Benjamin Graham là ai? Ông được biết đến là một đại nhân vật vô cùng nổi tiếng cho có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường đầu tư. Bên cạnh đó, Graham còn được biết đến là người truyền cảm hứng cho nhiều nhà đầu tư trên toàn thế giới, đặc biệt nhất phải kể đến đó là Buffett. Ông mang đến nhiều giá trị triết lý cũng như chiến lược đầu tư tài ba. Hãy cùng crypto568.net tìm hiểu về sự nghiệp cũng như những câu nói hay về Graham qua nội dung dưới đây.
Benjamin Graham là ai? Chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của Benjamin Graham
Benjamin Graham được sinh ra tại Thành phố London của Anh, ông hạ sinh vào ngày 9 tháng 5 năm 1894 và ra đi mãi mãi vào ngày 21 tháng 9 năm 1976. Khi ông được 1 tuổi gia đình đã chuyển sang một đất nước khác để sinh sống, nên ông lớn lên tại New York, Mỹ.
Khi vừa sinh ra, tên thật của ông là Benjamin Grossbaum. Tuy nhiên, Grossbaum lại nghe giống như tên của người nước Đức, tại Mỹ họ không thích những cái tên này. Chính vì thế, bố mẹ của ông đã quyết định đổi từ Grossbaum thành Graham.
Cha của Graham là một nhà chuyên buôn bán đĩa sứ và tượng, khi ông còn nhỏ gia đình rất hạnh phúc và tài sản đủ để trang trải cho một cuộc sống thoải mái. Thế nhưng, biến cố lớn đã ập đến gia đình khi ông vừa lên 9 tuổi người cha đã mất.
Hành trình đánh bại những khó khăn vào khoảng thời gian đầu
Vào năm 1903, sau khi người cha đáng kính của ông ra đi mãi mãi, gia đình Graham đã đối mặt với rất nhiều khó khăn khi toàn bộ tài sản từ việc đầu tư và vay mượn để mua cổ phiếu đã đều tan biến.
Dù gia đình rơi vào hoàn cảnh như vậy nhưng ông vẫn luôn nỗ lực hết sức trong việc học. Điều may mắn đã đến với Graham khi nhận được học bổng từ trường Đại học Tổng hợp Columbia, ông đã hoàn tất việc học tại giảng đường đại học vào năm 20 tuổi và đạt được danh hiệu á khoa trong lớp.
Trước khi tốt nghiệp khoảng vài tuần, ông được nhận lời mời ở lại trường với vai trò là một giảng viên ở những môn Triết học, Anh văn và Toán học, lời mời này khá hấp dẫn nhưng ông đã từ chối nó. Sau khi tốt nghiệp, Benjamin Graham đã lựa chọn tự mình lập nghiệp ở Phố Wall.
Vào năm 1914, ông bắt đầu công việc của mình với vị trí là một nhân viên thông tin của một công ty môi giới tại Phố Wall – Newburger, Henderson & Loeb.
Khi vừa bắt đầu công việc này, Graham chỉ làm những việc vặt tại đây. Tuy nhiên, với sự thông minh lanh lợi cùng với tài năng của mình ông được cấp trên tin tưởng và giao cho những công việc quan trọng hơn.
Chỉ trong thời gian ngắn, ông nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu của công ty và góp mặt vào việc nghiên cứu tài chính ở tuổi còn khá trẻ.
Dù độ tuổi còn nhỏ nhưng ông đã có thể mang về 50.000 đô la mỗi năm, đây là một tiền không hề nhỏ ở khoảng thời gian đó.
Đến năm 1926, ông cùng với một người đồng nghiệp thân thiết là Jerome Newman bắt tay nhau sáng lập nên Quỹ đầu tư có tên là Graham Newman Partnership.
Cả hai người hợp tác rất ăn ý và có tính cách mạng. Họ đưa ra chiến lược và biết cách vận dụng nó một cách tốt nhất, họ đã giúp các nhà đầu tư mang về lợi nhuận lên đến 67% trong suốt 10 năm liên tiếp.
Đến cuối năm 1928, Benjamin Graham đã quay lại ngôi trường Đại học Tổng hợp Columbia để làm giảng viên. Kể từ thời điểm đó, ông vừa theo đuổi công việc kinh doanh và làm giảng viên trên trường cho đến khi nghỉ hưu.
