Bank run là gì? Ảnh hưởng của sự kiện Bank run trong crypto

Bank run là gì? Đây là một trong những sự kiện có những tác động không mong muốn đến ngân hàng, gây nên sự bất lợi, nguy cơ đến hệ thống tài chính, thậm chí ảnh hưởng đến cả hệ thống kinh tế. Đối với một vài trường hợp, những sự kiện như bank run có khả năng làm cho thị trường tài chính rơi vào khủng hoảng. Để rõ hơn về sự kiện Bank run là gì, hãy theo dõi những thông tin crypto568.net chia sẻ qua bài viết này nhé.

Bank run là gì?

Bank run là gì? Bank run hay còn gọi là hiện tượng rút tiền hàng loạt khi mà một loạt các khách hàng đồng thời rút tiền ra khỏi những ngân hàng thương mại hoặc rút tiền từ những định chế tài chính. Lý do là vì họ quan ngại khi mà ngân hàng họ đang sử dụng rơi vào tình huống khó khăn hoặc đang có nguy cơ phá sản trong thời gian sắp tới.

Tìm hiểu về sự kiện bank run
Tìm hiểu về sự kiện bank run

Vì ngân hàng áp dụng cơ chế partial reserve (dự trữ một phần), chính vì thế khi bank run diễn ra, ngân hàng sẽ không thể nào có đủ lượng tài sản dự trữ tương ứng để chi trả cho yêu cầu thanh toán của toàn bộ khách hàng trong cùng một lúc (số tiền gửi của khách hàng được dùng để cho vay, đầu tư). Ngân hàng không còn khả năng đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng thậm chí là không đủ khả năng thanh toán.

Khi sự kiện rút tiền hàng loạt diễn ra, ngân hàng thương mại bắt buộc phải cung cấp thêm tiền mặt vào kho lưu trữ để tăng cường tính thanh khoản, để có thể xử lý yêu cầu rút tiền. Một số giải pháp để tạm thời giải quyết sự kiện này có thể sử dụng đến như, vay mượn những ngân hàng khác hoặc từ ngân hàng trung ương, bán tài sản,…

Nguyên nhân dẫn đến sự kiện khách hàng rút tiền hàng loạt tại ngân hàng như sau:

  • Ngân hàng đang trong tình trạng kinh doanh không thuận lợi, thua lỗ, những khách vay của ngân hàng không đủ khả năng chi trả các khoản vay gây nên rủi ro lớn đối với số tiền gửi của khách hàng (số tiền khách hàng gửi tại ngân hàng được mang đi cho vay).
  • Những sự kiện kinh tế, khủng hoảng tài chính toàn cầu tạo nên hiệu ứng sụp đổ dây chuyền (chẳng hạn như sự kiện khủng hoảng bất động sản diễn ra vào giai đoạn năm 2007-2008)
  • Vì sự lan truyền của những tin đồn không chính xác khiến cho khách hàng lo sợ, hoang mang.

Vậy lý do gì mà ngân hàng luôn phải đảm bảo cơ chế partial reserve? Cách thức hoạt động của cơ chế partial reserve trong cơ cấu ngân hàng thương mại là gì? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn qua những nội dung tiếp theo.

Khái quát sơ lược về hệ thống ngân hàng thương mại

Khái niệm ngân hàng thương mại

Được biết, ngân hàng thương mại là tên gọi của một tổ chức tài chính bao gồm đa dạng các nghiệp vụ, tuy nhiên tổ chức này sẽ tập trung hoạt động với chức năng là sự kết nối giữa những người dư vốn và những người không đủ vốn (huy động và cho vay).

Qua đó, ngân hàng sẽ có nhiệm vụ chính là tìm kiếm nguồn vốn để mang đi cho vay,lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay sẽ không giống nhau, ngân hàng sẽ dựa vào sự chênh lệch giữa hai lãi suất này để thu lợi. Qua đó, ngân hàng thương mại vẫn có thể đảm bảo được nguồn lực trong hệ thống kinh tế sẽ được sắp xếp phân bổ một cách tối ưu và kích thực sự phát triển.

