mua/bán quá mức
Trader còn có thể dùng Bollinger Bands để phát hiện điều kiện quá mua và quá bán của tài sản tài chính. Nếu thấy giá đạt hoặc vượt qua dải trên nên sớm vào lệnh bán vì đây là dấu hiệu cho biết giá đang vào điều kiện quá mua. Mặt khác, khi giá chạm đến hoặc giảm xuống thấp hơn dải dưới, thị trường đang quá bán là cơ hội mua vào tiềm năng.
Chỉ báo BB để cho biết hướng chính xác của xu hướng hiện hành. Thực tế cho thấy tài sản có xu hướng tăng nếu giá liên tục di chuyển dọc theo dải trên. Ngược lại, khi giá liên tục chạm hoặc thường xuyên nằm gần dải dưới thì được xem là dấu hiệu của xu hướng giảm.
Tín hiệu đảo chiều
Bollinger Band đôi khi còn cung cấp kiếm tín hiệu đảo chiều của một xu hướng. Nếu giá di chuyển ra ngoài dải rồi quay về, nhiều khả năng có đợt đảo chiều sau điều kiện mở rộng quá mức.
Hướng dẫn cài đặt Bollinger Band trên ứng dụng MT4
Bollinger band là chỉ báo có sẵn trong MT4 do đó không cần tải thêm phần mềm bên ngoài. Trader được dùng công cụ này hoàn toàn miễn phí với 3 cách cài như sau:
Cách 1: Tại bảng Navigator
Bước 1: Mở ứng dụng MT4, chọn bảng “Navigator” nằm ở góc trái sau đó bấm nút Indicator. Tiếp tục chọn mục “Trend” rồi chọn chỉ báo “Bollinger Band”.
Bước 2: MT4 cho phép người dùng thay đổi chỉ số cơ bản trước khi hiện ra biểu đồ. Phần mềm đã cài sẵn thông số mặc định, trader mới sẽ dễ dàng theo dõi nhưng cũng có thể tùy chỉnh theo phong cách giao dịch của mỗi người. Cụ thể, tab “Parameter” cho phép đổi các thông số như: Period (số chu kỳ) và Deviation (độ lệch). Trong tab “Levels” và “Visualization” bạn có thể tùy chỉnh màu sắc và độ dày mỏng của các đường.
Bước 3: Kiểm tra lại các thông số và nhấn “OK” để hoàn tất cài đặt chỉ số Bollinger Bands.
Cách 2: Tại thanh công cụ
Tại thanh công cụ, nhấn vào “List” sau đó chọn mục “Trend”, tiếp tục bấm vào Bollinger Bands. Hệ thống sẽ tự động hiển thị bảng thông số xuất hiện, bạn chỉ cần cài đặt các chỉ số tương tự cách 1.
Cách 3: Tại thanh Menu
Tại thanh Menu, nhấn chọn mục “Insert” sau đó chọn mục “Indicator”. Tại đây bạn cần chọn “Trend” rồ tiếp tục bấm vào “Bollinger Bands” tương tự như nhưng hai cách cài đặt trên. Ngay sau đó màn hình sẽ hiển thị bảng thông số, bạn chỉ cần cài đặt như hướng dẫn ở cách 1.
Hướng dẫn cách sử dụng Bollinger Bands chính xác nhất cho người mới
Chiến lược giao dịch Crypto với đường Bollinger Band là gì? Tham khảo 15+ cách ứng dụng Bollinger Bands vào thị trường tiền điện tử sau đây:
Chiến lược Bollinger Bands Squeeze
Chiến lược Bollinger Bands Squeeze lấy cảm hứng từ những thời điểm giá đồng tiền ảo rơi vào thời kỳ biến động thấp (sự siết chặt). Nó thường diễn ra sau khi hoàn tất thời kỳ biến động cao (sự mở rộng). Lúc này trader sử dụng Bollinger Band Strategy bằng cách:
- Tìm điểm thắt: Dấu hiệu biến động giảm dần xuất hiện khi Bollinger Bands dần thu hẹp.