Cũng chính vì làm giảng viên, Graham đã đào tạo ra rất nhiều nhân tài trong lĩnh vực tài chính cũng như những nhà đầu tư tầm cỡ. Trong số đó phải kể đến Warren Buffett – doanh nhân và là nhà đầu tư nổi tiếng tại Mỹ.
Trải qua cuộc khủng hoảng
Vào năm 1929, trên toàn thế giới đều phải gánh chịu cuộc khủng hoảng ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực chứng khoán. Khi đối mặt với tình hình ấy, Quỹ đầu tư Graham Newman Partnership hầu như đang đứng trước vực thẳm khi toàn bộ cổ phiếu đều không còn, tuy nhiên họ vẫn nỗ lực giúp nó hoạt động.
Sau bao nhiêu cố gắng, ông cùng với người bạn của mình cũng có thể mang về số tài sản của mình và cam kết sẽ không bao giờ trải qua những tình huống như vậy nữa. Đến năm 1956, lợi nhuận bình quân hàng năm của quỹ này ở mức 17%.
Sau khi trải qua những khó khăn mà cuộc suy thoái để lại đã làm cho Benjamin Graham suy nghĩ rất nhiều điều. Từ đó, ông nảy lên ý tưởng cho ra mắt cuốn sách đầu tiên có tên là “Phân tích chứng khoán” vào năm 1934. Để có được cuốn sách này cả Graham và David Dodd đều có tâm huyết rất lớn.
Đến năm 1948, Graham Newman đã quyết định thu mua lại Công ty Bảo hiểm Nhân viên Chính phủ GEICO. Mặc dù trong tên có “Chính phủ” tuy nhiên đây là một công ty hoạt động tư nhân.
Một Quỹ đầu tư không được phép nắm giữ một công ty bảo hiểm, chính vì thế họ đã biến nó trở thành một công ty đại chúng và phân bổ cổ phiếu cho các nhà đầu tư.
Vào năm 1949, Benjamin Graham tiếp tục cho ra mắt thêm một quyển sách là “Nhà đầu tư thông minh”. Nội dung của cuốn sách “Phân tích chứng khoán” là phân biệt giữa đầu tư và đầu cơ, còn đối với cuốn sách thứ hai này chỉ nói về việc đầu tư giá trị.
Tại cùng thời điểm đó, ông trở thành một nhân tố quan trọng trên thị trường chứng khoán. Cụ thể, ông thu mua những cổ phiếu có giá trị thấp hơn so với giá trị bán ra của các công ty, từ đó mang về lợi nhuận từ việc giảm rủi ro xuống giá.
Sau đó nhiều năm, đến năm 1956 Benjamin Graham đã quyết định chấm dứt việc hợp tác với Newman và từ bỏ thị trường chứng khoán. Cùng khoảng thời gian đó, ông đã không còn làm giảng viên tại trường Đại học Columbia, sau đó chuyển đến California.
Khi chuyển đến đây, Graham làm giảng viên cho trường Đại học California, Los Angeles và cả trường Quản lý Anderson, New Mexico. Dù vậy ông vẫn giữ lại căn nhà của mình tại New York và di chuyển liên tục đến Pháp.
Mặc dù không còn hoạt động trên thị trường, nhưng ông vẫn rất yêu thích lĩnh vực này và có nhiều liên kết chặt chẽ với chứng khoán. Trong thời gian rảnh khi nghỉ hưu, Benjamin Graham đã vận dụng tất cả kiến thức để tìm ra cách đơn giản hóa và những phương pháp giúp ích cho các nhà đầu tư.
Benjamin Graham cùng với những học trò nổi bật của mình
Trong quá trình ông gầy dựng sự nghiệp trên thị trường chứng khoán, Graham đã rất thành công khi xây dựng tên tuổi cho mình. Bên cạnh đó, thành tích nổi bật của ông thu hút được rất nhiều nhà đầu tư tài ba quan tâm, trong đó có cả Warren Buffett.
Vào năm 1949, khi mà Warren Buffett chỉ vừa 19 tuổi và ông quyết định theo học tại trường Đại học Columbia để có thể gặp và được Graham giảng dạy.
Không những thế, sau khi học xong ông còn muốn đầu quân cho công ty của thầy mình, đặc biệt hơn là Buffett có thể làm khi tại đây mà không cần đã lương. Thế nhưng, ông đã bị Graham từ chối thẳng thừng.