Nguồn vốn huy động của ngân hàng thường sẽ được lưu trữ với đa dạng các hình thức, chẳng hạn như tiền gửi của khách hàng, vay vốn từ những đơn vị tài chính khác, phát hành trái phiếu,…

Bank run tại ngân hàng thương mại
Bank run tại ngân hàng thương mại

Tóm lại, những hoạt động này thường sẽ mang đến những lợi ích không chỉ riêng cho ngân hàng thương mại mà còn đem đến ích lợi cho nhiều đối tượng khác.

  • Đối với ngân hàng: Đem đến lợi nhuận thông qua việc kinh doanh vốn.
  • Đối với người gửi: Từ số tiền nhàn rỗi gửi tại ngân hàng mà thu về một khoản tiền lời (tiền lãi với mức lãi suất huy động).
  • Đối với người vay: Giải quyết được nhu cầu thiếu vốn kinh doanh hoặc cho mục đích khác.

Về tiền gửi của khách hàng có thể hiểu kỹ hơn như sau:

  • Có 2 hình thức tiền gửi đó là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không có kỳ hạn.
  • Ngân hàng có thể dùng tiền gửi của khách để để sử dụng với mục đích cho vay.
  • Tiền gửi của khách hàng không phải dưới hình thức gửi tiền tiết kiệm (tiền mã hóa) vẫn có thể được dùng để cho vay.

Cách thức hoạt động của cơ chế partial reserve là gì?

Với cơ chế partial reserve, ngân hàng thương mại sẽ được quyền dùng một khoản tiền huy động (cả hai loại tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn) để sử dụng với mục đích cho vay và sinh lời.

Như đã nói, số tiền được lưu trữ tại tài khoản thanh toán của người dùng ( nghĩa là tiền sử dụng để giao dịch thanh toán hàng ngày) vẫn có thể được dùng để cho vay.

Ngân hàng dự trữ thường sẽ có những quy định liên quan đến mức dự trữ bắt buộc cho những ngân hàng thương mại để có thể đảm bảo được tính thanh khoản, có nghĩa là ngân hàng vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền của một lượng khách hàng nhất định trong cùng một lúc.

Trong một vài trường hợp ngân hàng thương mại không thể đảm bảo được lượng tiền dự trữ tối thiểu theo như quy định thì ngân hàng này phải vay ngắn hạn từ những tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại khác hoặc từ ngân hàng dự trữ.

Nếu so sánh với thị trường tiền điện tử, có thể nhận thấy rằng AAVE chính là dự án tiêu biểu có cách thức hoạt động tương tự như ngân hàng thương mại tại thị trường truyền thống.

Bank run đã để lại hậu quả gì và ngân hàng đã giải quyết như thế nào?

Hậu quả bank run

Rút tiền hàng loạt là sự kiện có khả năng làm cho một ngân hàng rơi vào trạng thái nguy hiểm và có khả năng sụp đổ cao nếu như không có cách giải quyết kịp thời.

Chính vì những ngân hàng thương mại thường sẽ có mối liên kết với nhau, do đó khi xuất hiện một ngân hàng phá sản nó có thể gây nên sự tác động mạnh mẽ đến toàn hệ thống. Nguyên nhân của sự việc này có thể kể đến như sau:

  • Vì hiệu ứng gợn sóng làm cho những khách hàng thuộc những ngân hàng khác hoang mang và lo lắng và ồ ạt đi rút tiền.
  • Vì ngân hàng đó đang trong tình trạng rút tiền hàng loạt vay nợ cùng với huy động vốn từ những tổ chức tài chính và ngân hàng khác, chính vì thế khi việc rút tiền hàng loạt diễn ra đã làm cho ngân hàng đó đứng trước nguy sụp đổ dẫn theo hệ lụy khiến cho tài sản của những tổ chức, ngân hàng khác cũng bị tác động theo.