- Sẵn sàng cho điểm đột phá: Sau khi siết chặt, nhà đầu tư sẽ chờ đợi đợt biến động giá mạnh. Dù không biết trước hướng đột phá nhưng bạn phải luôn chuẩn bị tinh thần.
- Điểm vào lệnh: Nhanh chóng vào vị thế sau khi giá vượt ra khỏi chỉ báo Bollinger Bands. Cụ thể, khi giá bứt phá dải trên là dấu hiệu của xu hướng tăng còn giá phá vỡ dải dưới cho biết sắp có xu hướng giảm). Trader nên sử dụng thêm chỉ báo xác nhận như khối lượng giao dịch để vào lệnh chuẩn hơn.
- Thiết lập mức dừng lỗ và chốt lời: Lệnh dừng lỗ giúp bạn hạn chế rủi ro mất tiền nếu đột phá thất bại. Còn mức chốt lời nên đặt theo tỷ lệ RR, đặt tại vùng kháng cự hoặc vị trí hỗ trợ ngang quan trọng.
Chiến lược thiết lập điểm vào/thoát trong giao dịch Crypto
Bollinger Bands cho biết điểm vào và thoát lệnh tối ưu cho cả nhà đầu tư dài hạn lẫn các lệnh giao dịch trong ngày. Cụ thể:
- Điểm vào lệnh: Nhanh chóng vào lệnh mua nếu giá đạt hoặc phá vỡ đường dưới của Bollinger Bands vì đây là tín hiệu của thị trường bán quá mức. Ngược lại, BB cho biết tín hiệu bán khi giá đạt hoặc vượt ngưỡng dải trên, thị trường vào điều kiện mua quá mức. Tuy nhiên, trader nên xác nhận bằng cách kết hợp nhiều tín hiệu kỹ thuật khác.
- Điểm thoát lệnh: Chỉ báo Bollinger Bands còn cho biết thời điểm đóng vị thế. Trong trường hợp giá tiền điện tử tiếp cận dải trên hãy kịp thời chốt lời. Ngược lại, nên xem xét đóng vị thế bán trong trường hợp giá tiến gần với dải dưới.
Cách sử dụng Bollinger Bands kết hợp MACD
Chiến lược kết hợp MACD với dải Bollinger là gì? Đối với thời kỳ thị trường biến động, Bollinger Bands được xem là yếu tố khuyến khích giao dịch. Trong khi đó, đường MACD được sử dụng cho mục đích xác nhận tín hiệu giao dịch. Kết hợp hai dữ liệu này để biết tín hiệu Price Action, từ đó xác nhận giao dịch khi thị trường biến động. Mặt khác có thể kịp thời nhận ra động thái biến động hẹp và xác định xu hướng của thị trường lắng đọng.
Dựa vào biểu đồ có thể thấy Bollinger Bands có dao động lớn, kết hợp với tín hiệu của MACD dự báo xu hướng tăng giá.
Chiến lược Bollinger Bands dựa trên mô hình 2 đáy/đỉnh
Nhà đầu tư có thể dùng Bollinger Bands cho mục đích nhận diện rõ các mô hình giá. Trong đó mô hình 2 đáy/đỉnh (W đáy và M đỉnh) rất dễ nhận diện nhờ vào dải BB. Bạn sẽ tìm ra điểm mua và bán tiềm năng sau khi xem biểu đồ mô hình giá kết hợp đường Bollinger Bands.
Phương án giao dịch với mô hình giá Gimmee Bar
Vai trò của mô hình giá Gimmee Bar đối với Bollinger Band là gì? Mô hình giá Gimmee Bar dựa trên Bollinger Bands phát huy hiệu quả trong giai đoạn thị trường sideway (đi ngang). Trường hợp thị trường đang sideway và giá chạm vào đường biên trên hoặc dưới của Bollinger Bands, Gimmee bar cho biết điểm vào lệnh giúp trader kiếm lời khi thị trường giằng co.
Biểu đồ cho biết 2 đường Upper và Lower Band của Bollinger Bands đã hình thành Trading Range biên độ dao động. Nhà đầu tư nên thực hiện các giao dịch ngắn hạn để dễ dàng tăng lượng tài sản.