Tuy nhiên, sau đó đến năm 1954 Graham quyết định tuyển Buffett về làm việc cho công ty của mình và mức lương được trả là 12,000 đô la mỗi năm. Warren Buffett đã làm việc tại Graham Newman cho đến khi Benjamin Graham về hưu, cụ thể là vào năm 1956.
Không rõ từ thời điểm nào, khi làm giảng viên trên Học viện Giao dịch Chứng khoán New York, ông lại có thêm một người học trò giỏi là nhà đầu tư và quản lý quỹ Walter J.Schloss. Sau khi hoàn thành việc học, Schloss cũng đầu quân cho công ty của Graham, đây cũng được coi là nơi để ông bổ sung thêm kiến thức và những kinh nghiệm từ người thầy của mình trong lĩnh vực chứng khoán.
Người học trò tiếp theo cũng ảnh hưởng bởi Graham rất nhiều chính là trợ giảng tại trường Đại học Columbia – Irving Kahn.
Bên cạnh đó, Benjamin Graham còn đào tạo cho rất nhiều nhà đầu tư nổi tiếng khác. Chẳng hạn như William J.Ruane, Seth Klarman, Bill Ackman, Charles H.Brandes,… Khi tham gia đầu tư họ thường xuyên vận dụng các chiến thuật đầu tư giá trị.
Cuộc sống cá nhân của Benjamin Graham
Trong quãng đời của mình, Benjamin Graham đã trải qua 3 cuộc hôn nhân. Tuy nhiên, có rất ít thông tin đề cập đến những người vợ và con của ông.
Được biết, người vợ đầu tiên chính là một giáo viên chuyên dạy nhảy. Sau khi kết hôn, vợ của ông đã tạm gác sự nghiệp để toàn tâm xây dựng một mái ấm. Thế nhưng, sau khi trải qua cuộc suy thoái vào năm 1929, bà quyết định quay trở lại làm giáo viên dạy nhảy để có thể nguồn thu nhập.
Cho đến năm 1937, Graham và người vợ đầu tiên của mình đã chính thức ly hôn. Sau đó khoảng 1 năm, ông tiếp tục bước vào một cuộc hôn nhân mới với một diễn viên trẻ. Thế nhưng, cuộc hôn này tưởng chừng là hạnh phúc mãi mãi nhưng lại đứt gánh giữa chừng.
Sau khi ly hôn với người vợ thứ 2, Graham đã kết hôn với cô thư ký của mình là Estelle Messing Graham. Cô còn có tên gọi khác là Estie là một người phụ nữ biết quan tâm, ấm áp và sẵn sàng cho đi tất cả những thứ mình có mà không hề suy nghĩ.
Cả hai người có chung với nhau 1 cậu con trái có tên là Benjamin Graham Jr. Ở hai cuộc hôn nhân đầu, Graham đã có ít nhất 2 cậu con trai. Người con đầu tiên là Newton I, tuy nhiên cậu đã qua đời vào năm 8 tuổi khi mắc phải căn bệnh hiểm ác viêm màng tủy sống.
Vào năm 1954, đứa con thứ 2 là Newton II đã ra đi mãi mãi tại Pháp vì tự tử. Khi nhận được thông tin này, ông đã lập tức đến Mỹ để tiến hành các thủ tục và lo hậu sự. Cùng lúc đó, Graham có cuộc gặp gỡ với người bạn gái của Newton II là Louise Amigues dù cô gái ấy hơn con ông đến 20 tuổi.
Điều khiến mọi người ngạc nhiên ở đây là ông cùng với Amigues lại trong một mối quan hệ tình cảm, Graham đã dành nhiều thời gian ở bên cạnh người phụ nữ này.
Đến năm 1965, ông đã nói sự thật với người vợ chính thức của mình về sự hiện diện và mối quan hệ với Amigues. Ông có ý định nửa năm sống cùng với Estelle tại California và nửa năm còn lại sẽ sống chung với Amigues tại Pháp. Khi nghe tin này, Estelle đã rất sốc và tuyệt đối không đồng ý lời đề nghị này, Graham đã ngay lập tức rời khỏi căn nhà và đến Pháp.
Sau đó, Graham đã dành quãng đời còn lại của mình ở bên cạnh Amigues. Vào ngày 21 tháng 9 năm 1976, ông đã ra đi mãi mãi tại Aix-en-Provence của Pháp, khi đó ông 82 tuổi.