Do đó, khi những ngân hàng thương mại có quy mô lớn xảy ra việc rút tiền hàng loạt, nếu không đưa ra những giải pháp ngăn chặn kịp thời thì sự kiện này có khả năng để lại hậu quả nặng nề đến hệ thống ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.

Cách giải quyết

Thông qua những sự kiện rút tiền hàng loạt đã xảy ra trong lịch sử, hiện nay hệ thống ngân hàng đã chú trọng và đề ra các phương án giải quyết cùng với khuôn khổ quản lý rủi ro phòng ngừa cho những sự kiện như vậy xảy ra.

Chẳng hạn như ngân hàng dự trữ có thể thay đổi mức dự trữ tối thiểu thích hợp để duy trì tính thanh khoản hoặc tiến hành hiệp ước Basel, hỗ trợ những ngân hàng thương mại giảm thiểu và kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh.

Thế nhưng trong tình huống rút tiền hàng loạt vẫn diễn ra, sẽ có một số phương án được áp dụng để kiểm soát và giải quyết khủng hoảng như dưới đây:

  • Tạm đóng cửa: Trong trường hợp này, ngân hàng có thể lựa chọn đóng cửa hoặc tiến hành những phương án hạn chế giao dịch rút tiền trong một khoảng thời gian nhất định để làm yên lòng khách hàng, đồng thời tìm cách để xử lý (nếu có những hậu quả xảy ra).
  • Tăng cường khả năng thanh khoản: Dựa vào việc vay vốn của những ngân hàng khác hoặc vay vốn ngân hàng dự trữ, ngân hàng đang phải gánh chịu rủi ro của sự kiện rút tiền hàng loạt để có thể tăng cường khả năng thanh khoản đúng lúc cho hệ thống.
  • Những phương án về bảo hiểm: Để có thể bảo vệ tốt nhất cho khách hàng, ngân hàng có thể sử dụng phương án mua bảo hiểm tiền gửi ngay từ đầu, rồi từ đó thông qua bảo hiểm để giúp khách hàng yên tâm hơn và thuyết phục họ không yêu cầu rút tiền.
  • Ngân hàng trung ương vào cuộc: Trong tình huống xấu nhất đó chính là ngân hàng đó sụp đổ, lúc này ngân hàng trung ương có thể tiến hành can thiệp và thu mua lại ngân hàng này. Việc này sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng được đảm bảo an toàn và khách hàng cũng được bảo vệ quyền lợi.

Những lần bank run diễn ra trong lịch sử thị trường

Trong quá khứ, sự kiện rút tiền hàng loại này thường kèm theo những cuộc Đại khủng hoảng. Vào năm 1929 đánh dấu sự kiện thị trường chứng khoán rơi vào khủng hoảng và sụp đổ, những khách hàng gửi tiền tại Mỹ rơi vào trạng thái hoang mang lo sợ và đồng loạt rút tiền gửi của mình. Lúc này sự việc yêu cầu rút tiền hàng loạt đã diễn ra liên tục tại rất nhiều ngân hàng trong giai đoạn đầu những năm 1930, việc này đã gây nên hiệu ứng domino tác động tới nền kinh tế.

Những sự kiện nổi bật gần đây đó chính là những vụ rút tiền hàng loạt gồm có những vụ rút tiền tại ngân hàng Tương hỗ Washington, Ngân hàng Silicon Valley và Ngân hàng Wachovia.

Thị trường tài chính truyền thống

Ngân hàng Silicon Valley

Vào tháng 3 năm 2023, một trong những ngân hàng có quy mô lớn thứ 16 tại Mỹ và lớn nhất tại Silicon Valley đó là Ngân hàng Thung lũng Silicon chính thức tuyên bố sụp đổ.

Cổ phiếu của Silicon Valley Bank
Cổ phiếu của Silicon Valley Bank

Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ này đó chính là một lượng khách hàng lớn đã đồng thời rút tiền vì lo sợ đến tình hình tài chính của ngân hàng này. Nhìn chung, Ngân hàng Silicon Valley hoạt động thông qua hình thức nhận tiền gửi khách hàng và dùng số tiền đó để đầu tư cho những cổ phiếu an toàn, trong đó có cả trái phiếu. Khi Federal Reserve System – Fed (FED) tiến hành nâng cao mức lãi suất, những trái phiếu cùng cổ phiếu mà Silicon Valley Bank đầu tư đã rơi vào tình thế rớt giá.