Cách dùng Bollinger Band giá chạm đến biên và phá vỡ ra ngoài
Hình thái thường thấy của biểu đồ Bollinger Bands là 2 đường trên và dưới hầu như bao bọc lấy đường giá. Nhà đầu tư cũng hiểu rằng thị trường liên tục thay đổi qua lại giữa các biến động mạnh và nhẹ.
Sẽ ra sao khi đường giá này bị thu hẹp dẫn đến biên độ giao động hạ xuống cực nhỏ? Nếu tình huống này kéo dài, nhiều khả năng sắp tới sẽ có biến động cực kỳ mạnh mẽ. Tuy nhiên chỉ những trader dày dặn kinh nghiệm, có kỹ năng quan sát thị trường mới xác định được xu hướng biến động của thị trường.
Thông thường một vùng nút thắt cổ chai xuất hiện cho thấy đã đến vùng chuẩn bị cho thời kỳ biến động mạnh mẽ. Lúc này trader nên sẵn sàng các chiến lược giao dịch ứng phó với biến đổi.
Cách sử dụng Bollinger Bands đơn giản là chờ dấu hiệu breakout ra khỏi vùng tích lũy hẹp do giá vừa tạo ra trong vùng biến động tại nút thắt cổ chai.
- Giá phá vỡ vượt lên vùng tích lũy hẹp là thời điểm nên vào lệnh mua.
- Giá phá vỡ trượt xuống khỏi vùng tích lũy hẹp là thời điểm nên vào lệnh bán.
Lưu ý thời điểm giá mới Breakout không nên giao dịch lập tức. Vào lệnh lúc này có tỷ lệ rủi ro khá là cao, khi không cân bằng được rủi ro và lợi nhuận bạn nên xem xét kỹ hơn. Hãy phối hợp với các chỉ báo khác như Fibonacci hoặc Volume để tìm ra điểm vào phù hợp.
Ví dụ: Nhà đầu tư áp dụng với nến m15 và đòn bẩy x100 như sau:
- Giá đang đi ngang và bất ngờ xuất hiện một cây nến phá vỡ khỏi Bollinger Bands đồng thời đóng nến ngoài dải. Kết hợp với volume mua-bán cao hơn đáng kể so với các cây nến trước đó.
- Lúc này trader chờ đóng nến và dùng công cụ Fibonacci để tiến hành đo từ đỉnh xuống đáy cây nến Breakout. Khi thấy giá hồi về mốc Fibo 0.618 hoặc 0.5 hãy tự tin vào lệnh buy/sell. Đừng quên chốt lời ở vị trí Fibo 1 hoặc 1.2 và cắt lỗ nếu giá xuống thấp hơn đáy của cây nến.
Chiến lược giao dịch với dải giữa Bollinger Bands
Chìa khóa để ứng dụng dài giữa Bollinger Bands là gì? Nhà đầu tư cần xác định xu hướng chung của thị trường nhằm tránh khỏi tín hiệu giả.
Giải giữa của Bollinger Bands thường lấy đường SMA 20 để biết giá đóng cửa trung bình trong 20 phiên đã chọn. Đối với thị trường có xu hướng mạnh, giá thường bật ra sau khi quay về đường SMA này để tiếp tục xu hướng. Đây là lúc dải giữa làm nhiệm vụ “cản động” (hỗ trợ hoặc kháng cự). Khi thị trường pullback với đường SMA là cơ hội vàng cho nhà đầu tư vào lệnh giao dịch.
Chiến lược giao dịch khi giá dao động trong vùng biên (Bollinger Bounce)
Các nghiên cứu về Bollinger Bands cho thấy giá có xu hướng bật lại từ đường lên hoặc dưới, quay trở lại vùng trung tâm của dải băng. Khi giá di chuyển trong vùng biên của Bollinger Bands, tức là giá đang trong giai đoạn đi ngang. Trong phương pháp này, dải trên và dải dưới của Bollinger Bands hoạt động như các mức hỗ trợ và kháng cự động.