Triết lý đầu tư của Benjamin Graham
Với thông tin trên cũng giúp bạn biết được Benjamin Graham là ai hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về nhân vật này nhé. Trong suốt quãng thời gian hoạt động sự nghiệp của mình, Graham đã mang lại rất nhiều bài học quý giá để giúp các nhà đầu tư trẻ hướng đến thành công. Cách thức đầu tư của Graham đã được đút kế thành 3 nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Luôn ưu tiên lợi nhuận an toàn
Lợi nhuận an toàn được Benjamin Graham nhắc đến là tiến hành thu mua chứng khoán với mức giá giảm gần chạm đến giá trị thực của nó. Hành động này sẽ giúp các nhà đầu tư tránh được các trường hợp giảm giá trong đầu tư, ngoài ra còn tăng cơ hội để bạn mang về lợi nhuận khổng lồ.
Một ví dụ điển hình để bạn hiểu rõ hơn, ông đang có ý định mua một loại tài sản có giá trị là 1 đô la, tuy nhiên ông sẽ trả giá và chỉ mua vào với mức giá 0.5 đô la.
Theo như chia sẻ của Graham, các loại tài sản này sẽ đánh giá cao nếu chúng có khả năng mang về lợi nhuận ổn định hay có tính thanh khoản.
Chính vì thế, các nhà đầu tư nên quan tâm đến định nghĩa này vì khi đầu tư giá trị sẽ mang lại lợi nhuận dù thị trường đang tái định giá làm tăng giá cổ phiếu đến mức có thể chấp nhận được.
Trong trường hợp thị trường đột ngột giảm xuống, điều này giúp các bạn có thể ngăn chặn được việc đối mặt với rủi ro lớn. Vì khi bạn mua vào giá thấp, việc giảm giá cũng giúp bạn tránh được thua lỗ lớn.
Thu lợi nhuận an toàn thông qua việc mua lại từ những công ty được nhận định giá thấp hơn so với giá trị thực cũng chính là điểm nổi bật trong những lầm mua bán nổi tiếng của Benjamin Graham.
Trước khi tiến hành mua, Graham đã lựa chọn và phân tích rất kỹ các cổ phiếu có giá trị thấp. Bên cạnh đó, ông còn thấy rằng rất hiếm có thể sụt giá như vậy ở lần tiếp theo.
Các học trò của Graham đã sử dụng riêng cho mình chiến thuật để có thể gặt hái được thành công. Tuy nhiên, mọi người vẫn không hề phủ nhận quan điểm “lợi nhuận an toàn” của Graham. Thậm chí, họ còn tiến hành đầu tư theo phương pháp này.
Nguyên tắc 2: Mang về lợi nhuận từ việc đối mắt với sự bất ổn
Nếu bạn đã bước chân vào thị trường chứng khoán, việc trải qua nhiều biến động là điều hết sức bình thường.
Thế nhưng, khi đối mặt với những tình huống như vậy nhiều nhà đầu tư chọn cách tránh né. Nhưng đối với Graham thì khác, ông chọn cách đối mặt và cho rằng đây cũng là cơ hội để tận dụng.
Để hiểu hơn, Benjamin Graham đã tạo dựng nên một hình ảnh “Ngài Thị trường” – đây được xem là người đồng hành và là đối tác kinh doanh trong suy nghĩ của các nhà giao dịch.
Hằng ngày, Ngài Thị trường sẽ cung cấp cho các trader một mức giá cụ thể để bạn có thể tiến hành mua hoặc bán cổ phần kinh doanh mà mình mong muốn. Thậm chí, bạn có thể làm theo hoặc tránh né tùy nhu cầu.
Khi quá trình kinh doanh được phát triển theo chiều hướng tốt đẹp và tương lai có thể rạng ngời. Ngài Thị trường cảm thấy vui vẻ và hưng phấn, cung cấp một mức giá trên trời. Ông đang lo lắng sẽ bỏ qua những lợi nhuận trong thời gian tới.
Trong trường hợp việc kinh doanh diễn ra không tốt đẹp, phía trước là những rủi ro, Ngài Thị trường sẽ cảm thấy mệt mỏi và chán nản, từ đó cung cấp ra mức giá thấp cho các nhà đầu tư.