Trong giai đoạn đó, venture capital (VC) cùng công nghệ đều có dấu hiệu hãm lại, thậm chí nó còn có dấu hiệu sụt giảm nghiêm trọng làm cho dòng tiền gửi không nhanh chóng và khách hàng đồng loạt rút tiền.

Bảng cân đối kế toán của Silicon Valley Bank
Bảng cân đối kế toán của Silicon Valley Bank

SVB Financial Group – Công ty chủ quản của ngân hàng thung lũng Silicon buộc phải tiến hành bán lỗ trái phiếu cùng với cổ phiếu để có thể đảm bảo số liệu cân đối. Hệ quả của việc này đó chính là những tác động tiêu cực làm cho thị trường rơi vào khủng hoảng và sự kiện rút tiền hàng loạt diễn ra.

Washington Mutual (WaMu)

Vào năm 2008, khi rơi vào tình trạng phá sản, Washington Mutual được ước tính với tổng tài sản rơi vào khoảng 310 tỷ đô, đây được xem là sự sụp đổ ngân hàng lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ. Nguyên nhân dẫn đến sự việc này là do nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như những khoản vay thế chấp không được trả và thị trường nhà ở không có sự khởi sắc. Washington Mutual cũng gặp phải vấn đề và trở ngại khi mà hàng loạt khách hàng đã yêu cầu rút 16,7 tỷ đô la chỉ trong thời gian 2 tuần.

Cuối cùng, JPMorgan Chase đã đứng ra để mua lại ngân hàng này với mức giá là 1,9 tỷ đô.

Washington Mutual sụp đổ khi bank run xảy ra
Washington Mutual sụp đổ khi bank run xảy ra

Wachovia Bank

Sau khi Wachovia Bank báo kết kết quả thu nhập âm thì chỉ sau 2 tuần, khách hàng đã rút hơn 15 tỷ đô dẫn đến hậu quả là ngân hàng này bị đóng cửa. Cuối cùng Wells Fargo đã đứng ra mua lại tài sản của Wachovia Bank với mức giá laf15 tỷ đô.

Hầu hết những yêu cầu rút tiền tại ngân hàng Wachovia đều hướng vào những tài khoản thương mại và thường những tài khoản này đều có số dư vượt quá giới hạn cho phép được bảo hiểm của Federal Deposit Insurance Corporation – FDIC, làm cho số dư của những tài khoản này giảm xuống đạt đến mức giới hạn cho phép được bảo hiểm của FDIC.

Northern Rock

Năm 2007, sự kiện Northern Rock đã xảy ra khi mà ngân hàng này gặp những trở ngại trong vấn đề kêu gọi nguồn vốn bằng cách thông qua thị trường tài chính thế giới. Việc này đã làm cho ngân hàng không thể nào kịp thời giải quyết mong muốn cho vay của khách hàng đồng thời phải cần đến sự trợ giúp từ Bank of England. Sau khi những thông tin này bị phát tán, khách hàng tại ngân hàng này bắt đầu ồ ạt đến rút tiền, việc này dẫn đến diễn ra một cuộc bank run gây chấn động tại Anh trong thời điểm đó.

Northern Rock rơi vào tình trạng rút tiền hàng loạt
Northern Rock rơi vào tình trạng rút tiền hàng loạt

Sự kiện rút tiền hàng loạt này đã tạo nên một sự chấn động mạnh mẽ trong thị trường tài chính quốc tế, từ đó gợi lên một sự bất an và quan ngại về tình trạng tài chính thế giới, nhất là sự tác động từ cuộc khủng hoảng tín dụng tại Hoa Kỳ. Northern Rock cũng được xem là sự kiện quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra vào năm 2007-2008, thời điểm những ngân hàng lớn tại England và Hoa Kỳ cũng phải gánh chịu sự tác động mạnh mẽ từ khó khăn tài chính và đứng trước rủi ro phá sản.