Do đó, chiến lược giao dịch sẽ như sau:
- Đặt lệnh bán khi giá tiếp cận với dải trên (upper band) của Bollinger Bands.
- Đặt lệnh mua khi giá tiếp cận với dải dưới (lower band) của Bollinger Bands.
Xem ví dụ bên dưới cho trường hợp giá dao động trong khoảng hẹp. Lúc này nhà đầu tư lựa chọn điểm mua và bán tại điểm như trong hình minh họa, thể thu lợi bằng cách đóng giao dịch ở vị trí giữa các dải Bands.
Ngoài ra, vì giá di chuyển trong khoảng hẹp nên phương pháp này thích hợp hơn cho giao dịch ngắn hạn (scalp trading) thay vì mua và giữ lâu dài (Spot).
Chỉ báo Bollinger Bands phát huy hiệu quả nhất khi thị trường đi sideway, ngược lại độ chính xác sẽ giảm nếu thị trường đang trong xu hướng mạnh mẽ
Chiến lược kết hợp Bollinger Bands với chỉ báo RSI
Bollinger Bands kết hợp RSI tuy đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả nếu phối hợp các chỉ báo khác. RSI (Relative Strength Index) là chỉ bảo do Welles Wilder phát triển, cho biết chỉ số sức mạnh tương quan. Công cụ kỹ thuật này được dùng để đánh giá sức mạnh hoặc suy yếu của xu hướng giá bất k.
Bước 1: Đưa các chỉ báo (indicator) lên biểu đồ
- Chọn EMA 50 cho dải giữa Bollinger Band, độ lệch chuẩn (deviation) là 2.00 cho giá đóng cửa.
- Chọn RSI độ dài là 9 kỳ, áp dụng đồng thời cho giá đóng cửa.
Bước 2: Định vị điểm vào lệnh
- Khi RSI nằm trên vùng 75 cho biết đỉnh nến đã vượt ra hoặc chạm vào chạm dải trên của Bollinger Bands. Kết hợp dấu hiệu nến đóng cửa ở phía trong Bollinger Bands cho biết đã đến lúc vào lệnh bán ở nến tiếp theo.
- Khi RSI nằm dưới vùng 25 cho biết đỉnh nến đã xuống thấp hơn hoặc chạm vào chạm dải dưới của Bollinger Bands. Kết hợp dấu hiệu nến đóng cửa ở phía trong Bollinger Bands cho biết đã đến lúc vào lệnh mua ở nến tiếp theo.
Bước 3: Quyết định điểm đóng/thoát lệnh
- Đặt lệnh dừng lỗ: Tại điểm 50 pips trên đỉnh nến phát ra tín hiệu
- Mục tiêu chốt lời: Nếu nến chạm vào đường giữa Bollinger Band đóng, chọn nửa khối lượng lệnh cho giá mở cửa của nến tiếp theo. Đặt điểm chốt lời và đóng hết toàn bộ lệnh ở giá mở cửa của nến trong phiên tiếp theo sau nến vừa chọn và tại cạnh phía còn lại của dải BB.
- Kết hợp lệnh dừng lỗ kéo theo (trailing stop) nếu giá đã và khối lượng chạm vào mục tiêu chốt lời đầu tiên.
Các ví dụ khác:
Chiến lược kết hợp Bollinger Bands và RSI theo hướng phân kỳ hoặc hội tụ
Dấu hiệu phân kỳ hay hội tụ cho biết phe áp đảo đã hết hứng thú đẩy giá lên cao hoặc nỗ lực hạ xuống thấp nữa.
Lưu ý cần phân biệt rõ, hướng phân kỳ hay hội tụ chỉ cho biết 1 trong 2 phe mong muốn ép giá. Điều kiện này không chắc chắn rằng giá sẽ đảo chiều như nhiều người vẫn nghỉ. Để xác định xu hướng giá thay đổi bạn phải xem xét nhiều yếu tố liên quan.