Chính vì thế, quy luật mà Graham đưa ra đó là các trader cần tỉnh táo khi thực hiện theo quy tắc Ngài Thị trường, tránh bị kéo theo “vòng xoáy”. Lưu ý rằng, Ngài Thị trường chính là đối tác chứ không phải là người tư vấn để bạn tiến hành đầu tư.
Ngài Thị trường sẽ không bao giờ đứng yên để bạn lợi dụng và dẫn dắt. Tuy nhiên, nếu bạn tận dụng tốt thời cơ và những lỗ hỏng của ông ta để có thể đạt được mục đích của bản thân mình.
Phương pháp tốt nhất để bạn có thể đầu tư với Ngài Thị trường, khi ông ta cảm thấy chán nản và cung cấp một mức giá thấp hãy tận dụng để mua cổ phiếu và tiến hành bán ra khi Ngài Thị trường cảm thấy vui vẻ.
Ngài Thị trường sẽ tạo ra cái bẫy để thu hút các nhà đầu tư cuốn vào, Graham cũng từng nói rằng giá trị thực tại của một công ty không dựa vào đánh giá của thị trường ở thời điểm đó.
Thông qua đây sẽ giúp các nhà đầu tư có thể thoát khỏi được những tình huống xấu khi đánh giá không đúng.
Tiếp theo, đừng nghe thời dụ dỗ của Ngài Thị trường mà hãy thu mua các cổ phiếu có giá trị bán ra bằng hoặc thấp hơn giá trị thực của công ty.
Bên cạnh đó, Benjamin Graham đã cung cấp hai chiến thuật giúp nhà đầu tư ngăn chặn những ảnh hưởng xấu từ biến động thị trường:
- Bình ổn giá trị USD.
- Nên tham gia đầu tư cả cổ phiếu và trái phiếu.
Đối với bình ổn giá trị USD được tiến hành thông qua việc thường xuyên mua các cổ phiếu có giá trị tương đương đô la. Với chiến lược này sẽ giúp các nhà đầu tư có thể ổn mức giá và thích hợp với các trader thụ động.
Khi sử dụng chiến lược này còn giúp các bạn tránh được các vấn đề phân vân như mua cổ phiếu với mức giá như thế nào và thời điểm nào là hợp lý nhất.
Còn với đầu tư cổ phiếu và trái phiếu nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phân chia một danh sách cho cả thị trường, điều này giúp bạn có thể bảo vệ được nguồn vốn khi thị trường đang gặp khủng hoảng.
Phía trên cũng đã nhắc đến việc ông luôn coi trọng việc bảo toàn vốn sau đó mới tăng trưởng. Chính vì thế, Graham đưa ra mức đầu tư trái phiếu nằm trong khoảng từ 25 đến 75% còn dựa vào diễn biến thị trường khi đó.
Ưu điểm của chiến thuật nào là giúp nhà đầu tư có cảm giác an toàn và tránh được vòng xoáy của thị trường từ các thương vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nguyên tắc 3: Nhìn nhận được bản thân đang thuộc vào loại nhà đầu tư nào
Benjamin Graham cho rằng việc xác định phong cách đầu tư của bản thân là điều cực kỳ quan trọng khi tham gia đầu tư trên thị trường.
Hiểu một cách đơn giản hơn, Graham phân biệt rõ ràng giữa các nhóm đầu tư trên thị trường.
Theo ông, trên thị trường đầu tư có thể chia làm hai nhóm cụ thể là nhóm chủ động và nhóm bị động (hay gọi cách khác là nhóm tấn công và nhóm phòng vệ).
Đối với nhóm chủ động sẽ gồm những nhà đầu tư có ý định tham gia lâu dài, họ dành nhiều thời gian để nghiên cứu và đưa ra kế hoạch đầu tư rõ ràng. Nếu bạn nằm trong nhóm này, bạn sẽ là người luôn chủ động đi tìm những cơ hội đầu tư có tiềm năng lớn để mang về lợi nhuận.
Nếu bạn thuộc nhóm đầu tư thụ động, bạn sẽ là người không tìm hiểu kỹ về lĩnh vực này và tham gia đầu tư theo như hướng dẫn của người khác. Nhóm này có thể chấp nhận việc mang về lợi nhuận thấp và không tốn nhiều thời gian cũng như công sức.