Đại suy thoái

Vào năm 1929, thời điểm sự kiện Đại Suy Thoái xảy ra thị trường chứng khoán đứng trên bờ vực sụp đổ, người dân Mỹ rơi vào trạng thái hoảng sợ lo lắng, họ bắt đầu nghi ngờ và mất niềm tin vào ngân hàng, vì vậy họ muốn chuyển sang dự trữ tiền mặt. Các thông tin liên quan đến việc không thể rút tiền bắt đầu rò rỉ và lan truyền nhanh chóng tạo nên sự rủi ro nguy cơ rút tiền hàng loạt.

Thị trường crypto

Sự kiện AAVE

Đối với thị trường tiền điện tử, cũng có những sự kiện tương tự như rút tiền hàng loạt đã từng xảy ra.

Trong thị trường tài chính truyền thống có đa dạng những công cụ cùng với những quy định có sự gắn kết vững chắc giữa những tổ chức với nhau để đảm bảo được tính an toàn cũng như hạn chế giảm thiểu tốt nhất những rủi ro, hậu quả. Thế nhưng tại tài chính phi tập trung (DeFi) lại không có những đặc điểm này.

Chính vì vậy, nếu những sự kiện tương tự như rút tiền hàng loạt xảy ra, những giao thức sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn.

Khoảng thời gian cuối tháng 10 năm 2021, AAVE một nền tảng cho vay hàng đầu tại thị trường tài chính phi tập trung đã phải đối mặt với một sự kiện giống với rút tiền hàng loạt.

Trong sự kiện này, đã xuất hiện một địa chỉ có liên kết với Justin Sun, người đã tạo nên Tron Foundation đã bất ngờ rút khoảng 4.2 tỷ USD tài sản (giá trị này được ước tính trong thời điểm rút), khối lượng tài sản này xấp xỉ bằng 18% tổng Total Value Locked (TVL) của nền tảng AAVE tại thời điểm đó.

Sự kiện rút tiền gây khủng hoảng tại AAVE
Sự kiện rút tiền gây khủng hoảng tại AAVE

Điểm khác biệt giữa AAVE cùng với ngân hàng thương mại đó chính là thiết kế của AAVE sẽ không cho phép vay mượn từ những bên khác để lấp vào thanh khoản. Nếu như khoản tiền chênh lệch giữa pool cho vay và pool vay cao hơn số tiền mà người dùng muốn rút thì người dùng mới được phép rút tiền.

Chính vì thế, sự kiện này chỉ có một vài đặc điểm tương tự như rút tiền hàng loạt và không hoàn toàn như nhau. Với cài đặt này của AAVE nó cũng cho phép giao thức phòng ngừa được một số rủi ro về rút tiền hàng loạt còn hiện diện tại thị trường tài chính truyền thống.

Thế nhưng tại thời điểm đó, khi chịu sự tác động của vấn đề không đủ thanh khoản tại một vài pool, nổi bật như USDT, người dùng muốn vay mượn từ AAVE sẽ phải chấp nhận mức lãi suất cực cao đến 60%-80% APY kéo dài nhiều giờ.

Trong số những sự kiện tác động làm cho thị trường tiền điện tử sụt giảm mạnh mẽ thường sẽ bao gồm nguy cơ thanh lý tài sản lớn, việc này sẽ tạo nên một mối nguy hiểm cho giao thức cùng với người dùng đi vay.

Sàn giao dịch FTX

Tại thị trường tiền điện tử, hiện tượng rút tiền hàng loạt được đánh giá là ác liệt hơn so với thị trường truyền thống vì thường rất ít nhận được sự trợ giúp từ phía chính phủ hoặc phía hành lang pháp lý để đảm bảo được sự an toàn cho nhà đầu tư. Mộ trường hợp điển hình gần nhất về sự kiện bank run tại thị trường tiền điện tử đó là sàn giao dịch FTX.