Vùng khoanh tròn cho biết RSI đang tạo ra phân kỳ, đồng thời là điểm giá chạm đường Bollinger Band phía trên. Những nhà đầu tư nhận thấy tín hiệu này sẽ phán đoán được giá sắp giảm mạnh để quyết định kịp thời. Ngoài ra cần đặt điểm cắt lỗ nằm phía trên dải băng một chút nếu muốn đảm bảo an toàn.
Chiến lược kết hợp Bollinger Bands và các mô hình nến đảo chiều
Biểu đồ bên dưới cho thấy giá đang trong đà tăng mạnh, có khả năng phá vỡ dải băng trên. Cùng lúc đó giá cũng tạo ra 2 cây doji được xem là tín hiệu dự báo giá sắp đảo chiều giảm mạnh. Kết quả cho thấy đúng là giá đã giảm rất sâu, những nhà đầu tư kịp thời theo dõi Bollinger Bands đã kiếm được khoản lãi lớn.
Ứng dụng Bollinger Bands và Price Action vào đầu tư hiệu quả
Bất cứ trader nào cũng cần có kỹ năng đọc biểu đồ Price Action nếu muốn giao dịch tiền điện tử có lời. Theo đó, mức giá được lấy làm cơ sở và trader không cần kết hợp thêm bất cứ chỉ báo hay công cụ phân tích kỹ thuật nào khác để xác nhận. Price Action hay Bollinger Bands chắc chắn không có hiệu quả cao như khi kết hợp chúng cùng nhau.
Trường hợp giá của tài sản gần chạm các dải Bollinger được xem là tín hiệu giá đảo chiều. Thực tế có nhiều trường hợp thị trường còn do dự theo phân tích từ giá như inside bar, doji,… Nhà đầu tư có thể thử đặt lệnh ngược lại vì khả năng thắng trong vùng hợp lưu sẽ cao hơn đáng kể.
Cách sử dụng Bollinger Bands nâng cao
Giao dịch chuyên sâu với chỉ báo Bollinger Bands là gì? Áp dụng Bollinger Band chuyên sâu không khó như nhiều người vẫn nghĩ. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường ưu tiên 2 chiến lược Bollinger Bands nâng cao sau đây:
Chiến lược Bollinger Band phá vỡ
Đây là chiến lược giao dịch trên xu hướng dài hạn có nguyên lý khá đơn giản. Sự phá vỡ xuất hiện khi mức giá đóng cửa của cây nến vượt qua dải BB. Trader có thể giảm tối đa rủi ro bằng cách kết hợp thêm các đường kháng cự và hỗ trợ, đồng thời xác nhận bằng các chỉ báo kỹ thuật khác.
- Khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự, đây là tín hiệu mua vào tiềm năng.
- Khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, đây là tín hiệu bán ra tiềm năng.
Chiến lược giao dịch theo biến động
Chiến thuật Bollinger Band chuyên sâu tiếp theo là giao dịch theo biến động bằng 2 phương thức chính:
- Vào lệnh mua khi giá ít dao động với kỳ vọng giá sẽ tăng: Nguyên lý của phương pháp này là sau khi giá trải qua giai đoạn dao động nhỏ sẽ vào xu hướng biến động mạnh. Như vậy, trader nên mua vào khi Bollinger Bands thu hẹp lại, nghĩa là các mức giá đóng cửa gần nhau. Đây được gọi là chiến thuật mua theo biến động được nhiều trader áp dụng thành công.
- Vào lệnh bán khi giá dao động mạnh với kỳ vọng giá sẽ giảm: Trong trường hợp giá quá cao hoặc quá thấp đều khiến khoảng cách giữa đường trên và đường dưới xa nhau hơn. Lúc này cần điều chỉnh thị trường sao cho giảm mức độ biến động của giá xuống thấp hơn. Do đó đây cũng là thời điểm hợp lý để nhà đầu tư vào lệnh bán ra để tối ưu lợi nhuận.
Hạn chế cần tránh sử dụng dùng Bollinger Bands trong giao dịch là gì?