Mọi người thường cho rằng “rủi ro = lợi nhuận” nhưng đối với ông thì “công sức = lợi nhuận”. Việc bạn bỏ ra nhiều công sức, thời gian sẽ thu về khoản lợi nhuận cao, lợi nhuận sẽ tỉ lệ thuận với công sức của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, đối với nhóm đầu tư thụ động có thể mang về lợi nhuận ở mức trung bình nếu bạn lựa chọn đầu tư vào những dự án tốt, tiềm năng.
Benjamin Graham còn nhận ra rằng, có nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng nếu việc mang về lợi nhuận trung bình mà không tốn nhiều sức lực (dựa vào danh sách đầu tư), thì bản thân nỗ lực thêm chút nữa là có thể mang về lợi nhuận lớn hơn.
Trên thực tế, điều này không hề đơn giản chút nào. Thậm chí, những người này còn kiếm được lợi nhuận thấp hơn mức trung bình như mong muốn.
Những nhà đầu tư thụ động nên đầu tư vào các danh mục bao gồm cổ phiếu và trái phiếu. Từ đó, bạn có thể bao quát được thị trường và mang về lợi nhuận từ nhiều khu vực khác nhau, không cần phải dự đoán.
Hành động này không tập trung duy nhất vào một phần lợi nhuận mà nó được phân bổ, điều này cũng giúp các nhà đầu tư tránh được những trường hợp xấu.
Không phải bất kỳ ai tham gia vào thị trường chứng khoán cũng đều được gọi là nhà đầu tư.
Mà nhà đầu tư thực thụ là khi họ coi việc đầu tư cổ phiếu là một công việc kinh doanh và phải nắm giữ cổ phiếu thì mới có thể làm chủ kinh doanh.
Còn đối với các nhà đầu cơ họ chỉ xem đây là là một trò chơi để kiếm thêm thu nhập. Với nhà đầu cơ, giá trị của cổ phiếu là giá mà người bán cung cấp tại thời điểm đó.
Benjamin Graham cho rằng, nhà đầu cơ hay nhà đầu tư đều có những điểm mạnh riêng biệt. Khi bạn xác định được bản thân thuộc nhóm nào sẽ giúp nhà đầu tư phát huy được sức mạnh của mình.
Những thương vụ lớn của nhân vật Benjamin Graham
Mỗi khi nhắc đến Benjamin Graham các nhà đầu tư sẽ nghĩ ngay đến những thương vụ nổi tiếng của nhân vật này. Một trong số đó phải kể đến lần đầu tư vào công ty bảo hiểm GEICO vào năm 1948.
Lúc đầu, ông không hề có suy nghĩ hay kế hoạch đầu tư vào công ty bảo hiểm GEICO khi ông không thể nhận định được giá trị thực sự của công ty này. Bên cạnh đó, tình hình lúc đó đang bất lợi cho những công ty bảo hiểm vì đối mặt với tình hình lạm phát sau khi chiến tranh qua đi để lại hậu quả nặng nề.
Ngoài ra, thời điểm đó cổ đông lớn nhất của công ty này là gia đình Rhea và họ đang tìm kiếm cách để bán ra 75% cổ phần đang nắm giữ. Sau khi bị nhiều nhà đầu tư lớn từ chối, họ đã tìm đến Quỹ đầu tư Graham Newman.
Thật ngạc nhiên khi Benjamin Graham không hề từ chối mà còn mặc kệ quy tắc đầu tư riêng của bản thân để mua cổ phiếu của công ty bảo hiểm GEICO.
Ở khoảng thời gian trước đó, nếu bạn có tìm hiểu kỹ về nhân vật này cũng biết rằng rất khó bắt gặp ông phân chia hơn 5% danh mục đầu tư của mình cho một dự án đầu tư nào đó. Ông luôn ưu tiên danh mục đầu tư có sự phong phú và thu mua cổ phiếu với giá trẻ, điều này tránh gặp những rủi ro và giúp đa dạng hóa.
Thế nhưng, thông qua cách đánh giá và dự đoán thị trường trong tương lai theo phương pháp của mình, ông đã quyết định đầu tư đến 25% số vốn của mình để sở hữu 50% cổ phần của GEICO với mức giá 721,000 đô la.
Benjamin Graham đã mua lại một nửa công ty với số cổ phiếu là 1,500 mỗi cổ phiếu tương đương với mức giá là 475 đô la (giảm đến 10% so với giá trị trên báo cáo).