Đối với những ngân hàng thương mại truyền thống thì những tổ chức này sẽ được phép áp dụng cơ chế dự trữ một phần, do đó, khi khách hàng gửi tiền tại đây thì phía ngân hàng sẽ được phép dùng số tiền gửi này với những mục đích kinh doanh khác nhau, chẳng hạn như cho vay. Đối với những sàn giao dịch tiền điện tử thì nó sẽ không có cơ chế hoạt động như vậy. Số tiền gửi của người dùng được gửi tại sàn giao dịch thì sẽ là tiền của người dùng, những sàn này buộc phải giữ trữ nguyên số tiền đó và không được quyền sử dụng vào bất kỳ mục đích gì.

Quá trình sụp đổ của nền tảng FTX
Quá trình sụp đổ của nền tảng FTX

Thế nhưng, sàn giao dịch FTX đã vi phạm quy định này khi mà sàn đã sử dụng số tiền của người dùng cho những mục đích riêng của tổ chức. Hậu quả là tất cả số tiền gửi mà người dùng gửi tại đây đều bốc hơi hoàn toàn. Chính vì vậy, khi mà những tin tức gây nhiễu liên quan đến tình hình tài chính của FTX xuất hiện trên thị trường, những nhà đầu tư đã đổ xô rút tiền , tuy nhiên lúc này tại sàn giao dịch không còn bất kỳ một đồng tiền nào để rút. Với vấn đề này đã làm cho FTX sụp đổ nhanh chóng cùng với đó là kéo theo những hệ lụy tác động tiêu cực đến nhiều tổ chức tài chính khác có mối quan hệ đến sàn FTX.

Thông thường khi hiện tượng rút tiền hàng loạt diễn ra, khách hàng sẽ không thể nào phản ứng kịp thời. Tại một sàn giao dịch Crypto, sự hoang mang có tốc độ lan truyền cực kỳ nhanh chóng, nhất là khi mã thông báo gốc của những sàn giao dịch này đang bắt đầu sụt giảm giá trị mạnh mẽ. Hiện tượng này có thể dẫn đến snowball effect, nó sẽ làm cho nền tảng đó bỗng nhiên vô giá chỉ sau vài giờ đồng hồ hoặc sau vài ngày. Còn nếu như sàn giao dịch đó phá sản hoặc mã thông báo tài sản không còn giá trị thì người dùng có khả năng đã mất tất cả số tiền của mình.

Đơn phá sản của nền tảng FTX
Đơn phá sản của nền tảng FTX

Điểm khác biệt điển hình nhất của ngân hàng thương mại và sàn giao dịch tiền điện tử khi hiện tượng bank run xảy ra đó chính nhà những quy định của nhà nước. Những quy định này sẽ đảm bảo an toàn cho người dùng, ngăn ngừa nguy cơ phá sản của ngân hàng, tuy nhiên những tại sàn giao dịch Crypto thường không có những quy định tương tự như vậy.

Kinh nghiệm rút ra cho những crypto builder về hiện tượng bank run

Từ những kiến thức tại thị trường tài chính truyền thống cùng với những bài học rút ra từ hiện tượng bank run của AAVE đã nhắc đến, những crypto builder có thể nghiên cứu xây dựng những công cụ bảo vệ bản thân cũng như những người dùng, chẳng hạn như bảo hiểm- một khía cạnh chưa được khai thác nhiều và chưa nổi bật tại thị trường tài chính phi tập trung hiện tại.

Những mã thông báo có bảo hiểm trong nền tảng
Những mã thông báo có bảo hiểm trong nền tảng

Những công cụ, sản phẩm bảo hiểm về rút tiền hàng loạt có thể được xây dựng thông qua mô hình bao quát như dưới đây:

  • Người dùng sẽ phải trả một mức phí tương ứng cho bên nhà cung cấp bảo hiểm.
  • Trong tình huống hiện tượng rút tiền hàng loạt xảy ra hoặc khi mà xuất hiện mức lãi vay tăng giá cao một cách đột ngột (tương tự như AAVE được nhắc đến trên), lúc này người dùng sẽ được bồi thường một khoản tương ứng hoặc cao hơn so với mức thiệt hại mà người dùng phải gánh chịu.