Chỉ báo Bollinger Bands đang được ứng dụng rộng rãi nhưng không thể tránh khỏi mặt hạn chế như:
- Không nên dùng trong thị trường bấp bênh: Đường Bollinger Bands không phát huy nhiều tác dụng trong thị trường biến động liên tục hoặc đang đi ngang (sideways). 3 đường BB sẽ mở rộng và thu hẹp thường xuyên, dễ xuất hiện các tín hiệu giả mạo gây cản trở quyết định giao dịch của trader.
- Tín hiệu giả mạo: Thực tế có nhiều tình huống giá đã chạm đến đường trên hoặc đường dưới của Bollinger Bands nhưng xu hướng vẫn tiếp tục, không đảo chiều. Đây là các tín hiệu giả mạo gây ra sai lệch thông tin, dẫn đến các quyết định giao dịch sai lầm.
- Tín hiệu trùng lặp: Bollinger Bands thường gây ra các tín hiệu mua và bán liên tục trong điều kiện thị trường tích lũy hoặc không ổn định trong thời gian dài. Lúc này trader phải lặp lại các quyết định giao dịch, dễ cảm thấy mệt mỏi và không có niềm tin mạnh mẽ.
- Độ lệch chuẩn khác nhau dẫn đến kết quả sai lệch: Khi tính toán Bollinger Bands buộc phải chọn độ lệch chuẩn nhưng không có quy chuẩn nhất định. Lựa chọn số liệu khác nhau sẽ dẫn đến kết quả khác biệt, chất lượng tín hiệu không cao. Nhà đầu tư có khả năng ra quyết định giao dịch không chính xác do sự chênh lệch này.
Mặt dù còn một số hạn chế nhưng không thể phủ nhận vai trò của Bollinger Bands với thị trường Crypto. Trước khi quyết định đầu tư bạn nên tìm hiểu kỹ những rủi ro này, tìm cách khắc phục để nâng cao tính chính xác và tăng cơ hội thành công. Chỉ báo này sẽ phát huy tác dụng tối đa nếu được kết hợp cùng các công cụ và chỉ báo khác.
Phương pháp quản lý rủi ro với chỉ báo Bollinger Bands
Giống với các chỉ báo kỹ thuật khác, không nên dùng Bollinger Bands riêng lẻ. Trader cần kết hợp với chiến lược quản lý rủi ro để giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra. Đôi lúc thực tế giá trái ngược với dự đoán nên phải sẵn sàng lệnh dừng lỗ ngay từ đầu.
Bên cạnh đó phải cân nhắc độ lớn của vị thế. Nhà đầu tư nên phân bổ phần nhỏ vốn cho mỗi giao dịch để tránh rủi ro quá lớn. Ngoài ra, nên đa dạng hóa đầu tư vào nhiều loại tiền mã hóa khác nhau và giới hạn số vốn có thể mất trong mỗi giao dịch để giảm thiểu rủi ro.
Nến kết hợp dải Bollinger Band với các chỉ báo giúp xác nhận tín hiệu và nhìn nhận tổng thể thị trường. Muốn đầu tư thành công lâu dài với Bollinger Bands quan trọng nhất là tuân thủ kỷ luật, thực hiện đúng chiến lược quản lý rủi đã đề ra.
Trên đây là những thông tin cơ bản về giúp trader hiểu rõ chỉ báo Bollinger Bands là gì. Hy vọng nhà đầu tư sẽ tìm được cách sử dụng Bollinger Bands chính xác nhất, phù hợp với phong cách giao dịch của mình. Ngoài ra hãy liên tục trau dồi và thực hành bằng cách áp dụng những kiến thức này vào thực tế. Chỉ có rèn luyện thường xuyên mới giúp bạn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp và kiếm được lợi nhuận tối ưu.
Xem thêm:
Keltner Channel là gì? Cách thức giao dịch với kênh Keltner hiệu quả
Tôi là Phùng Cảnh Lang, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong thị trường Crypto, tôi hy vọng những bài viết của mình thật sự hữu ích với bạn. Là một người từng trải, tôi rất mong khi ai đó gia nhập vào thị trường Crypto hãy nên trang bị đầy đủ kiến thức, vì đây là đầu tư không phải một canh bạc may rủi.