Sau khi thu mua ông nắm giữa vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị. Chủ ngân hàng đầu tư như trong hợp đồng – Lorimer Davidson đã tham gia vào công ty như thực hiện một phần giao dịch, đây cũng là người kế nhiệm tiếp theo sau khi ông không còn hoạt động vào năm 1958 với vai trò là một Giám đốc Điều hành.
Đến năm 1949, lợi nhuận của công ty bảo hiểm GEICO đã tăng vọt và vượt qua 1 triệu đô la. GEICO đã sử dụng lợi thế chi phí thấp, tỷ lệ mang về lợi nhuận bảo hiểm nằm trên mức phí 27.5%.
Vào năm 1950, công ty này có đến 144.000 chính sách đã có hiệu lực và 8 triệu đô la phí bảo hiểm mỗi năm, được ban hành 15 tiểu bang (trong đó có cả D.C).
Khoảng sau 8 năm kể từ khi thu mua GEICO, đến năm 1956 ông quyết định bán đi toàn bộ cổ phần mình đang nắm giữ và rời bỏ thị trường chỉ tập trung vào việc giảng dạy trên trường và truyền đạt triết lý đầu tư của mình. Lúc đó, tỷ lệ lợi nhuận mà Benjamin có được là 1,635%.
Đến năm 1958, toàn bộ thị trường khả dụng của công ty này tăng nhiều hơn gấp 3 lần so với thời kỳ thu hút nhân viên từ chính phủ, nhà quản lý, nhân viên kỹ thuật và hành chính cùng với những nguồn tài liệu quan trọng.
Sau gần 25 năm, mức giá của khoản đầu tư này lên đến 400 triệu đô la, tương đương với việc tăng nhiều hơn 562 lần và vẫn đang có xu hướng tăng trong tương lai.
Những câu nói huyền thoại của Benjamin Graham
Không chỉ cho ra mắt nhiều cuốn sách nổi tiếng, Graham còn được nhiều người biết đến nhờ vào những câu nói của mình.
Sau đây là những câu nói đã truyền cảm hứng và mang lại rất nhiều giá trị cho các nhà đầu tư:
- Đầu tư tưởng chừng đơn giản nhưng nó thật sự không đơn giản.
- Đừng nghĩ rằng đầu tư thành công khi bạn chỉ dựa vào việc phân tích, dự đoán thị trường.
- Trong thời gian ngắn, thị trường được coi là một chiếc máy bỏ phiếu lựa chọn giữa việc mua và bán. Đối với thời gian dài, thị trường là một bàn cân để tìm hiểu và cân đo trọng lượng cho từng doanh nghiệp, công ty.
- Để có thể đạt được kết quả đầu tư khiến bạn hài lòng đó là việc vô cùng đơn giản nhưng để đạt được kết quả cao hơn sẽ rất khó khăn.
- Nếu bạn thực sự là một nhà đầu tư thì hãy suy nghĩ và hành động như một nhà đầu tư chứ không phải là nhà đầu cơ.
- Trong trường hợp bạn coi đầu tư cổ phiếu là mua sắm, thì coi nó như việc mua hàng ở một của hàng (chờ đợi ưu đãi, giảm giá) chứ đừng coi như bạn đang mua những sản phẩm đắt tiền như nước hoa, mỹ phẩm (giá thường sẽ cao hơn giá trị thực).
- Khó khăn lớn nhất hay kẻ thù lớn nhất của các nhà đầu tư chính là bản thân của bạn.
- Đa phần, những nguyên tắc cơ bản trong việc đầu tư sẽ không thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn vận dụng hợp lý những nguyên tắc đó cần phải thích ứng với những biến đổi trên thị trường đầu tư và cơ chế của tài chính.
- Việc bạn chi quá nhiều tiền để mua một công ty tốt không hẳn đó là một chiến lược đầu tư xuất sắc.
- Một nhà đầu tư không thể quản lý được cảm xúc của mình thì không thể ở trạng thái tốt để nhận về lợi nhuận của thị trường.
- Đầu tư vào cổ phiếu đó không chỉ là phụ thuộc vào sự lạc quan mà nó còn dựa trên những con số tính toán có được.
- Bất kỳ một nhà đầu tư nào bao gồm cả nhà đầu tư xuất sắc cũng cần phải giữ vững quan điểm cũng như ý chí của mình để không chịu sự tác động của đám đông.