Ngoài bảo hiểm, thị trường cho vay có thể nghiên cứu những phương án giải quyết hỗ trợ người dùng có thể giải phóng thanh khoản của mình nếu như người dùng không thể rút tiền (vì không đủ thanh khoản).

Cụ thể, AAVE đã có những phương án giải quyết giống như aToken (mã thông báo người dùng nhận khi mà gửi tiền gửi), thế nhưng thanh khoản của aToken vẫn đang ở mức thấp.

Nếu như bạn gửi tiền và không thể rút những tài sản như LINK, BTC, ETH,… vì không đủ thanh khoản, tuy nhiên bạn đang có nhu cầu rút tài sản để bán vì thị trường đang có xu hướng giảm. Lúc này giao thức có thể liên kết với những nền tảng phái sinh phi tập trung khác để tạo dựng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Một số phương án giải quyết và phòng tránh bank run xảy ra

Tại thị trường tài chính truyền thống

Để ứng phó với tình trạng không ổn định của rút tiền hàng loạt, bên phía chính phủ đã tiến hành một vài bước để hạn chế rủi ro rút tiền tại những ngân hàng về sau. Những việc nổi bật nhất có lẽ đó là xây dựng những quy định dự trữ bắt buộc tại những ngân hàng phải thực hiện và duy trì theo một mức tỷ lệ giới hạn nhất định so với tổng số tiền gửi đang được lưu trữ dưới hình thức tiền mặt. Quy định này tính từ thời điểm đó đã được Federal Reserve System cắt giảm xuống mức 0, lý do là vì đã có những công cụ chính sách liên quan khác được phát triển.

Bên cạnh đó, vào năm 1933 trong nhiệm kỳ của tổng thống Franklin D. Roosevelt, phía Quốc hội Hoa Kỳ đã xây dựng Federal Deposit Insurance Corporation – FDIC để bảo hiểm cho những khoản tiền gửi ngân hàng với mục đích xử lý với những vụ sụp đổ ngân hàng từ các năm về trước. Tổ chức này có nhiệm vụ chính là tập trung giữa sự ổn định và củng cố sự tin tưởng của người dân đối với hệ thống tài chính của Mỹ.

Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC)
Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC)

Thực tế, tổ chức FDIC đã mang đến bảo hiểm với trị giá 250,000 đô la cho mỗi khách hàng gửi tiền, tuy nhiên điều quan trọng đó là bảo hiểm dành cho mỗi tổ chức chứ không phải dành cho tài khoản. Có thể hiểu rằng nếu như một ngân hàng sụp đổ, tổng số tiền mà bạn đã gửi tại ngân hàng này sẽ được hưởng bảo hiểm lên đến 250,000 đô la.

Đối với một vài tình huống, những ngân hàng cũng nên có những cách giải quyết xử lý chủ động hơn khi đứng trước rủi ro bank run. Chẳng hạn như: Ngân hàng có thể tạm thời dừng hoạt động để hạn chế khách hàng ồ ạt rút tiền trong cùng một lúc. Vào năm 1933, Franklin D. Roosevelt đã tiến hành phương án rằng ông đã thông báo ngày nghỉ của ngân hàng, sau đó ông đã nhờ sự trợ giúp từ thanh tra với mục đích đảm bảo được tính thanh khoản của những ngân hàng để có thể duy trì được hoạt động.

Đối với thị trường tiền điện tử

Hiện nay, trên thị trường tiện điện tử vẫn chưa xuất hiện nhiều sự kiện bank run. Thế nhưng, vì bản chất không có sự ổn định cùng với không có những quy định, chế tài có thể bảo đảm sự an toàn cho những nhà đầu tư, chính vì thế so với thị trường truyền thống thì thị trường tiền điện tử có khả năng xảy ra bank run cao hơn. Vậy những nhà đầu tư trong thị trường Crypto phải làm gì để bảo vệ bản thân nếu như sự kiện bank run diễn ra?