- Khi nhà đầu tư phân tích thị trường cũng tương tự như cách ứng xử với người vợ của mình, có thể sẽ không quá quan tâm đến lời nói nhưng cũng không được bỏ qua tất cả lời nói. Tìm kiếm và thu nhận những thông tin tốt và lướt qua những thông tin không quan trọng, vô bổ và quan tâm là một kỹ năng mà bất kỳ người chồng nào cũng cần phải có tương tự như một nhà đầu tư giỏi.
Ông không chỉ mang đến những câu nói nổi tiếng mà đây còn triết lý và truyền cảm hứng rất nhiều cho các nhà đầu tư trẻ hiện nay.
Cách cuốn sách hay về Benjamin Graham
Graham không chỉ quan tâm đến sự nghiệp của mình mà ông còn hứng thú đến việc viết sách liên quan đến đầu tư. Ông đã có ra mắt nhiều cuốn sách về triết lý, chiến lược đầu tư và dưới đây là những cuốn sách nổi tiếng của ông:
Nhà đầu tư thông minh
Đây là một trong những cuốn sách được nhiều nhà đầu tư trên toàn cầu đọc đi đọc lại rất nhiều lần, cuốn sách thể hiện rõ triết lý của Graham.
Benjamin Graham là người tạo ra đầu tư giá trị và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường đầu tư bằng những cuốn sách do ông tự viết.
Sau lần tái bản, cuốn sách này đã được bổ sung thêm rất nhiều đánh giá và bình luận của ký giả lừng lẫy chuyên về tài chính đó là Zweig. Người đọc có thể tượng tượng rõ ràng hơn về cách sử dụng các nguyên tắc đầu tư của Benjamin Graham vào thực tế.
Đây là một cuốn sách mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng nên sở hữu và đọc qua.
Phân tích chứng khoán
“Phân tích chứng khoán” là một cuốn sách cực kỳ quan trọng đối với các nhà đầu tư. Cuốn sách này có sự kết hợp giữa ông và David Dodd, đây là cuốn sách đầu tay của ông.
Dù cuốn sách này đã lưu hành gần 80 năm nhưng nó vẫn mang lại giá trị cho các nhà đầu, những kiến thức, phương pháp đầu tư và bài học bổ ích cũng như các áp dụng vào thị trường của Graham.
Ở thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán đã có rất nhiều thay đổi nhưng các nhà đầu tư vẫn có thể sử dụng phương pháp được nhắc trong cuốn sách. Vì những thứ ông nhắc đến đều là các triết lý bền vững, mãi mãi và không bị thay đổi theo thời gian.
Cuốn sách “Phân tích chứng khoán” cũng là một trong những hình thức mà Warren Buffett sử dụng trong quá trình đầu tư của mình.
The Interpretation of Financial Statements
Chủ tịch Công ty Tư vấn đầu tư nổi tiếng Franklin Mutual là Michael F.Price từng có chia sẻ về cuốn sách này của Graham: “Dù bạn là một nhà đầu tư mới hay có nhiều kinh nghiệm đầu tư, cuốn sách mà Graham viết cũng sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích cũng tương tự như những gì tôi làm và có được như ngày hôm nay.”
Nội dung cuốn sách này sẽ chỉ dẫn chi tiết cách bạn đọc và phân tích kỹ hơn về báo cáo tài chính. Cách chỉ dẫn này đã được công nhận qua thời gian.
Dù ở thời điểm hiện tại cuốn sách này không được xuất bản nhiều nhưng vẫn được nhắc đến khi nói về hai cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh” và “Phân tích chứng khoán”. Đây còn được xem là bộ ba kinh điển trên thị trường tài chính mà Benjamin Graham mang lại.
Với thông tin mà web crypto568.net mang đến cho bạn cũng giúp hiểu rõ hơn nhân vật Benjamin Graham là ai. Những triết lý, câu nói và cuốn sách hay mà ông mang đến vẫn được áp dụng rất nhiều ở thị trường hiện nay. Không những thế, tiếp nối Graham là những cậu học trò vô cùng xuất sắc, điển hình nhất là Warren Buffett. Hy vọng nội dung trên sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Tôi là Phùng Cảnh Lang, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong thị trường Crypto, tôi hy vọng những bài viết của mình thật sự hữu ích với bạn. Là một người từng trải, tôi rất mong khi ai đó gia nhập vào thị trường Crypto hãy nên trang bị đầy đủ kiến thức, vì đây là đầu tư không phải một canh bạc may rủi.