  • Thường xuyên chuyển tiền được lưu trữ tại sàn giao dịch qua ví cá nhân: Một trong những bước then chốt giúp bạn có thể bảo vệ tài sản của mình tránh khỏi rủi ro bank run tại những sàn giao dịch đó chính là hạn chế lưu giữ một lượng tài sản lớn trong ví tại sàn. Bạn có thể chuyển lưu trữ tài sản qua ví cá nhân của mình. Nếu như bank run diễn ra thì số tiền của bạn ở ví trên sàn thì sẽ bị khóa với tốc độ nhanh chóng trước khi bạn định thần lại.
  • Lựa chọn những sàn giao dịch đáng tin cậy, đảm bảo tính thanh khoản cao: Thực tế, đặc tính của tiền mã hóa sẽ làm cho những sàn giao dịch giảm tính thanh khoản, từ đó dẫn đến việc dễ phát sinh rủi ro trong thời điểm khủng hoảng. Chính vì thế hãy ưu tiên lựa chọn những nền tảng giao dịch có quy mô lớn, được đánh giá uy tín đáng tin cậy và có volume cùng tính thanh khoản cao.
  • Sử dụng nhiều nền tảng giao dịch: Không nên sử dụng duy nhất 1 nền tảng, thay vào đó hãy sử dụng đa dạng các nền tảng giao dịch cùng một lúc để có thể phân bổ tài sản, việc này sẽ giúp bạn hạn chế được những rủi ro tác động khi sự kiện bank run diễn ra trong một nền tảng giao dịch.
  • Tham gia những nền tảng giao dịch được kiểm toán: Một điều bạn cần ghi nhớ đó là hãy cố gắng lựa chọn những nền tảng giao dịch đã được kiểm toán từ một tổ chức kiểm toán chất lượng. Như vậy bạn mới có thể dễ dàng nắm bắt được những thông tin của nền tảng đó cũng như đảm bảo những thông tin mà nền tảng này công khai là chính xác. Những nền tảng giao dịch có quy mô lớn đã được kiểm toán uy tín có thể kể đến như OKX, Binance, Coinbase.
  • Thường xuyên cập nhật thông tin trên thị trường: Như đã nói lĩnh vực Crypto không ổn định, có nhiều biến động và thay đổi bất chợt. Chính vì thế, bạn cần phải liên tục cập nhật thông tin, dữ liệu có liên quan đến thị trường Crypto cùng với nền tảng giao dịch bạn đang tham gia để kịp thời phòng ngừa những rủi ro hoặc diễn biến bất ngờ xảy ra.

Bank run là một hiện tượng có những tác động lớn đến nền kinh tế, nó có thể tạo nên sự khủng hoảng tài chính một cách bất ngờ. Dù cho hiện nay tại hệ thống tài chính của những quốc gia không có những quy định cụ thể về cơ chế dự trữ đối với những nền tảng giao dịch Crypto, tuy nhiên việc nắm bắt rõ về bank run là điều cần thiết để bạn có thể tìm được những phương án bảo vệ tài sản của bản thân một cách tốt nhất. Như vậy, Crypto568.com đã mang đến thông tin liên quan đến bank run là gì cho bạn, hãy nghiên cứu kỹ những thông tin này trước khi đưa ra quyết định đầu tư nhé.

Xem thêm:

Những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng thiên nga đen?

Chi tiết quá trình sự việc dẫn đến hệ thống Bitkingdom phá sản

Rate this post

Tôi là Phùng Cảnh Lang, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong thị trường Crypto, tôi hy vọng những bài viết của mình thật sự hữu ích với bạn. Là một người từng trải, tôi rất mong khi ai đó gia nhập vào thị trường Crypto hãy nên trang bị đầy đủ kiến thức, vì đây là đầu tư không phải một canh bạc may rủi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *